Các viên trân châu sẽ giúp món tráng miệng của chúng ta trở nên đẹp mắt và ngon miệng hơn. Trong đó, hạt sago là một loại hạt gần giống như các viên trân châu nhỏ màu trắng, thế nhưng được làm từ nguyên liệu hoàn toàn khác. Hạt sago có nhiều năng lượng và lợi ích cho sức khỏe con người, thường được sử dụng trong các món tráng miệng. Vậy hạt sago là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về hạt sago qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Hạt sago được làm từ bột sago, là loại tinh bột được chiết xuất từ lõi trong thân của cây cọ nhiệt đới, cây cọ sago còn có tên khác là Sagu Metroxylon. Hạt sago có hình dáng tương tự hạt trân châu và thường được chế biến thành các món tráng miệng thơm ngon như chè xoài sago, bánh pudding sago, chè sago lá dứa.
Đây là một món ăn chính ở Malaysia và Indonesia, tuy không bổ dưỡng nhưng có rất nhiều carbs, là năng lượng quan trọng và cần thiết đối với cơ thể. Ngoài hạt sago còn có bột sago, bột là loại tinh bột nguyên chất, còn hạt được tạo nên bằng cách trộn bột với nước thành các viên nhỏ màu trắng. Khi luộc lên, hạt sago có màu trắng trong và ăn khá ngon.
Tuy chỉ có tinh bột, thế nhưng trong hạt sago cũng có lượng protein nhỏ, chất xơ và chất béo, không có khoáng chất và vitamin. Trong 100g sago sẽ có các thành phần dinh dưỡng gồm: 332 calo; 83g card; kẽm 11% lượng tiêu thụ khuyến nghị mỗi ngày; protein ít hơn 1g; chất béo ít hơn 1g và ít hơn 1g chất xơ.
So với các loại bột kiều mạch hay bột lúa mì nguyên chất, hạt sago có chứa ít dinh dưỡng hơn rất nhiều.
Hạt sago không chỉ giúp các món đồ ngọt thêm ngon miệng và còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Khi đã biết được hạt sago là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của loại hạt này nhé!
Hạt sago được một số nghiên cứu chỉ ra rằng có ảnh hưởng tới hiệu suất luyện tập thể dục, thể thao. Nghiên cứu được thực hiện trên 8 người đi xe đạp, cho họ ăn đồ uống có chứa sago và protein đậu nành khi họ luyện tập, kết quả cho thấy họ tăng sức bền lên tới 37% và 84%, giúp họ chịu được bài tập lâu hơn.
Cũng theo một nghiên cứu, những người ăn cháo có hạt sago trước khi đi đạp xe trong 15 phút đã giúp họ làm tốt hơn đến 4%. Cũng bởi vậy, hạt sago có nguồn cards vô cùng cao và cung cấp cho cơ thể nhanh chóng, làm tăng hiệu quả sức bền và tăng cường khả năng phục hồi cơ thể.
Tế bào sẽ bị tổn thương bởi các gốc tự do, gây nên bệnh tim và ung thư, vì vậy bạn cần bổ sung các chất chống oxy hóa để giúp các gốc tự do trung hòa. Bạn có thể dùng hạt sago để cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa.
Trong hạt sago có nhiều loại polyphenol như flavonoid và tanin, là chất có tác dụng chống oxy hóa. Vì vậy, bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất polyphenol sẽ giúp giảm viêm, cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Có nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng khi cho các con chuột ăn hạt sago nhiều thì các gốc tự do ít bị tổn thương hơn, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và mức độ chống oxy hóa cao hơn.
Có tới 7,5% kháng tinh bột trong hạt sago, là tinh bột tuy không được cơ thể tiêu hóa nhưng lại giúp lợi khuẩn trong đường ruột được nuôi dưỡng, các lợi khuẩn này phá vỡ kháng tinh bột trong cơ thể và tạo nên axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Điều này giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, giảm lượng đường trong máu và hệ tiêu hóa được cải thiện.
Một nghiên cứu trên động vật còn chỉ ra hạt sago giúp giảm kháng insulin và tăng axit béo chuỗi ngắn ở trong ruột, là yếu tố gây bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim là chất béo trung tính và nồng độ Cholesterol trong máu cao, do đó bạn nên bổ sung hạt sago để hạ chất béo và Cholesterol trong máu. Có nghiên cứu cho thấy, các con chuột ăn hạt sago sẽ có chất béo trung tính thấp hơn và Cholesterol thấp hơn những con chuột được ăn bột năng, bởi hạt sago có nhiều tinh bột (amyloza) chuyển hóa chậm.
Khi cơ thể tiêu hóa tinh bột này lâu hơn, sẽ giúp đường trong máu được kiểm soát tốt hơn, qua đó cải thiện chất béo trung tính và Cholesterol. Cơ thể con người ăn nhiều chất amyloza cũng có tác dụng cải thiện mức độ kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu và Cholesterol, giảm thiểu yếu tố gây bệnh tim.
Hạt sago không có quá nhiều khoáng chất, vitamin và protein như các nguồn carbs khác như yến mạch, gạo nâu, kiều mạch, quinoa hay lúa mì nguyên chất. Tuy vậy, loại hạt này cũng là một trong các nguồn carbs bổ dưỡng, không có gluten.
Hạt sago được nấu chín là thực phẩm an toàn, thế nhưng bản chất cây cọ sago có độc, vì vậy nếu bạn ăn sago trực tiếp mà không nấu chín có thể gây tổn thương gan, buồn nôn hoặc dẫn tới tử vong. Thế nhưng, nếu bạn ăn sago chiết xuất từ cây sago khi đã nấu chín thì sẽ đảm bảo an toàn, không có độc tố.
Hiện nay, hạt sago được bày bán nhiều ở siêu thị, cửa hàng làm bánh hoặc bạn có thể mua qua sàn thương mại điện tử. Sau khi mua hạt sago về, bạn chế biến bằng cách sau đây: Bắc một nồi nước sôi lên bếp, sau đó cho nước vào theo tỷ lệ 100gr hạt sẽ cho khoảng 1 lít nước. Sau khi nước sôi, bạn cho hạt sago vào luộc trong 10 phút, nên khuấy đều khi luộc để tránh các hạt bị dính. Sau khi hạt sago chuyển sang màu trong suốt, bạn chỉ cần múc ra chậu nước đá để hạt dẻo hơn.
Sau khi luộc xong, bạn có thể cho hạt vào chè khoai môn, chè xoài, chè lá dứa hay các món tráng miệng khác…
Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr hạt sago; 70gr bột củ năng; khoai lang tím nghiền (số lượng tùy thích); 5 thìa cafe đường; 1 muỗng canh dầu thực vật và nước lọc.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn cho vào nồi 1 lít nước, bắc lên bếp đun sôi và chế biến hạt sago theo cách kể trên, chú ý khuấy đều và sau đó bắc khỏi bếp, hoặc bạn có thể luộc trong khoảng 8 phút, sau đó tắt bếp ủ thêm 25 phút nữa và đổ sang nước lạnh, để ráo.
Bước 2: Bạn luộc khoai lang tím cho chín, tán nhuyễn và vo thành từng viên nhỏ.
Bước 3: Trộn bột củ năng với nước lọc cho đều, sau đó cho thêm đường, dầu thực vật và hạt sago đã chín vào, đảo đều.
Bước 4: Bạn có thể dùng tay nặn bánh sago, cho nhân vào giữa và vo tròn lại, hoặc dùng khuôn làm bánh, chú ý quét dầu chống dính vào khuôn.
Bước 5: Đem bánh hấp lửa lớn trong 10 đến 12 phút, lấy bánh ra khỏi khuôn khi thấy bánh có màu trong suốt và thưởng thức.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết hạt sago là gì và một số thông tin về hạt sago. Đây là loại nguyên liệu giúp món tráng miệng, đồ uống trở nên hấp dẫn và trọn vị hơn. Bạn cũng có thể dùng hạt sago để làm thêm các món ăn khác như chè xoài sago, bánh pudding lá dứa… vừa ngon mà lại có tác dụng tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay tim mạch.
Yến chưng hạt sen là một món ăn bổ dưỡng, có nhiều công dụng thần kỳ đối với cơ thể. Vậy bạn đã biết được yến chưng hạt sen có tác dụng gì hay chưa? Truy cập bài viết bên dưới để biết được công dụng của tổ yến chưng hạt sen và lưu ý khi ăn nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023