close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu kế toán thuế thu nhập cá nhân trong doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế toán thuế thu nhập cá nhân là một nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp họ phải thực hiện nhiệm vụ tính toán như thế nào? Cách tính loại thuế đó ra sao? Mời bạn đọc cùng đọc bài viết dưới đây của vieclam123.vn để biết đc các thông tin về kế toán thuế thu nhập cá nhân nhé!

1. Tìm hiểu về kế toán thuế thu nhập cá nhân

1.1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) được hiểu là khoản thu nhập của các cá nhân (tiền công, tiền lương, các nguồn thu nhập khác,...) được nộp vào Nhà nước sau khi đã được tính các khoản giảm trừ.

Là khoản thu nhập mà các cá nhân phải đóng
Là khoản thu nhập mà các cá nhân phải đóng

1.2. Vai trò của Thuế TNCN là gì?

Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò làm tăng doanh thu ngân sách Nhà nước. Đây là công cụ hiệu quả để nhà nước huy động một phần của cải trong xã hội để tạo nguồn thu cho ngân sách.

Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân giúp giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Góp phần duy trì, đảm bảo sự công bằng trên. Bởi vì khác với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân sẽ chỉ đánh vào những người có thu nhập ở mức khá trở lên. Điều này sẽ thu hẹp lại khoảng cách của các cá nhân.

Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân còn giúp Nhà nước kiểm soát được nguồn thu nhập, nhất là các nguồn thu bất hợp pháp: trốn thuế, hối lộ, buôn bán hàng cấm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nhà nước,...

Thuế thu nhập cá nhân sẽ giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
Thuế thu nhập cá nhân sẽ giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội

1.3. Kế toán thuế thu nhập cá nhân trong doanh nghiệp là gì?

Kế toán thuế TNCN là công việc liên quan đến các hoạt động phân tích, tính toán, báo cáo,...thuế TNCN của doanh nghiệp. Nó được tính qua tiền công, tiền lương của mỗi cá nhân cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm kế toán thuế mới nhất và những ưu điểm vượt trội

2. Kế toán thuế thu nhập cá nhân trong doanh nghiệp

2.1. Các Đối tượng cần nộp Thuế TNCN

Tại Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã quy định rõ về những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

2.1.1. Các cá nhân cư trú

Cá nhân cư trú tại Việt Nam phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi sinh sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể như sau: 

- Thuế TNCN sẽ áp dụng với những người ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính theo năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tin có mặt tại Việt Nam.

- Công dân có nơi ở đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam.

Cá nhân cư trú tại Việt Nam phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân cư trú tại Việt Nam phải chịu thuế thu nhập cá nhân

2.1.2. Các cá nhân không cư trú

Là cá nhân có thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam và không đáp ứng các điều kiện được nêu ở mục cá nhân cư trú.

2.2. Hạch toán Thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân (tài khoản 335) phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Hạch toán Thuế TNCN sẽ bao gồm các trường hợp như sau: 

- Khi kế toán thuế thu nhập cá nhân được tính và khấu trừ vào lương của người lao động.

Nợ TK 334: trả cho người lao động.

Có TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ.

- Đối với doanh nghiệp trả lương net.

Doanh nghiệp sẽ nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Thuế này sẽ được trừ vào tiền lương của người lao động.

Có TK 3335: Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thay.

- Khi được trả lợi nhuận, cổ tức cho người sở hữu.

Nợ TK 338.

Có TK 111, 112: Số tiền trả lợi nhuận, cổ tức cho chủ sở hữu.

Có TK 335 nếu khấu trừ tại thuế thu nhập cá nhân của chủ sở hữu.

- Khi tiền thuế thu nhập cá nhân được nộp vào ngân sách nhà nước.

Nợ TK 335 là thuế thu nhập cá nhân.

TK 111, 112 là số tiền đã nộp.

Cung cấp thông tin thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho ngân sách Nhà nước
Cung cấp thông tin thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho ngân sách Nhà nước

2.3. Thuế TNCN bắt đầu được tính lúc nào?

Thời điểm được tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm cá nhân nhận được tiền lương và bắt đầu phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trong khoản 2, Điều 8 của Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Thời điểm xác định người có thu nhập phải chịu thuế đối với thu nhập tiền lương, tiền công là lúc mà các tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo tháng hoặc mỗi khi có phát sinh

Kê khai Thuế TNCN theo từng tháng, quý

Tính Thuế TNCN theo năm

Tinh thuế thu nhập cá nhân: Theo biểu lũy tiến từng phần, toàn phần hoặc khấu trừ tại nguồn với mức 10%, 20%

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân dễ hiểu và chi tiết nhất

3. Cách kế toán thuế thu nhập cá nhân trong doanh nghiệp

3.1. Với cá nhân không cư trú

Thuế TNCN = Mức lương chịu thuế chịu thuế x 20%

3.2. Với cá nhân cư trú mà không có hợp đồng lao động

Các cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng mà thu nhập dưới 2 triệu đồng sẽ không cần chịu Thuế TNCN

Không cần chịu TTNCN khi cá nhân không có HĐLĐ
Không cần chịu TTNCN khi cá nhân không có HĐLĐ

3.3. Với các cá nhân cư trú mà không có hợp đồng lao động

Với các cá nhân cư trú mà không có hợp đồng lao động hay hợp đồng lao động dưới 3 tháng có thu nhập từng lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên sẽ phải chịu:

Thuế thu nhập cá nhân được tính bằng: Thu nhập chịu thuế x 10%

- Theo thông tư  92/2015/TT-BTC sẽ không khấu trừ Thuế TNCN trong các trường hợp sau:

+ Cam kết sau khi trừ các khoản chi phí giảm trừ chưa tới mức phải nộp thuế TNCN

+ Có Mã số thuế thu nhập cá nhân tại thời điểm làm cam kết

+ Chỉ có thu nhập ở một nơi làm việc

+ Kết thúc năm tính thuế các cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế vẫn cần phải tổng hợp danh sách và thu nhập vào mẫu 05-1BK-QTT-TNCN

- Ví dụ thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính như sau: 

+ Lương chính thức: 4.000.000 đồng

+ Phụ cấp ăn trưa: 500.000 đồng

+ Phụ cấp đi lại: 200.000 đồng

Thuế TNCN cần phải nộp là:

(4.000.000 + 500.000 + 200.000) x 10% = 470.000 đồng

Đối với những người không có hợp đồng lao động
Đối với những người không có hợp đồng lao động

3.4. Với các cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Thuế thu nhập cá nhân = [( Tổng thu nhập – các khoản miễn thuế) – các khoản giảm trừ gia cảnh] x Thuế suất

3.4.1. Các khoản được miễn Thuế TNCN trong doanh nghiệp

+ Tiền ăn ca, ăn trưa <= 730.000 đồng/người/tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức nấu ăn thì được miễn.

+ Phụ cấp xăng xe: sẽ được miễn thuế khi là tiền công tác phí, nế là tiền chi hàng tháng trên lương thì không được miễn thuế

+ Phụ cấp điện thoại: nếu mức phụ cấp này được ghi cụ thể trong quy chế tài chính của công ty sẽ được miễn thuế TNCN. Nếu khoản chi cao hơn mức này thì phần vượt sẽ tính vào thuế TNCN

+ Phụ cấp trang phục: Nếu Bằng hiện vật sẽ được miễn thuế còn bằng tiền thì mức tối đa phải đóng là 5 triệu đồng/người/năm

3.4.2. Khoản giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ cho bản thân: 9.000.000 đồng/tháng, Người phụ thuộc: 3.600.000 đồng/người/tháng, BHXH bắt buộc, Đóng góp từ thiện, nhân đạo

3.4.3. Tính thuế suất theo bậc

- Bậc 1 (Đến 5 triệu đồng) thuế suất là: 5%        

- Bậc 2 (Trên 5 triệu đến 10 triệu) thuế suất là 10%    

- Bậc 3 (Trên 10 triệu đến 18 triệu) thuế suất là 15%        

- Bậc 4 (Trên 18 triệu đến 32 triệu) thuế suất là 20%    

- Bậc 5 (Trên 32 triệu đến 52 triệu) thuế suất là 25%

-Bậc 6 (Trên 52 triệu đến 80 triệu) thuế suất là 30%        

- Bậc 7 (Trên 80 triệu)    thuế suất là 35%

4. Tại sao phải kế toán thuế thu nhập cá nhân?

Cần phải kế toán thu nhập cá nhân là bởi phải tính toán thu nhập cá nhân của mỗi người để đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Nếu không có cách tính và phương pháp tính rõ ràng thì các thông tin sẽ bị sai lệch.

Vậy nên việc cần kế toán thu thuế thu nhập cá nhân là vô cùng quan trọng để giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát, báo cáo trở nên chính xác hơn.

Đảm bảo được tính chính xác khi kế toán thuế thu nhập cá nhân
Đảm bảo được tính chính xác khi kế toán thuế thu nhập cá nhân

Trên đây là các thông tin về kế toán thuế thu nhập cá nhân. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết vieclam123 chia sẻ bạn sẽ hiểu được tại sao lại cần phải thực hiện kế toán Thuế TNCN và biết được cách tính Thuế TNCN phải nộp của bản thân mình.

Công việc của kế toán ngân hàng

Bạn đã biết về công việc của một kế toán ngân hàng chưa? Họ phải làm những nhiệm vụ gì? Có yêu cầu đặc biệt nào để trở thành kế toán ngân hàng không? Hãy đọc bài viết bên dưới để nắm được những thông tin về nghề kế toán ngân hàng nhé!

Mô tả công việc kế toán ngân hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.