Kẹo cu đơ là gì? Cái tên kẹo cu đơ bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì?
Kẹo cu đơ là gì? Cái tên kẹo cu đơ bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì?
Nhắc tới đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh không thể không nói đến kẹo cu đơ. Với hương thơm đậm đà, vị beo béo giòn rụm nơi đầu lưỡi, kết hợp với một chén chè xanh khiến hương vị của kẹo càng ngon hơn, làm bao thực khách say mê và ưa thích. Vậy kẹo cu đơ là gì? Vì sao lại gọi là kẹo cu đơ? Kẹo cu đơ làm có khó không? Cùng tìm hiểu các thông tin về kẹo cu đơ qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Kẹo cu đơ là một loại kẹo có hình tròn, bên ngoài là lớp bánh tráng sần sùi dẻo và dai, ở giữa là phần nhân đậm đà, thơm lừng mùi gừng tươi, mật mía và đậu phộng (lạc) rang. Đây là một món ăn thơm ngon được nhiều người ưa thích và là đặc sản của Hà Tĩnh.
Ngày trước kẹo cu đơ là một loại kéo được chế biến khá đơn giản, tuy nhiên hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực khách, kẹo cu đơ được chế biến bắt mắt và tỉ mỉ hơn rất nhiều. Nhân kẹo phải làm từ loại lạc hạt đều, được chọn kỹ lưỡng, loại bỏ hạt mốc, hạt lép, chọn loại vỏ mỏng. Mật mía phải là loại mật mía ngon, thơm, sánh, có màu vàng như mật ong. Bên ngoài, lớp bánh tráng có độ dày vừa phải, dai dai, sần sùi, có màu trắng ngả vàng và thêm chút gừng tươi rắc lên mới đúng vị.
Thưởng thức kẹo cu đơ ngon nhất phải uống cùng với nước chè xanh. Chiếc bánh cầm trên tay phải nặng tay, chắc, vỏ bánh mềm dẻo quyện cùng mùi thơm của gừng và lạc rang sẽ khiến bạn không thể nào quên.
Các cơ sở sản xuất kẹo cu đơ hiện nay ngoài đựng trong túi bóng trong còn đóng gói trong hộp giúp mọi người có thể mua về làm quà thuận tiện hơn. Nhiều bạn thắc mắc bánh cu đơ bao nhiêu tiền, có đắt không? Tùy theo cơ sở sản xuất và nơi mua mà giá kẹo cu đơ Hà Tĩnh sẽ khoảng 50.000 đến 60.000 đồng/450g.
Ngoài câu hỏi kẹo cu đơ là gì thì nhiều người lo lắng không biết kẹo cu đơ có béo hay không? Trên thực tế, kẹo cu đơ có lượng đường và chất béo khá lớn, trung bình có khoảng 500 calo trong 100g kẹo cu đơ.
Trung bình, một người sẽ nạp vào cơ thể 2000 calo mỗi ngày, mỗi bữa ăn trung bình 667 calo. Hàm lượng calo trong kẹo cu đơ khá cao, có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng nếu ăn quá nhiều. Do đó, bạn chỉ nên ăn cu đơ với liều lượng vừa phải và ăn ở mức độ thưởng thức chứ không nên ăn thường xuyên hay quá nhiều.
Truyện kể rằng trong một làng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình nọ nhà rất nghèo và có hai cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Họ làm quần quật cả ngày mà vẫn đói nghèo, cơm không đủ no, quần áo không đủ mặc thì làm sao có tiền cho hai con cưới vợ.
Thế mà vào một ngày, cậu con trai cả thưa rằng muốn cưới vợ. Lúc này, hai ông bà lo lắng không có tiền để cưới vợ, chuẩn bị đồ sính lễ và không thể thết đãi bà con xung quanh vì không có gạo nếp, không có heo, không có rượu. Suy nghĩ mãi, người cha đành đánh liệu cho lạc rang chín đổ vào mật mía đun sôi. Khi đem là mời mọi người, ai cũng tấm tắc khen ngon. Vì được nhiều người ủng hộ, kẹo lạc mật mía được ông đem bán ở những làng xung quanh, sau đó lan rộng khắp huyện Hương Sơn.
Vào thời gian đầu, loại kẹo này có tên là kẹo lạc, thế nhưng nhiều người cảm thấy như vậy là bất công cho người làm ra món ăn này, nên thường gọi bằng tên của ông là kẹo “cu Hai” (cu là từ cha mẹ thường dùng để gọi con trai trong gia đình, giống như tí tèo; còn Hai là chỉ người con thứ hai trong gia đình).
Sau này, khi thực dân Pháp xâm lược, phong trào Tây hóa nở rộ, nhiều người biến tấu tên kẹo “cu Hai” thành cái tên “Cu đơ” (Hai có nghĩa là “Deux” – đọc là “đơ” trong tiếng Pháp) để cho “trí thức”. Bởi từ mọi người không biết nên đổi từ cu thành gì cho Tây, nên cuối cùng kết hợp hai tiếng Việt và Pháp, gọi là kẹo cu đơ (cu deux).
Ngoài ra, nhiều người còn có cách giải thích khác về tên gọi của kẹo cu đơ là gì. Vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, nhiều người lính Pháp khi mua kẹo “cu Hai” cảm thấy rất ngon, từ đó mới tìm kiếm, săn lùng để thưởng thức loại kẹo này. Để tiện gọi, lính Pháp đã biến tấu gọi từ “Hai” thành “Duex” (đọc là “đơ”) cho dễ gọi và phổ thông. Vì từ “cu” không biết chuyển sang tiếng Pháp thế nào, nên người ta gọi luôn là “kẹo cu đơ”.
Ngoài tên gọi kẹo cu đơ, mỗi khi ăn kẹo cu đơ kết hợp uống nước chè xanh, người ta hay kể cho nhau nghe giai thoại vui về loại kẹo này.
Thời trước, ở vùng đất Hà Tĩnh có các bậc cao niên có thói quen tao nhã, đêm đêm thường ngồi bên ấm chè xanh và vài miếng cu đơ, thưởng nguyệt làm thơ. Ngày trước, kẹo cu đơ chỉ có lạc kết hợp với mật mía, khi nguội nó cứng ngắc như đá, mà ngồi với nhau toàn các cụ, răng yếu lung lay. Vì vậy, sau một đêm ngắm trăng, các cụ “răng còn răng mất, răng lung lay”. Cũng vì vậy mà các ông bà thường kể cho con, cháu nghe về giai thoại vui này để so sánh với vị, độ ngon của bánh cu đơ hiện tại.
Hiện nay, kẹo cu đơ không bị cứng, gẩm, giòn thơm vì được bánh đa làm từ loại gạo thơm ngon. Sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu dễ kiếm như đậu phộng, mật mía, nước gừng, bánh đa, chanh… Tuy nhiên, cần có bí quyết để kẹo giòn thơm, có vị béo của đậu phộng, bánh đa, vừng, có vị giòn của bánh đa, vị ngọt mát của mật mía, vị chua nhẹ của chanh và vị cay ấm của gừng…
Người ta thường uống kèm với nước chè xanh khi ăn kẹo cu đơ, phải là chè xanh nấu từ lá chè còn tươi, uống vào những ngày tiết trời se lạnh đặc biệt hợp vị, vị cay nóng của gừng hòa quyện vị ngọt, chua nhẹ lan tỏa nơi đầu lưỡi khiến cho những người từng thưởng thức không thể nào quên.
Bạn có thể tham khảo một số nơi làm bánh cu đơ nổi tiếng ở Hà Tĩnh như: Cu đơ Thư viện Cầu Phủ, cu đơ Phong Nga, cu đơ Ông Lung, cu đơ Bà Hường, cu đơ Thành Đạt…
Khi đã hiểu kẹo cu đơ là gì và tên gọi của loại kẹo này, liệu bạn có đang tò mò loại kẹo này làm thế nào hay không? Bánh cu đơ làm từ các nguyên liệu dễ kiếm nên khá dễ làm.
Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: Đậu phộng 300gr, mật mía 150ml, mạch nha 100gr, bánh đa nướng hoặc bánh tráng nướng, vừng trắng (hoặc đen), gừng 1 bánh, dụng cụ làm bếp như nồi, chảo, thìa…
Bạn nên sử dụng mật mía và mạch nha kết hợp để nấu kẹo cu đơ, hương vị sẽ ngon hơn cả. Bột gạo dùng để bánh đa cần là loại gạo ngon, bánh đa không được quá dày hay quá mỏng. Lạc rang phải chọn loại mẩy, tròn đều, rang cả củ để thật giòn, thêm chút vừng (mè) lên trên là cực kỳ ngon.
Đặc biệt, bạn cần chọn mật mía sánh, nguyên chất, không pha thêm đường. Khi nấu cho thêm chút mạch nha (làm từ mầm hạt thóc) thì kẹo sẽ vừa thơm vừa giòn, không bị nhiều chỗ hở so với nấu bằng đường.
Cách làm kẹo cu đơ như sau:
Bước 1: Lạc đem rang cho vàng, bạn có thể bỏ lớp vỏ đi hoặc giữ lại tùy ý.
Bước 2: Đem gừng rửa sạch, cạo vỏ sạch, sau đó đem thái chỉ.
Bước 3: Cho vào nồi đường và mạch nha theo định lượng kể trên, đun lửa vừa tớ khi sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và đem khuấy đều. Sau khi mật mía sánh lại vừa phải, bạn độ gừng thái nhỏ và lạc rang vào nồi, đảo đều rồi tắt bếp.
Bước 4: Nhanh tay đổ hỗn hợp vừa rồi lên miếng bánh đa, đổ cho đều tay và có thể tùy ý úp thêm miếng bánh đa lên phía trên, rắc thêm chút vừng để bánh thơm hơn. Cuối cùng, khi bánh đã khô lại, bạn bảo quản trong túi nilon hoặc lọ kín để tránh kẹo bị mềm, ỉu.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kẹo cu đơ là gì và những thông tin về loại kẹo thú vị này. Kẹo cu đơ là món ăn đặc sản của người Hà Tĩnh, với vẻ ngoài vàng óng của mật mía và lạc rang, màu trắng ngà của bánh đa, có vị beo béo, cay nhẹ và thơm mùi gừng, mật mía. Nếu có dịp, bạn có thể đến Hà Tĩnh để thưởng thức đặc sản kẹo cu đơ, chắc chắn bạn sẽ thích mê hương vị của món ăn vặt này.
Tiramisu là một loại bánh thơm ngon được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Vậy tiramisu là bánh gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu thông tin về bánh tiramisu nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023