Hiệu đính là gì - câu hỏi này thường xuyên xuất hiện ở môi trường văn phòng, cơ quan luật pháp hay bộ phận, phòng ban kế toán. Nếu không nắm được ý nghĩa của thuật ngữ này, có thể bạn sẽ gặp một vài khó khăn, bị gián đoạn trong quá trình xử lý công việc đấy nhé.
MỤC LỤC
Do đó hãy cùng vieclam123.vn khám phá, tham khảo ngay thôi.
Hiệu đính (Revise) là khâu sau dịch thuật tài liệu. giải nghĩa cụ thể thì hiệu đính chính là việc đối chiếu lại hai tập tài liệu để kiểm tra, soát lỗi. Không chỉ là kiểm tra để phát hiện ra lỗi chính tả mà còn là việc xem xét để chỉnh sửa nội dung văn bản sau dịch sao cho bản dịch có nội dung chính xác nhất.
Sau khi đã định nghĩa đầy đủ khái niệm hiệu đính là gì, chúng ta sẽ dễ dàng chỉ ra được những vai trò quan trọng của hiệu đính. Những vai trò dưới đây chính là lý do để không thể bỏ qua việc hiệu đính sau khi văn bản đã được dịch xong.
Mọi bản thảo được soạn ra đều phải được rà soát lại dăm ba bận mới có thể yên tâm về độ chuẩn xác của nó từ hình thức đến nội dung. Đó chính là việc hiệu đính văn bản.
Trong dịch thuật, chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, việc hiệu đính còn khá gấp nhiều lần việc chỉ đọc đi đọc lại một văn bản vừa soạn thảo xong. Dù hiệu đính về sau đó chỉ phát hiện ra được rất ít lỗi, thậm chí là không có lỗi nào nhưng chắc chắn không thể không làm hiệu đính
Ít nhất, hiệu đính cũng cho thấy sự tỉ mỉ, cẩn thận và chuyên nghiệp của chúng ta. Hơn cả thế, nó còn chứng tỏ sự trách nhiệm đối với công việc. Ở một quy mô lớn hơn, ngoài việc chính chủ nhân của bản thảo hay bản dịch tự hiệu đính lại văn bản đó ra thì một số mô hình còn giao việc này cho bộ phận khác chuyên thực hiện công việc hiệu đính văn bản. Mục đích chính là giúp cho văn bản cuối cùng được hoàn thiện với sự trọn vẹn nhất.
Đối với cá nhân hay doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiệu đính thì đây cũng chính là một nhiệm vụ tạo ra ảnh hưởng trực tiếp tới sự uy tín cá nhân, công ty. Thậm chí còn đem đến những nguy cơ lớn về sự thiệt hại vật chất. Nhất là trong các bản dịch hợp đồng kinh tế, tài chính hoặc hợp đồng cho chính tay chúng ta soạn thảo.
Dịch thuật văn bản là hình thức tốn kém do bạn phải chi trả một khoản phí không nhỏ. thế nhưng khi dịch thuật mà không đem đến chất lượng, điều đó đồng nghĩa bạn mất tiền, đơn vị mất uy tín và gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc hiệu đính ở khâu sau.
Bản dịch kém chất lượng về hình thức, câu cú khiến người hiệu đính không hiểu rõ nghĩa. Còn nếu bản dịch kém nội dung thì hiệu đính phải tìm hiểu thật kỹ lại xem nội dung gốc rốt cuộc được biểu thị như thế nào.
Nhìn chung, hiệu đính sẽ ngăn chặn nguy cơ văn bản dịch kém chất lượng trước khi đưa nó tới tay khách hàng. Nó chính là một khâu sửa lỗi kịp thời để giúp cho doanh nghiệp giữ được uy tín và thể hiện sự chuyên nghiệp với khách hàng.
Một bản dịch ra đời có được đón nhận và hài lòng, thích thú hay không phụ thuộc một phần lớn bởi khâu hiệu đính văn bản.
Như đã nói, hiệu đính có thể được thực hiện bởi chính người soạn ra hay người dịch ra văn bản nào đó. Tuy nhiên như thế mới chỉ được coi là kiểm tra lại còn hiệu đính thực sự sẽ được giao cho những đối tượng là chuyên gia hoặc có chuyên môn sâu trong lĩnh vực cần hiệu đính. Chẳng hạn như biên tập, người quản lý dự án, người thông thạo ngoại ngữ.
Thường thì bản dịch có những lỗi nhỏ thì bản thân người hiệu đính phát hiện ra có thể sửa luôn vì vốn dĩ người hiệu đính cũng là người có chuyên môn ở linh vực đó. Còn nếu như bản dịch có nhiều lỗi và có cả những lỗi nghiêm trọng thì người hiệu đính sẽ chỉ rõ các lỗi đó và gửi tới cho người dịch thuật để họ sửa lại. Tất nhiên nếu dịch thuật viên tạo ra nhiều lỗi quá thì đơn vị dịch thuật hoàn toàn có thể tim nhóm dịch thuật hoặc người dịch thuật khác để thay thế, đem lại cho chất lượng văn bản được tốt hơn.
Hiệu đính sẽ được thực hiện hai lần, một lần là hiệu đính lần đầu và lần tiếp theo sẽ là tái hiệu đính. Như thế, việc hiệu đính sẽ khách quan hơn nhiều cũng như tránh được việc sót lỗi.
Những loại thông tin như tên địa danh, tên riêng, niên đại, các lỗi về chính tả sẽ phải được quan tâm hơn cả khi hiệu đính. Mọi thứ phải thật chuẩn chỉnh về số liệu so với bản gốc và đúng nội dung và đúng ở những yếu tố hình thức khác.
Doanh nghiệp sẽ đưa cho bạn một dự án cần hiệu đính. Vì thế bạn phải dựa vào bản gốc để đối chiếu thật kỹ mọi yếu tố ở hai văn bản để chắc chắn văn bản hiệu đính có đáp ứng được nội dung của bản gôc hay đã dịch sai thành ý khác; dịch thuật viên có viết sai chính tả, ngữ pháp câu chữ hay không.
Sau khi tiếp nhận được tài liệu từ khách hàng, cơ sở dịch thuật sẽ tiến hành phân tích tài liệu để lên chi phí. Các hạng mục cần tính sẽ bao gồm số trang, lượng chữ, độ dài, thậm chí còn là độ phức tạp, khó của văn bản. Doanh nghiệp sẽ báo giá cho khách hàng để đi đến thống nhất hợp tác.
Sự thống nhất từ bước trên sẽ dẫn đến nhiệm vụ dịch thuật cho dịch thuật viên. Tùy vào số liệu phân tích được về văn bản cần dịch để cho kết quả dịch trong thời gian bao lâu. Thường thì sẽ kéo dài trong vòng 1 hoặc 2 ngày. Nếu là đơn vị dịch thuật có tiếng về độ uy tín thì còn có thể trả kết quả cho khách hàng ngay trong ngày, bao gồm cả việc hoàn tất hiệu đính.
Mặc dù đã dịch thuật xong nhưng vẫn chưa được cho là hoàn thiện. Đơn vị cần phải thực hiện một bước hiệu đính nữa trước khi trả kết quả lại cho khách hàng. Thông qua bước này, người được giao nhiệm vụ sẽ phải thể hiện tính trách nhiệm cao, sự tập trung, cẩn thận để tìm ra các lỗi còn tồn tại từ khâu dịch thuật. Qua đó có thể chủ động sửa với lỗi nhỏ hoặc gửi lại cho dịch thuật viên sửa.
Kết thúc bước này, đơn vị có thể bàn giao cho khách tài liệu hoàn chỉnh.
Nhìn chung, việc hiệu đính tài liệu rất quan trọng, là khâu cuối cùng quyết định đến chất lượng của tài liệu. Nếu như bạn làm ở trong lĩnh vực dịch thuật, phải hiểu được hiệu đính là gì thì mới có thể quản lý quy trình dịch thuật đảm bảo chất lượng tốt nhất, từ đó gây dựng sự uy tín cho doanh nghiệp.
Đối với các ứng viên, việc đối mặt với buổi phỏng vấn luôn mang đến cảm giác lo lắng, hồi hộp. Thậm chí nhiều người còn rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ. Một phần nguyên nhân đến từ việc họ không thể lường trước được những câu hỏi mở nào sẽ được nhà tuyển dụng hỏi trong khi các câu hỏi chuyên môn thì ứng viên có thể chuẩn bị dễ dàng hơn do nằm trong khuôn khổ trình độ, kiến thức họ biết. Vậy thì hãy đầu tư thêm thời gian để tìm hiểu những chia sẻ về câu hỏi phỏng vấn mở mà vieclam123.vn chia sẻ ngay sau đây nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023