close
cách
cách cách cách

Học vẹt là gì? Vì sao chúng ta không nên học theo phương pháp đó?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các bạn học sinh sinh viên Việt Nam thường áp dụng phương pháp học vẹt nhưng liệu nó có đem lại cho các bạn những thành tích cao trong học tập hay không?

1. Học vẹt là gì?

Khái niệm của học vẹt là gì chắc hẳn các học sinh sinh viên ai cũng có thể hiểu rõ được. Vì các bạn học sinh sinh viên chính là những người hay áp dụng phương pháp học vẹt vào trong học tập. Học vẹt chính là cách nói ẩn ý của người Việt Nam ta nói về việc học sinh bắt chước học tất cả những kiến thức trong sách nhưng không hiểu gì cả. Cũng giống như con vẹt có thể đọc thuộc được hết lời nói của người chủ dạy mình nhưng chúng lại không hiểu chúng đang nói cái gì. Đối với các bạn học sinh sinh viên bắt chước học bài một cách máy móc không hiểu nội dung thì rất thụ động và không thể đem lại kết quả cao trong học tập được.

học vẹt là gì?

2. Thực trạng hiện nay của việc học vẹt

Ngày nay chúng ta có thể thấy được tình trạng học vẹt ở học sinh sinh viên diễn ra rất phổ biến. Chính vì học vẹt mà các bạn học sinh chỉ giỏi được lý thuyết suông mà không biết áp dụng những kiến thức vào trong thực tế. Học phải đi đôi với hành chứ nếu học thuộc lòng mà không hiểu bản chất thì việc học chẳng có ý nghĩa gì cả. Người ta đã chỉ ra được rằng trong nền giáo dục Việt Nam thì tỷ lệ học sinh học vẹt lên đến xấp xỉ 70%. Tức là các bạn ấy chỉ học thôi chứ chẳng hiểu một chút kiến thức nào. Đây chính là con số báo động khiến chúng ta phải giật mình và suy nghĩ về tương lai giáo dục sẽ đi về đâu. Kể cả chúng ta chắc hẳn cũng đã từng học vẹt. Học một cách sáo rỗng, học vì điểm số và thành tích học tập. Chính vì học vẹt mà giáo dục Việt Nam rất khó đào tạo được người tài năng, có năng lực giỏi.

Chúng ta có thể thấy được tình trạng học vẹt được các bạn học sinh áp dụng một cách phổ biến và còn kéo theo nhiều tình trạng học tồi tệ nữa như học tủ. Học tủ thì chỉ cần học thuộc lòng những kiến thức mà được thầy cô giới hạn thôi. Còn những kiến thức khác không có trong chương trình ôn thi thì không cần phải học cũng chẳng cần phải hiểu.

3. Nguyên nhân khiến cho các bạn học sinh học vẹt

3.1. Nguyên nhân đến từ xã hội

Giáo dục của nước ta thực tế vẫn chưa được phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Từ chương trình giáo án giảng dạy cũng như phương pháp dạy học của chúng ta ngày nay vẫn còn rất nhiều điểm bất cập và tiêu cực. Do cách giáo dục của chúng ta là bắt ép học sinh học thuộc lòng một cách máy móc giống trong sách vở thì mới có thể đạt được điểm cao. Nên các em học sinh phải cố gắng học thuộc lòng những kiến thức trong sách vở. Mặc dù có những phần các em không hiểu nhưng với quan điểm là phải học thuộc lòng thì các em ấy vẫn sẽ chấp nhận học thuộc một cách máy móc không sót từ nào.

Ngoài ra chính là việc giáo dục chạy đua với thành tích dẫn dẫn đến việc học sinh phải cố gắng học thuộc cho hết kiến thức càng nhiều càng tốt. Ngay từ bộ máy quản lý giáo dục, cho tới tâm lý phụ huynh, giáo viên nhà trường đều có mong muốn là thành tích càng nhiều càng tốt.

Các thầy cô còn quá nặng nề vào những lý thuyết và giáo điều trong sách vở nên thường có xu hướng cũng bắt ép học sinh phải học thuộc lòng kiến thức để lấy điểm kiểm tra miệng hay những bài kiểm tra khác.

3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình

Bố mẹ nào cũng hy vọng con sẽ đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Nhưng bố mẹ lại không cần biết con có yêu thích môn học đó hay không? Con có dành nhiều thời gian cho môn học hay không? Mà bố mẹ chỉ cần biết kết quả học tập của con có tốt hay không?

Có rất nhiều bạn học sinh không hề có hứng thú hay đam mê với việc học nhưng vì bố mẹ bắt ép phải học hành thật nhiều để đạt được thành tích tốt mà các bạn đã phải bất chấp mọi thứ để học tập. Các bạn cố học làm sao cho nhồi nhét được kiến thức vào đầu càng nhiều càng tốt. Không cần biết có hiểu hay không? Miễn làm sao học thuộc lòng tất cả kiến thức một cách đầy đủ là được. Đó chính là cách học chống đối của học sinh khi học môn mình không hề yêu thích gì.Vì nếu như các bạn có đam mê và yêu thích môn học thì sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu cũng như phân tích bài học sao cho thật nhuần nhuyễn.

cha mẹ bắt ép con học tập quá nhiều

3.3. Do bản thân người học

Có rất nhiều bạn học sinh không có được sự tư duy tốt trong học tập nên khi thầy cô giải thích một vấn đề nào đó các bạn ấy vẫn chưa thể hiểu được ngay lập tức. Đó chính là sự tư duy kém trong học tập. Đương nhiên là chúng ta không ai muốn điều đó cả. Các bạn học sinh không còn cách nào cả ngoài việc phải học thuộc kiến thức mặc dù biết mình chẳng hiểu gì cả.

3.4. Do không có phương pháp học tập đúng đắn

Phương pháp học tập chính là công cụ giúp các bạn học sinh đạt được kết quả học tập tốt hay không? Vì vậy nếu như các bạn học sinh không xác định được phương pháp học tập đúng đắn thì sẽ rất dễ rơi vào sai lầm. Và các bạn học sinh thường hay chọn cách học dễ dàng và đơn giản là học thuộc lòng chứ không tìm ra những phương pháp học hiệu quả.

Học sinh Việt Nam vẫn còn rất thụ động trong việc học tập, chỉ cần biết học theo những lời thầy cô dặn. Và chỉ biết học theo khuôn mẫu làm bài từ cách giảng của thầy cô mà không cần phải tư duy và tìm hiểu những kiến thức bên ngoài.

Các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi cách học vẹt này từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ trở thành thói quen khó bỏ. Vậy nên chúng ta là những bậc phụ huynh nên là những người định hướng cũng như hướng dẫn con cách học sao cho hiệu quả chứ đừng là những con vẹt học thuộc kiến thức mà chẳng hiểu gì cả.

4. Hậu quả của việc học vẹt

4.1. Học vẹt khiến cho học sinh trở thành những người không có kỹ năng mềm

Kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng đọc hiểu văn bản hay đọc hiểu một vấn đề mà các bạn học sinh không nắm rõ được thì làm sao có thể thực hiện tốt công việc trong tương lai. Những nhà tuyển dụng chỉ ưa thích những nhân sự có kỹ năng mềm như giỏi giao tiếp, có kỹ năng quan sát để giải quyết vấn đề và thực hiện vấn đề sao cho tốt nhất. Mà các em học sinh học vẹt quá nhiều thì không thể biết được đâu là nguyên nhân của vấn đề, giải quyết vấn đề như thế nào? Những kỹ năng này thì học sinh sinh viên Việt Nam thực sự còn thiếu sót rất nhiều.

4.2. Không thể phát triển được tư duy

Khi chúng ta bị giới hạn tư duy vấn đề vì nghĩ rằng vấn đề này chỉ cần học thuộc là xong. Học sinh không cần hiểu rằng bản chất vấn đề và vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống. Vì vậy cứ tư duy theo lối mòn là chỉ cần học thuộc. Các bạn học sinh thường có suy nghĩ rằng bài học đó có phần lý thuyết về khái niệm, hay nội dung thì chỉ cần học thuộc là xong nên các bạn không có ý chí hay động lực để tìm hiểu và phân tích vấn đề sâu hơn.

học vẹt khiến con không thể tự tư duy được

4.3. Không có khả năng đạt điểm cao trong học tập

Những cuộc thi bây giờ đòi hỏi học sinh phải biết đọc và hiểu vấn đề rất nhiều. Đấy là lý do tại sao mà các đề thi hiện nay đều có phần mở rộng và phân tích liên hệ vấn đề. Nếu như những bạn học sinh chỉ học thuộc khái niệm hay nội dung bài học thôi thì chỉ đạt được 40% số điểm của bài thi còn phần liên hệ thực tế và đưa ra ví dụ thì chiếm đến 60% bài thi. Vậy nên nếu như học vẹt thì các bạn ấy chắc chắn sẽ không thể đạt điểm cao được. Có những bạn chỉ cần học hiểu được bản chất vấn đề và nêu được đầy đủ nội dung cũng như lấy được ví dụ liên hệ thì đạt được điểm rất cao.

4.4. Trở thành những người có kiến thức “ếch ngồi đáy giếng’’

Những người học vẹt thì chỉ biết học thuộc từng từ, từng chữ một trong văn bản mà không hiểu được vấn đề của nó thì sẽ không có nhiều cơ hội phát triển được nghề nghiệp bản thân. Những người này sẽ sớm trở thành những người “ếch ngồi đáy giếng’’ không biết tự thu nạp kiến thức hữu ích và thú vị cho bản thân mà chỉ biết học trong khuôn khổ và học một cách sáo rộng nhàm chán.

5. Biện pháp khắc phục tình trạng học vẹt cho học sinh

5.1. Học có phương pháp hiệu quả

Khi học tập bạn phải là người có phương pháp học tập đúng đắn thì mới có thể đạt được kết quả cao trong học tập chứ không thể nào học máy móc, dập khuôn y nguyên giống trong sách giáo khoa là được.

Vậy có những phương pháp học nào hiệu quả để các bạn học sinh có thể khắc phục được tình trạng học của mình? Vieclam123.vn xin giới thiệu đến các bạn những phương pháp học hiệu quả để giúp bạn khắc phục được tình trạng học vẹt.

+ Phương pháp học hiểu: Khi bạn nghe giảng của thầy cô trên lớp thì không cần phải quá đề cao việc phải ghi chép đầy đủ  làm gì. Bạn có thể nghe giảng thông qua lời nói của giáo viên và nắm bắt kiến thức là được. Đương nhiên bạn phải ghi nhớ được những kiến thức mà thầy cô giảng giải bằng cách ghi ngắn gọn tóm lược vào một quyển sách riêng. Sau đó khi về nhà bạn có thể mở lại để xem những ý chính trong đó mình viết ra để học lại. Những chỗ nào bạn chưa hiểu thì phải hỏi thầy cô ngay trên lớp hoặc các bạn để họ có thể giải thích được cho bạn những vấn đề bạn còn đang thắc mắc.

+ Học phải đi đôi với hành:

Khi bạn học kiến thức lý thuyết xong bạn có thể xem những kiến thức này có thể áp dụng được vào lý thuyết hay không? Ví dụ như môn vật lý có công thức tính tiền điện chẳng hạn bạn có thể tính toán một chiếc bóng đèn nhà mình hết khoảng bao nhiêu tiền điện trong một tháng là bao nhiêu. Bạn hãy tính bằng cách tính thời gian sử dụng bóng đèn, công suất nó đạt được là bao nhiêu rồi làm theo công thức trong sách hướng dẫn rồi so sánh với kết quả thực tế xem có đúng không? Chúng ta hoàn toàn có thể làm được mà? Tại sao chúng ta không thử thực hiện?

Hoặc đối với những môn học xã hội như Văn học hay Địa lý chúng ta cần hiểu vấn đề cũng như liên hệ được nó qua cuộc sống thực tế của chúng ta. Chúng ta nên chăm chỉ xem tivi, những chương trình thời sự, đọc báo, nghe đài để có được những kiến thức thực tế trong cuộc sống. Ví dụ như khi học Văn, chúng ta được học về vấn đề bạo lực học đường nhưng lại chỉ học vẹt thì rất khó hiểu, các bạn có thể xem chương trình thời sự, đọc báo, những chương trình này đều cung cấp cho các bạn những kiến thức về bạo lực học đường một cách thực tế khiến bạn dễ hiểu vấn đề hơn nhiều đấy.

+ Học theo sơ đồ tư duy:

Chúng ta không cần học thuộc lòng tất tần tật những kiến thức trong sách vở từng câu từng chữ một. Mà chúng ta có thể diễn đạt bài giảng sao cho dễ hiểu theo cách của mình. Miễn làm sao có thể hiểu vấn đề là được. Sau đó chúng ta khái quát lại tất cả kiến thức bài học theo sơ đồ tư duy sao cho tóm gọn lại nội dung đầy đủ và dễ hiểu nhất. Bạn cũng có thể dùng những bút màu để tô những ý chính, ý quan trọng trên sơ đồ tư duy sao cho dễ nhìn và dễ nhớ nhất.

+ Phân tích mổ xẻ vấn đề sâu hơn: Khi các bạn đã đọc và hiểu được vấn đề rồi các bạn hãy cố gắng tìm hiểu vấn đề sâu hơn nữa để có thể ghi nhớ được kiến thức ngay. Ví dụ khi bạn phân tích vấn đề bạo lực học đường thì bạn có thể phân tích nguyên nhân do đâu, và biện pháp khắc phục nào cho bạo lực học đường thì bạn có thể hiểu được bản chất cũng như khắc phục được vấn đề bạo lực học đường.

học có phương pháp hiệu quả

5.2. Nhà trường và thầy cô nên có cách giáo dục hợp lý cho học sinh

Học sinh Việt Nam có xu hướng học vẹt là chính một phần do cách giáo dục của thầy cô trên lớp. Thầy cô bắt học sinh phải học thuộc lòng những kiến thức một cách máy móc và bắt các em phải giải bài tập theo một khuôn mẫu đã được cho. Vì vậy học sinh Việt Nam sẽ bị thụ động và chỉ biết học theo những gì thầy cô yêu cầu. Thầy cô và Nhà trường nên xây dựng những chương trình học tập cũng như giáo dục cho học sinh một cách hiệu quả và phù hợp. Chứ không nên bắt ép học sinh học thuộc lòng dập khuôn những kiến thức trong sách.

Nhà trường và thầy cô cũng đừng chạy theo mục tiêu vì thành tích điểm số mà khiến cho học sinh cũng phải làm theo những điều thầy cô yêu cầu. Kết quả đạt được của việc học tập có tốt hay không chính là học sinh có lĩnh hội, tiếp thu và hiểu rõ vấn đề hay không chứ không phải là những con số điểm cao chót vót nhưng học sinh chẳng hiểu một chút gì.

5.3. Bố mẹ không nên quá đặt nặng vấn đề điểm số cho con

Bố mẹ vì mong muốn con trở thành người tài giỏi mới bắt ép con phải học thật nhiều để có được thành tích tốt trong học tập. Bố mẹ hãy nhìn nhận ở khía cạnh con đã học hiểu vấn đề và là người có kiến thức hay chưa chứ đừng chỉ nhìn ngay điểm số thấp của con mà đánh giá con học chưa tốt. Bố mẹ hãy để con tự do học tập theo sở thích của mình. Vì có như vậy con mới có đam mê học tập và dành nhiều thời gian để nghiên cứu chứ không phải học vẹt một cách sáo rỗng và vô ích.

Hy vọng bài viết về “Học vẹt là gì? Vì sao chúng ta không nên học theo phương pháp đó?’’ của Vieclam123.vn đã cung cấp được cho các bạn những kiến thức bổ ích để có thể hiểu rõ được những tác hại cũng như biện pháp khắc phục vấn đề học vẹt. Mong rằng với bài viết này các bạn học sinh có thể áp dụng những phương pháp học tập hiệu quả mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên cho các bạn. Chúc các bậc phụ huynh thành công trên con đường học tập của mình.

Đăng ký khóa học Toeic

>> Đọc thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.