Blog

Hệ thống phân phối là gì? Lợi ích và cách xây dựng hệ thống phân phối

25/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hệ thống phân phối chứa nhiều yếu tố, trong đó có việc xây dựng quy trình, quản lý quy trình, thực hiện mắt xích từ phía nhà cung cấp nguyên liệu thô, nguyên liệu lưu kho, quản lý. Vậy hiểu một cách sâu sắc hệ thống phân phối là gì? Qua bài chia sẻ bên dưới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về hệ thống này nhé.

1. Hệ thống phân phối là gì?

Định nghĩa về "hệ thống phân phối" không cố định một khái niệm mà bao gồm nhiểu khái niệm khác nhau phụ thuộc vào các góc độ phân tích trên các phương diện, khía cạnh khác nhau. 

Vậy chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hệ thống phân phối là gì dựa vào từng khía cạnh đó nhé.

Tìm hiểu hệ thống phân phối là gì?

Ở góc nhìn vĩ mô thì hệ thống phân phối chính là một hành trình hàng hóa, dịch vụ được vận động, di chuyển từ điểm sản xuất tới thị trường tiêu thụ. 

Nếu giải nghĩa hệ thống phân phối là gì ở góc nhìn của người tiêu dùng thì hệ thống phân phối chính là việc toàn bộ những khâu trung gian tập hợp lại với nhau cho nên tới khi hàng hóa được đến tay người tiêu dùng, giá cả cũng sẽ được nâng lên cao hơn việc đến nhà sản xuất để mua trực tiếp.

Xét trên phương diện của người sản xuất thì hệ thống phân phối chính là việc tổ chức những mối quan hệ từ bên ngoài, qua đó thực hiện tất cả các hoạt động phân phối dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp theo các chính sách, dịch vụ và các cách thức của doanh nghiệp. 

Khái niệm về hệ thống phân phối

Từ góc quản lý, một hệ thống phân phối sẽ được coi là lĩnh vực marketing. Tức nó là tổ chức từ bên ngoài có vai trò quản lý mọi hoạt động để giúp phát triển mục tiêu phân phối.

Nhìn chung, dựa theo các góc độ đa dạng, khái niệm hệ thống phân phối là gì sẽ được giải nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, trên phương diện ý nghĩa, chúng vẫn hướng tới việc thể hiện cho một mục đích duy nhất, lớn nhất đó là làm cầu nối giữa đơn vị sản xuất với người dùng cuối.

Sau khi đã nhận diện được thế nào là hệ thống phân phối, hãy tìm hiểu những vấn đề xoay quanh nó. Tiếp tục khám phá cùng vieclam123.vn bạn nhé.

2. Kiến thức quan trọng về hệ thống phân phối giúp bạn dễ dàng điều hành

2.1. Chức năng quan trọng mà hệ thống phân phối đảm nhiệm là gì?

Hệ thống phân phối có chức năng cơ bản đó là mang sản phẩm tới tay những người tiêu dùng cuối để đảm bảo các mục đích đúng mức giá tiêu dùng, đúng chủng loại và đúng về cả địa điểm, thời gian cần. 

Các chức năng điển hình, đặc trung của hệ thống phân phối

Ngoài ra, hệ thống còn giúp tháo gỡ những mâu thuẫn ngầm giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Những mâu thuẫn này được phân tích như sau:

Thứ nhất, trong khi nhà sản xuất thường chỉ sản xuất ra số lượng lớn của một loại hàng hóa nhất định thì người dân lại có nhu cầu tiêu dùng vô cùng đa dạng với việc tiêu thụ từng loại trong nhu cầu với số lượng ít.

Thứ hai, nhiều khi thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng là khác biệt. Bên cạnh đó, nhà sản xuất chỉ sản xuất hàng hóa ở một địa điểm còn người tiêu dùng có ở khắp nơi, có nhu cầu tiêu dùng ở mọi địa điểm. 

Những đặc điểm về chức năng nhiệm vụ của hệ thống phân phối

Tùy vào hai yếu tố là quy mô doanh nghiệp và nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng, hệ thống phân phối sẽ không giống nhau. Mỗi đơn vị có ý tưởng riêng về hệ thống phân phối của mình nên tạo ra các hệ thống có quy mô và cấu trúc riêng. Chẳng hạn như Apple và Amazon đang xây dựng hệ thống phân phối của họ có độ phức tạp.

2.2. Xây dựng hệ thống phân phối theo cách thức nào?

Hệ thống phân phối với đặc điểm ổn định, không bất biến. Chẳng những thế nó còn rất linh hoạt, phải biến đổi liên tục theo thời gian. Hệ thống có sự phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu sản phẩm phổ biến đó là tiếp cận được nhiều người tiêu dùng. 

Điều đó buộc hệ thống phân phối phải được xác định là mạng lưới cần được liên tục tối ưu. Mục tiêu xây dựng một hệ thống hiệu quả thì doanh nghiệp phải ưu tiên phát hiện nhu cầu thị trường cần gì và kịp thời đáp ứng nhu cầu đó. 

Tiếp theo, hệ thống phân phối có mục tiêu là tối ưu hóa hệ thống phân phối thông qua việc tối ưu quá trình bên trong nó, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở một mức giá sản phẩm bán ra thấp nhất. Như thế doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh. 

Xây dựng nên một hệ thống phân phối hiệu quả là nhiệm vụ của doanh nghiệp sản xuất

Khi xây dựng hệ thống phân phối, mục tiêu chiến lược phải được đưa ra một cách đầy đủ và tỉ mỉ. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần nêu kế hoạch thực hiện để giúp đạt mục tiêu nhanh chóng. Muốn vậy, nhà quản trị phải có một năng lực quản trị thật tốt mới có thể giúp hệ thống phân phối được vận hành hiệu quả. 

Nếu đã nắm rõ hệ thống phân phối là gì thì bạn cũng biết rằng hệ thống này chỉ được xây dựng một cách hiệu quả nếu có sự am hiểu đối với dịch vụ chính yếu và những yếu tố tác động trực tiếp. Để phân phối một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện tách bạch các phân khúc khách hàng, qua đó xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu. 

Từ đó càng dễ dàng để nghiên cứu về tập khách hàng mục tiêu, định vị rõ họ đang ở mức độ nào trong khả năng đáp ứng và trong nhu cầu tiêu dùng. Việc này sẽ giúp xây dựng một cấu trúc phù hợp và mạng lưới phân phối hiệu quả, qua đó giúp cho sản phẩm luôn được bán ở mức hợp lý, vừa phải và đủ để người tiêu dùng cảm nhận thấy đó là mức phí thấp. Hệ thống phân phối cần đặt ra mục tiêu quan trọng hơn về tần suất, số lượng đơn đặt hàng. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải xác định tần suất của việc người tiêu dùng chỉ mua một sản phẩm với lượng và loại sản phẩm được mua lặp lại nhiều lần.

Xây dựng hệ thống phân phối đạt hiệu quả như mong đợi

Khi cần quyết định xây dựng mô hình phân phối sẽ như thế nào thì nhà quản trị cũng cần phải dựa vào chi phí và phương thức vận chuyển. Xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu sẽ là tiền đề cho doanh nghiệp chọn lựa lấy loại hình vận tải phù hợp. Tương tự, kho bãi là thành tố không thể không cân nhắc, lưu ý tới khi tiến hành thiết kế hệ thống phân phối. Một kho bãi nằm ở vị trí đẹp, có quy mô rộng lớn, có thể tiếp cận được điều kiện vận tải nhanh chóng thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho quá trình phân phối sản phẩm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Như vậy, việc xây dựng cho mình một hệ thống phân phối phù hợp là nhiệm vụ vô cùng cần thiết mà mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả, những người điều hành doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu rõ hệ thống phân phối là gì. Khai thác kỹ nội dung chia sẻ trong bài viết trên đây đủ để đem đến những kiến thức quan trọng cho bạn về hệ thống phân phối.

Khám phá về GT trong kinh doanh

GT là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh và được sử dụng rất phổ biến. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ bản chất của GT hay chưa? Cùng tìm hiểu về GT qua bài chia sẻ dưới đây.

GT là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023