close
cách
cách cách cách cách cách

Hướng dẫn cách soạn hợp đồng mượn tiền giám đốc chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi gặp những khó khăn về tài chính, người ta sẽ vay mượn để giải quyết được những khó khăn trước mắt. Hợp đồng mượn tiền giám đốc là văn bản được sử dụng để vay tiền theo thỏa thuận của hai bên. Để có thể soạn được nội dung của hợp đồng này, mời bạn đọc hãy đọc bài viết sau đây của vieclam123.vn nhé!

1. Tìm hiểu về hợp đồng mượn tiền giám đốc

1.1. Hợp đồng mượn tiền của giám đốc là gì?

Để đảm bảo được việc bên mượn trả tiền đúng thời gian cho bên vay thì phải có “Hợp đồng mượn tiền giám đốc” bởi đây là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên về việc mượn một số tiền như trong thỏa thuận. Khi đến thời hạn trả tiền thì bên vay phải trả cho bên cho vay đúng số tiền như trong thỏa thuận trước đó.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về hợp đồng mượn tiền cụ thể. Trong bộ luật dân sự chỉ có quy định về hợp đồng cho vay tài sản. Theo đó, tài sản được quy định đối với luật dân sự là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy nên hợp đồng vay tiền là một dạng của hợp đồng vay tài sản.

Thỏa thuận về việc mượn tiền giữa hai bên
Thỏa thuận về việc mượn tiền giữa hai bên

Để có thể hiểu hơn về hợp đồng mượn tiền này, bạn đọc hãy chú ý đến những đặc điểm sau:

Đối tượng trong trường hợp này của hợp đồng là tiền, bên mượn sẽ có toàn quyền quyết định đối với số tiền đã được vay.

Nếu hợp đồng mượn tiền không có thỏa thuận về kỳ hạn và lãi suất thì bên cho mượn tiền có quyền đòi lại tiền và bên mượn cũng có quyền trả tiền bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trước khi trả phải thông báo cho nhau biết về khoảng thời gian trả hợp lý.

Nếu như trong hợp đồng không có kỳ hạn nhưng lại có thỏa thuận về lãi suất thì bên cho mượn tiền có quyền đòi lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vẫn phải thông báo trước cho bên mượn vào một khoảng thời gian hợp lý. Bên cho mượn chỉ được đòi lại tiền trước thời hạn nếu như bên mượn đồng ý.

Với hợp đồng mượn theo kỳ hạn và có lãi thì bên mượn tiền có quyền trả tiền trước kỳ hạn nhưng vẫn sẽ phải trả toàn bộ số tiền lãi theo đúng kỳ hạn.

Đối với quy định công chứng của hợp đồng này thì theo như quy định thì pháp luật không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, để có thể hạn chế được tranh chấp xảy ra và đảm bảo được những lợi ích chung của hai bên thì các bên nên thỏa thuận việc công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

Đây là hình thức của hợp đồng vay tiền được thể hiện bằng văn bản do hai bên thỏa thuận với nhau. Với hình thức vay tiền bằng miệng thì nó sẽ chỉ được áp dụng nếu như số tiền cho vay là nhỏ và các bên quen biết nhau từ trước. Vì hình thức cho vay này sẽ mang đến rủi ro tương đối cao.

Đặc điểm khi ký kết hợp đồng mượn tiền
Đặc điểm khi ký kết hợp đồng mượn tiền

1.2. Quy định về hợp đồng mượn tiền của giám đốc

Hợp đồng mượn tiền giám đốc là dạng hợp đồng cho vay tài sản. Đây là hình thức hợp đồng được điều chỉnh cụ thể tại Điều 463 Bộ luật Dân sự quy định hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Hợp đồng cho vay tài sản là hợp đồng có sự thỏa thuận giữa các bên. Theo như hợp đồng thì bên cho vay sẽ  giao tài sản cho bên vay. Đến khi đến hạn trả thì bên vay phải hoàn trả bên cho vay số tài sản cùng loại đúng với số lượng, chất lượng và sẽ phải trả lãi nếu như có thỏa thuận hoặc do pháp luật có quy định.

Theo như quy định trên thì hợp đồng mượn tiền của giám đốc cũng là sự thỏa thuận giữa hai bên là bên cho vay sẽ giao tiền lại cho bên vay. 

Theo như đúng thời hạn thì bên cho vay sẽ phải hoàn trả cho bên vay số tiền đã vay và chi trả lãi nếu có các thỏa thuận hoặc theo điều khoản pháp luật quy định.

Bên cạnh đó thì hình thức của hợp đồng về việc mượn tiền giám đốc sẽ theo như quy định trong Điều 119 của Bộ luật Dân sự về giao dịch dân sự thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng những hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo như quy định của pháp luật đối với giao dịch điện tử sẽ được coi là giao dịch bằng văn bản.

Trường hợp quy định về giao dịch được thể hiện bằng văn bản sẽ phải công chứng và chứng thực, đăng ký theo quy định đó.

Những quy định chung về việc mượn tiền
Những quy định chung về việc mượn tiền

Xem thêm: Nội dung và cách soạn thảo mẫu giấy mượn tiền không lãi mới nhất

2. Hướng dẫn soạn hợp đồng mượn tiền giám đốc chuẩn nhất

2.1. Nội dung hợp đồng về việc mượn tiền giám đốc

Việc mượn tiền có thể được sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau. Loại hợp đồng này chưa có một mẫu hợp đồng cụ thể. Tuy nhiên mẫu hợp đồng này thường có các nội dung cụ thể như sau:

- Thông tin về tên của hợp đồng là “hợp đồng mượn tiền”

- Các thông tin của bên cho mượn tiền như thông tin về họ và tên, địa chỉ, số điện thoại,...

- Các thông tin của bên mượn tiền bao gồm thông tin về họ và tên, địa chỉ, số điện thoại,…

- Thông tin về kỳ hạn và lãi suất vay (nếu có), lưu ý là lãi suất vay phải đúng với quy định của bộ luật dân sự.

- Giá trị hiệu lực đối với hợp đồng vay tiền.

- Đại diện của bên cho vay và bên vay tiền phải ký và ghi rõ họ tên.

Những nội dung có trong hợp đồng mượn tiền
Những nội dung có trong hợp đồng mượn tiền

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả - cách soạn thảo đúng quy định

2.2. Cách soạn hợp đồng mượn tiền giám đốc

Để có thể hạn chế được những rủi ro khi cho mượn tiền thì việc soạn thảo hợp đồng mượn tiền đóng một vai trò rất quan trọng. Dưới đây sẽ là nội dung được hướng dẫn chi tiết về việc soạn thảo hợp đồng mượn tiền giám đốc.

2.2.1. Phần mở đầu hợp đồng

Nội dung đầu tiên và không thể thiếu trong mỗi văn bản hợp đồng đó chính là Quốc hiệu và tiêu ngữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tiêu ngữ sẽ chỉ cần viết hoa chữ cái đầu và các cụm từ sẽ cần phải viết cách nhau bởi các dấu gạch ngang.

Sau đó đến tên của hợp đồng vay tiền “HỢP ĐỒNG VAY TIỀN”. Các thông tin này phải được viết ở chính giữa của hợp đồng và nội dung của Quốc hiệu và tên đơn cần phải viết in hoa. Tên đơn phải viết in đậm với cỡ chữ to hơn các cơ chữ còn lại để đảm bảo cho nội dung hợp đồng được thể hiện rõ nhất.

Nội dung trong phần mở đầu hợp đồng
Nội dung trong phần mở đầu hợp đồng

2.2.2. Nội dung chính trong hợp đồng

Trong hợp đồng vay tiền cần phải có các thông tin của bên cho vay tiền và bên cho được vay tiền. Các thông tin đó bao gồm: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, chức vụ (nếu có),… Sau khi trình bày các thông tin cá nhân của hai bên thì nội dung hợp đồng sẽ đưa ra những điều khoản và thỏa thuận cần thiết để tiến hành mượn tiền “Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền đưa ra các điều khoản như sau:

Điều 1: Về số lượng tiền cho vay

Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền: cần được ghi số tiền bằng số và bằng chữ

Điều 2: Về thời hạn và phương thức vay

Thời hạn vay là … tháng. Kể từ ngày … tháng … năm …. Đến ngày … tháng … năm …. (Trình bày các thông tin về thời gian cụ thể của ngày tháng năm đối với việc cho vay)

Phương thức vay sẽ có nhiều phương thức nếu sử dụng phương thức nào thì trong hợp đồng sẽ ghi phương thức đó. Các phương thức bao gồm: Chuyển khoản qua tài khoản, Mở tại ngân hàng, Cho vay bằng tiền mặt, Chuyển giao thành số đợt (Đợt 1, Đợt 2).

Các điều khoản cụ thể trong hợp đồng mượn tiền của giám đốc
Các điều khoản cụ thể trong hợp đồng mượn tiền của giám đốc

Điều 3: Về lãi suất

Thông tin về lãi suất một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.

Thông tin về tiền lãi hàng tháng tính từ ngày vay

Thời hạn thanh toán nợ quá không quá bao nhiêu ngày nếu như không có sự thỏa thuận khác của hai bên.

Điều 4: Biện pháp để bảo đảm hợp đồng

Trong hợp đồng mượn tiền giám đốc bên mượn tiền sẽ thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình và giao toàn bộ bản chính giấy chủ quyền tài sản cho bên cho vay giữ. Khi đưa ra tài sản phải được lập biên bản đính kèm do hai bên giữ có công chứng, chứng thực.

Tham khảo hợp đồng mượn tiền giám đốc tại đây

Tải mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc chuẩn nhất

Điều 5: Đưa ra cam kết chung

Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng này. Nếu có các tranh chấp xảy ra thì hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng. Nếu như việc tự giải quyết không thỏa mãn thì hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án nhân dân… nơi mà bên vay cư trú.

Điều 6: Thông tin về hiệu lực của hợp đồng

Việc ghi hiệu lực của hợp đồng sẽ giúp cho thông tin có được thời hạn giá trị. (ghi thông tin về ngày/ tháng/ năm đến ngày/ tháng /năm hết hiệu lữ. Đồng thời ghi thông tin về số bản được lập ra số số lượng bản các bên giữ.

2.2.3. Kết thúc hợp đồng

Trong phần kết thúc này, để đảm bảo cho các nội dung thông tin trở nên có giá trị thì sau khi soạn thảo xong tất cả các nội dung điều khoản cụ thể thì cần phải có chữ ký xác nhận của bên mượn tiền và bên cho mượn tiền. Đây là thông tin quan trọng giúp cho toàn bộ các nội dung trong văn bản trở nên có hiệu lực và có giá trị.

Hai bên có thể đưa ra thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực bởi hợp đồng mượn tiền không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực.

Hai bên xác nhận ký kết hợp đồng
Hai bên xác nhận ký kết hợp đồng

Trên đây là những nội dung cần thiết có trong hợp đồng mượn tiền giám đốc mà bạn cần lưu ý để tránh trường hợp thiếu những thông tin cơ bản dẫn đến rủi ro nếu xảy ra các tranh chấp. Mong rằng nhưng thông tin mà vieclam123 cung cấp sẽ là những thông tin bổ ích cần thiết cho bạn.

Tìm hiểu về biên bản làm việc giữa 2 bên

Những thông tin quan trọng trong biên bản làm việc giữa 2 bên là gì? Viết biên bản làm việc 2 bên như thế nào? Đọc bài viết về loại biên bản này ngay tại link dưới đây bạn nhé!

Mẫu biên bản làm việc giữa 2 bên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.