close
cách
cách cách cách cách cách

Kế toán hóa đơn là gì? Mô tả công việc kế toán hoá đơn chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ở doanh nghiệp lớn, kế toán hoá đơn là vị trí không thể thiếu trong bộ phận kế toán. Kế toán hoá đơn là gì và công việc của kế toán hoá đơn cụ thể ra sao, theo chân vieclam123.vn để tìm hiểu rõ hơn về vị trí này nhé.

1. Kế toán hoá đơn là gì? Tìm hiểu thông tin cơ bản nhất

Kế toán hoá đơn là người chịu trách nhiệm thực hiện công tác lập hoá đơn bao gồm hóa đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ tại các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Từ những hóa đơn này, kế toán hoá đơn sẽ tiếp tục tổng hợp và lập bảng chi tiết với các thông tin về nguồn thu, chi theo từng ngày, từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Kế toán hoá đơn là gì
Kế toán hoá đơn là gì?

Kế toán hoá đơn xuất hiện ngày càng nhiều bởi nhu cầu lập và quản lý hoá đơn tại các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Thiếu đi vị trí này có lẽ bộ phận kế toán doanh nghiệp nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung sẽ gặp khó khăn trong khâu kiểm soát nguồn tiền vào ra phát sinh hàng ngày.

Trước khi nộp đơn ứng tuyển vào vị trí kế toán hoá đơn, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin về kế toán hoá đơn, trong đó quan trọng nhất là phần mô tả công việc kế toán hoá đơn. Khi biết kế toán hoá đơn là gì và công việc của kế toán hoá đơn cụ thể ra sao, bạn sẽ sớm chạm được đến ước mơ của mình.

Bạn đã hiểu rõ kế toán hoá đơn là gì, ngay bây giờ hãy cùng tôi đi tìm hiểu thông tin về mô tả công việc kế toán hoá đơn nhé.

Xem thêm: [CẬP NHẬT] Mô tả công việc trợ lý kế toán đầy đủ và chi tiết nhất

2. Mô tả công việc kế toán hoá đơn mới nhất

Cũng như những vị trí kế toán khác trong doanh nghiệp, kế toán hoá đơn cũng phải phụ trách nhiệm đầu việc khác nhau. Những đầu việc đó là gì mời bạn theo dõi nội dung sau đây để làm rõ.

2.1. Tiếp nhận và kiểm tra hoá đơn, bảng kê nợ

Tiếp nhận và kiểm tra hoá đơn, bảng kê nợ
Tiếp nhận và kiểm tra hoá đơn, bảng kê nợ

Là người trực tiếp quản lý hoá đơn, chứng từ của doanh nghiệp, cho nên hàng ngày kế toán hoá đơn sẽ phải tiếp nhận và kiểm tra toàn bộ các hoá đơn được phát hành, hoặc phát sinh ở mọi thời điểm. Cùng với đó là kiểm soát bảng kê nợ và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan.

Để đảm bảo tính chính xác, chuẩn mực và tránh sai sót dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng, kế toán hoá đơn cần thực hiện nghiêm túc đối với nhiệm vụ này. Các hoá đơn và chứng từ cần phải được kiểm tra với đầy đủ thành phần, thông tin, sau đó đối chiếu với số lượng thực tế.

2.2. Phụ trách mảng kê khai và nộp các loại thuế

Phụ trách mảng kê khai và nộp các loại thuế
Phụ trách mảng kê khai và nộp các loại thuế

Hoá đơn bán hàng không chỉ phản ánh số lượng và giá trị đơn hàng bán ra hoặc phải trả, trong đó còn có thuế GTGT và một số thông tin quan trọng khác. Bởi vậy, kế toán hoá đơn cũng chính là người phụ trách mảng theo dõi, tính và nộp các khoản thuế liên quan.

Các khoản thuế mà bạn cần quan tâm bao gồm Thuế GTGT, Hoàn thuế GTGT, Thuế nhà thầu, Thuế TNCN,...

Làm việc liên quan tới các con số cho nên nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên phải hết sức chú ý không vì sự lơ là, thiếu trách nhiệm của mình mà ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.

Bạn có thể ghi chép cẩn thận, làm chậm nhưng mà chắc để giảm thiểu các sai sót không đáng có, điều này cũng giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

2.3. Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng cụ thể

Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng cụ thể
Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng cụ thể

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tệp khách hàng có thể rất lớn, theo đó để không nhầm lẫn khi hạch toán thì kế toán hoá đơn cần theo dõi theo từng khách hàng.

Sau đó, đến cuối kỳ sẽ hạch toán chi phí và doanh thu dựa trên từng khách hàng để được kết quả chuẩn xác nhất.

2.4. Xuất hoá đơn cho khách hàng khi được yêu cầu

Xuất hoá đơn cho khách hàng khi được yêu cầu
Xuất hoá đơn cho khách hàng khi được yêu cầu

Hoá đơn sẽ được lập khi phát sinh các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ bởi các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, trong đó các bên đều chấp thuận với yêu cầu của đối phương.

Kế toán hoá đơn sẽ tiến hành lập hoá đơn đối với các đơn hàng xuất đi, dù khách hàng có yêu cầu hay không yêu cầu thì bạn vẫn phải lập hoá đơn để phục vụ cho việc hạch toán, theo dõi doanh thu sau này.

2.5. Lập báo cáo theo định kỳ công ty quy định

Lập báo cáo theo định kỳ công ty quy định
Lập báo cáo theo định kỳ công ty quy định

Kế toán hoá đơn ngoài nhiệm vụ hạch toán, theo dõi các khoản thu chi trong hoá đơn thì còn phải tiến hành lập báo cáo định kỳ theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm.

Bên cạnh đó, với các hoá đơn đã được hạch toán, kế toán hoá đơn sẽ phải sắp xếp và lưu trữ, nhập thông tin vào hệ thống quản lý của công ty.

Khi có yêu cầu công việc từ Kế toán trưởng thì kế toán sẽ phải thực hiện và hoàn thành theo tiến độ được giao.

3. Trở thành kế toán hoá đơn bạn cần đáp ứng yêu cầu gì?

Đó là tất cả những công việc mà kế toán hoá đơn cần phải thực hiện, vậy bạn có biết để trở thành kế toán hoá đơn thì cần đáp ứng những yêu cầu gì hay không?

Những yêu cầu dành cho ứng viên vị trí kế toán hoá đơn cụ thể như sau:

Thứ nhất, để đáp ứng được công việc kế toán hoá đơn đương nhiên điều kiện không thể thiếu dành cho bạn đó là tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính, trình độ từ cao đẳng trở lên.

Trở thành kế toán hoá đơn bạn cần đáp ứng yêu cầu gì
Trở thành kế toán hoá đơn bạn cần đáp ứng yêu cầu gì?

Thứ hai, kế toán hoá đơn phải có kinh nghiệm ít nhất từ 1 năm trở lên, nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải sở hữu kinh nghiệm 2 năm trở lên mới chấp nhận. Đây là vị trí khá phức tạp đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng, vì thế với số năm kinh nghiệm này cũng đừng lấy làm ngạc nhiên nhé. 

Thứ ba, kế toán là việc làm thường xuyên phải chịu áp lực, do vậy để có thể đồng hành cùng vị trí này thì ứng viên phải có sức khoẻ tốt, có sức chịu đựng tốt. Ở vị trí này yêu cầu kỹ năng cần có của nhân viên kế toán 

Thứ tư, để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc trong công việc, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên kế toán hoá đơn phải có sự nhanh nhẹn, hoạt bát, biết sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán chuyên dụng phục vụ cho công việc.

Thứ năm, kế toán hoá đơn cũng liên quan tới việc hạch toán các khoản thuế, cho nên bạn phải là người am hiểu về luật kế toán, thành thạo cách sử dụng văn bản hành chính để không gặp khó khăn khi hành nghề.

Xem thêm: Kế toán thuế tài sản là gì? Vai trò, lợi ích của kế toán thuế tài sản

4. Quyền lợi dành cho kế toán hoá đơn

Ứng viên kế toán hoá đơn sẽ được hưởng những quyền lợi gì sau khi trúng tuyển? Đây là thắc mắc của không ít người trước khi họ tham gia vào các đợt tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp.

Vậy trong số đó có bạn không? Nếu quan tâm tới vấn đề này vậy hãy cùng tôi đi tìm hiểu ngay nhé:

- Tiền lương kế toán hoá đơn đạt con số hấp dẫn, lại có nhiều khoản phụ cấp như xăng xe, phụ cấp ăn trưa, ứng viên làm giờ hành chính khá hài lòng với những chế độ này.

- Ngoài tiền lương, kế toán hoá đơn còn nhận về một số khoản tiền thưởng như thưởng doanh số định kỳ, thưởng theo năng suất làm việc, thưởng các ngày lễ lớn, thưởng lương tháng 13,...

Quyền lợi dành cho kế toán hoá đơn
Quyền lợi dành cho kế toán hoá đơn

- Nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra chế độ ưu đãi nhằm giữ chân nhân viên như khám sức khỏe hàng năm, đi du lịch mỗi năm 1 lần,...

- Được tham gia bảo hiểm theo quy định của Nhà nước đối với người lao động

Bạn có thể nhận được nhiều quyền lợi cùng chế độ hấp dẫn khác nếu làm việc ở những Tập đoàn hay doanh nghiệp quy mô càng lớn.

Như vậy, kế toán hoá đơn là gì và thông tin mô tả công việc kế toán hoá đơn đã được trình bày rõ ở bài viết trên. Hy vọng với những kiến thức mà vieclam123, bạn sẽ có thêm hiểu biết, biến chúng thành vũ khí để chiến thắng trong các cuộc ứng tuyển sắp tới.

Kế toán thuế xuất nhập khâu và công việc chi tiết nhất

Bạn biết gì về kế toán thuế xuất nhập khẩu? Cập nhật bản mô tả công việc của vị trí này ở bài viết dưới đây để mở rộng vốn kiến thức của mình hơn nhé.

Kế toán thuế xuất nhập khẩu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.