Blog

Hành tinh lùn là gì? Khám phá thú vị về hành tinh lùn

01/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kiến thức địa lý về hệ mặt trời với những điều bí ẩn của nó luôn tạo ra sức hút lớn cho con người. Ai cũng hướng tới Vũ trụ xa xôi và đặt ra hàng ngàn, hàng vạn dấu chấm hỏi. Có quá nhiều điều để chúng ta khám phá từ vũ trụ, một trong số đó chính là các hành tinh lùn. bài viết này sẽ cung cấp thông tin từ các cuộc nghiên cứu để hiểu rõ hành tinh lùn là gì và các vấn đề xoay quanh nó. 

1. Hành tinh lùn là gì?

Hành tinh lùn là khái niệm được dùng để phân loại những thiên thể thuộc Hệ mặt trời. Thuật ngữ được sử dụng chính thức vào ngày 24/08/2006 bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế - cơ quan được quyền đặt tên cho các hành tinh, vật thể ở trong vũ trụ. 

Khái niệm hành tinh lùn

Dựa vào định nghĩa hành tinh lùn là gì đó, có thể thấy, điều kiện để một hành tinh được công nhận là hành tinh lùn nếu đáp ứng các yếu tố sau đây:

- Qũy đạo quay quanh Mặt Trời

- Khối lượng đạt mức để trọng trường của nó có thể thắng được lực vật rắn, có hình cân bằng thủy tĩnh.

- Gồm các vật thể khác chưa được dọn sạch nằm trong quỹ đạo

- Không phải là một vệ tinh của hành tinh nào khác.

Hành tinh lùn là gì

Nhìn chung, hành tinh lùn trong quan điểm của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế là một trong ba thể loại thuộc hệ Mặt Trời, cùng với hành tinh và những vật thể nhỏ khác.

Sao Diêm Vương với tên gọi là Pluto, chính là một hành tinh lùn. Khối lượng của sao Diêm Vương nặng thứ hai trong các hành tinh lùn của Hệ Mặt Trời. Hành tinh lùn có khối lượng nặng nhất là Eris. So về khối lượng của các vật thể quanh xung quanh mặt trời thì sao Diêm Vương xếp hạng nặng thứ 10.

2. Lý giải rõ nguyên nhân vì sao sao Diêm Vương được công nhận là hành tinh lùn

Trong mắt các nhà khoa học, sao Diêm Vương luôn được coi là hành tinh vô cùng kỳ quặc. Kích thước của nó nhỏ nhất trong số các hành tinh của hệ Mặt Trời với đường kính chỉ 2.377 m và thể tích so với Trái Đất của chúng ta chỉ bằng 1/500. 

Hành tinh lùn sao Diêm Vương

Ngay cả cách mà sao Diêm Vương quay quanh Mặt Trời cũng rất lạ, khác hẳn những cách quay thông thường. Nó quay theo trục nghiêng tạo ra quỹ đạo dẹt rất khác lạ. 

Tuy nhiên, từ năm 1992, đã có những phát hiện mới về các vật thể quay quanh mặt trời khác nằm ở vị trí rất xa, xa hơn sao Hải Vương. Sự phát hiện này đã đem tới thêm các đồng minh cho sao Diêm Vương và khẳng định sao Diêm Vương không phải là hành tinh dị thường duy nhất.

3. Khám phá lịch sử ra đời của những hành tinh lùn

3.1. Sự công nhận thuật ngữ Hành tinh lùn do đâu?

Ở thời điểm sao Diêm Vương được phát hiện ra vào năm 1930 như thông tin đã cập nhật trên đây thì nó cũng vấp phải chút rắc rối bởi sự dị dạng, kì lạ của nó so với các hành tinh thông thường. Nó không chỉ có kích thước nhỏ nhất mà còn mang lực hấp dẫn rất thấp. Bề mặt của nó không giống với các hành tinh ở gần mà lại giống các hành tinh nằm xa hơn rất nhiều như Trái Đất, Sao Kim, sao Hỏa. 

Sự công nhận các hành tinh lùn được bắt đầu từ năm 2006

Nhiều giả thuyết, sự xem xét đã được đặt ra như một thách thức đối với nền khoa học vũ trụ. Cho đến khi Eris được phát hiện ra mới có thêm căn cứ để các nhà khoa học tại Liên minh Thiên văn Quốc tế xác định cụ thể các tiêu chí phân loại đặc điểm chung của các vật thể cùng sao Diêm Vương. Kể từ đó khái niệm hành tinh lùn mới chính thức được tạo nên vào năm 2006. 

3.2. Có bao nhiêu hành tinh lùn?

Dựa vào đặc điểm nhận dạng hành tinh lùn là gì mà tổ chức IAU đã đưa ra thì công nhận hiện có 5 hành tinh lùn bao gồm sao Diêm Vương, Eris và Ceres cùng với Makemake và Haumea là hai vật thể nằm trong vành đai Kuiper. Ngoài ra, còn 4 thiên thể cũng được đồng công nhận là hành tinh lùn bởi các nhà thiên văn học có thể kế đến như Sedna, Quaoar, Gonggong và Orcus.

Hành tinh lùn Ceres được biết tới sớm hơn cả, nó cũng có kích thước nhỏ nhất trong số những hành tinh lùn tìm được. Thời gian Ceres được công nhận là hành tinh lùn cũng vào năm thuật ngữ này ra đời - 2006. Hành tinh này có vị trí nằm ở giữa sao Mộc và sao Hỏa. Nó cũng là một hành tinh lùn có khoảng cách ở gần Trái Đất nhất so với các hành tinh lùn khác. 

Có bao nhiêu hành tinh lùn

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều vật thể khác có thể cũng là hành tinh lùn và có được xếp loại vào nhóm hành tinh này hay không còn chờ các nhà khoa học nghiên cứu và kết luận. 

Các hành tinh lun vốn có đặc điểm rõ nhất đó là không có quỹ đạo riêng. Các cuộc nghiên cứu vũ trụ thiên văn liên tục tìm được các vật thể nằm ở vành đai Kuiper và xa hơn mà có thể đo được kích thước. Thế nhưng việc đo kích thước của chúng lại gặp phải rất nhiều khó khăn vì chúng ở quá xa con người. 

Nhà thiên văn học Brown đã tạm thời nhận định hơn 660 vật thể có khả năng trở thành hành tinh lun. Ông cùng với nhiều nhà nghiên cứu thiên văn khác đặt ra nghi ngờ rằng đang có vật thể to hơn ở rìa hệ Mặt Trời mà con người chưa tìm ra được nhưng không phải là hành tinh lùn. Trong giả định của Brown, ông cho rằng nó là một hành tinh có khối lượng to gấp 5 - 7 lần trái đất.

4. Thông tin thú vị liên quan đến hành tinh lùn

4.1. Mất 6kg khối lượng hơi nước trên hành tinh lùn Ceres cho mỗi giây

Kính viễn vọng Herschel đã quan sát được về các chùm hơi nước được bốc lên từ hành tinh lùn Ceres. Nguyên nhân hơi nước bốc lên là vì một phần bề mặt băng nóng lên. 

Hành tinh lùn Ceres

4.2. Thời gian một ngày trên hành tinh lùn Haumea

Hành tinh lùn Haumea mang diện mạo khá độc đáo vì nó có sự chuyển động cực nhanh tới mức khiến hình dạng trông giống như một quả trứng. Nguồn gốc của sự va chạm, tốc độ quay làm cho hành tinh lùn này có vật chất dày đặc thuộc top đầu. Sự ảnh hưởng của tốc độ quay quá nhanh đó chính là khiến cho ngày của Haumea rất ngắn, chỉ 3,9 tiếng.

Hành tinh Haumea và những điều kỳ thú

4.3. Eris từng được cho là hành tinh thứ 10

Trong hệ Mặt Trời, Eris chính là hành tinh lùn có trọng lượng nặng nhất, nó nặng hơn 20% sao Diêm Vương. Vốn dĩ nó gần tiệm cận được đặc điểm của một hành tinh để trở thành hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời song bản thân nó lại chưa đủ điều kiện nên vẫn là một hành tinh lùn vì những đặc điểm, điều kiện của Eris đáp ứng được tiêu chí hành tinh lùn hơn.

4.4. 1/3 bề mặt sao Diêm Vương được phủ băng

Do sao Diêm Vương được cấu tạo bởi thành phần là băng và đá với các khí chủ yếu là metan và carbon dioxide. Một ngày kéo dài đến tận 153,6 tiếng cho nên sao Diêm Vương được coi là một hành tinh lùn chậm chạp nhất.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn khám phá được hành tinh lùn là gì, có những hành tinh lùn nào. Xoay quanh đó còn có những khám phá vô cùng thú vị về sự tồn tại của hành tinh lùn. Đây sẽ là những nội dung giúp bạn củng cố cho mình kiến thức về khoa học vũ trụ thêm đa dạng.

Có những hành tinh nào trong hệ mặt trời

Có những hành tinh nào trong hệ mặt trời? Bài viết này sẽ mang đến cho chúng ta kiến thức về vũ trụ cơ bản nhất liên quan đến Hệ Mặt trời, nơi mà chúng ta đang sinh sống.

Các hành tinh trong hệ mặt trời

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023