Trái đất - nơi mà cả bạn và tôi đang tồn tại và phát triển cho đến thời điểm này chính là một trong số những hành tinh thuộc hệ Mặt trời, tuy nhiên không chỉ có mình Trái đất, hệ Mặt trời còn nhiều hành tinh khác nữa. Vậy bạn có biết tên các hành tinh trong hệ Mặt trời là gì và chúng có đặc điểm như thế nào hay không?
MỤC LỤC
Kiến thức về hệ Mặt trời hay các hành tinh xoay quanh nó thực sự thú vị, đây cũng là một trong số những kiến thức quan trọng xuất hiện trong sách giáo khoa dành cho học sinh các cấp bậc phổ thông.
Nếu như kiến thức về các hành tinh trong hệ Mặt trời của bạn đang bị hạn chế vậy thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ bên dưới này nhé.
Hệ Mặt Trời hay còn có tên gọi khác là Thái Dương Hệ, đây là một hệ hành tinh bao gồm nhiều hành tinh khác nhau và lấy Mặt Trời làm trung tâm để xoay quanh.
Tất cả những hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, trong đó Mặt trời chính là ngôi sao trung tâm và nổi bật nhất trong Thái Dương hệ này.
Mặt trời có một khối lượng khổng lồ, tạo ra nhiệt độ và mật độ đủ lớn để có thể giải phóng ra một lượng năng lượng khổng lồ, phần lớn bức xạ vào không gian dưới dạng bức xạ điện từ.
Mặt trời được xem là ngôi sao mẹ, phát ra nguồn sáng mãnh liệt sinh ra hiện tượng ngày và đêm.
Hiểu về Hệ Mặt Trời là gì vậy bạn có biết có mấy hành tinh trong Hệ Mặt Trời hay không?
Ban đầu, trong Hệ Mặt Trời có tới 9 hành tinh trong đó không bao gồm Mặt Trời. Những hành tinh trong Hệ Mặt Trời ở vòng trong gồm có Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả. Còn lại 5 hành tinh là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương thì sẽ đứng ở vòng ngoài.
Sao Diêm Vương đã xuất hiện vào năm 1930 với vai trò là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời, thế nhưng cho tới năm 1990 thì các nhà Thiên văn học lại tỏ ra nghi ngờ về vai trò này, họ luôn thắc mắc liệu rằng Pluto có phải là một hành tinh thực sự hay không?
Cho đến năm 2006, Hội Thiên Văn học Quốc tế chính thức gọi sao Diêm Vương là một hành tinh lùn và loại bỏ khỏi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Kể từ lúc này, Hệ Mặt Trời chỉ còn lại 8 hành tinh trừ đi sao Diêm Vương.
Vậy là bạn và tôi vừa khám phá đáp án cho câu hỏi “Có mấy hành tinh trong Hệ Mặt Trời”, có lẽ kiến thức về Thái Dương Hệ chưa thể dừng lại ở đây bởi vì chúng thực sự đang dạng và phong phú.
Những thông tin tiếp theo mà vieclam123.vn muốn chia sẻ với bạn đó là vị trí các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và một số đặc điểm thú vị của chúng. Theo dõi lần lượt từng phần để có kiến thức hữu ích bạn nhé.
Về cơ bản, sơ đồ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã được tôi làm rõ ở phần trên, cụ thể là Hệ Mặt Trời sẽ có 2 vòng là vòng trong và vòng ngoài.
Theo đó, vòng trong thì gồm 4 hành tinh gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả. Những hành tinh này đều được cấu tạo từ đá và kim loại cho nên còn được gọi với cái tên là “hành tinh đá”
Với vòng ngoài, 4 hành tinh lớn hơn như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Trong đó Sao Mộc và Sao Thổ được cấu tạo chủ yếu từ Heli và Hidro, còn lại Sao Thiên Vương và Hải Vương thì có cấu tạo từ băng và nước.
Tất cả 4 hành tinh ở vòng ngoài này được gọi là “hành tinh khí khổng lồ” bởi vì so với những hành tinh ở vòng trong thì khối lượng của chúng lớn hơn rất nhiều.
Vậy bạn có thấy sơ đồ các hành tinh của hệ Mặt Trời thú vị hay không? Hãy để lại cảm nhận của mình để mọi người cùng biết bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé.
Tóm lại, vị trí các hành tinh trong Hệ Mặt Trời sẽ được sắp xếp theo thứ tự sau đây:
Sao Thuỷ -> Sao Kim -> Trái Đất ->Sao Hoả -> Sao Mộc -> Sao Thổ -> Sao Thiên Vương -> Sao Hải Vương
Đó là những cái tên gọi tiếng Việt của các hành tinh, vậy tên các hành tinh của Hệ Mặt Trời bằng tiếng Anh là gì? Hơn nữa thông tin chi tiết về từng hành tinh trong Hệ Mặt Trời cụ thể như thế nào? Tiếp tục tham khảo thông tin bên dưới để có thêm kiến thức bổ ích bạn nhé.
Hành tinh này được đặt tên là Mercurius – đây là tên của một vị thần truyền tin có thể bay nhanh như gió, đi khắp mọi nơi trong thần thoại La Mã. Khi quan sát từ phía Trái Đất, chúng ta có thể thấy nó rất nhanh chóng khi trở lại vị trí tương ứng cũ so với Mặt Trời.
Quả đúng như vậy, sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời chỉ lớn hơn so với Mặt Trăng một chút ban ngày nó bị hơ nóng bởi ánh mặt trời, nhiệt độ có thể lên tới 450 độ C (840 độ F), nhưng ban đêm lại hạ xuống âm đến hàng trăm độ.
Sao Thủy hầu như không có không khí, chính vì thế mà bề mặt của sao này bị “rỗ” với nhiều hố lớn, giống như mặt trăng và có chu kỳ quỹ đạo nhỏ nhất trong số các hành tinh.
Hình ảnh thứ 2 trong hệ Mặt Trời đó là sao kim, đây là hành tinh cực kì nóng, thậm chí còn nóng hơn cả sao Thủy. Ở sao Thủy, bầu không khí rất độc hại, nó có áp suất lớn có thể nghiền nát và giết chết con người.
Các nhà khoa học đã mô tả sao Kim giống như một hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát. Sao Kim có kích thước và cấu trúc gần giống Trái Đất. Sao Kim gồm 2 vật thể khác nhau bao gồm: Thứ nhất là bầu trời buổi sáng và thứ hai là bầu trời buổi tối, đây là quan điểm của người Hy Lạp cổ đại.
Ngoại trừ Mặt Trời và Mặt Trăng thì sao Kim sáng hơn tất cả những ngôi sao khác, sao Kim cũng gây ra nhiều báo cáo về vật thể bay không xác định.
Hình ảnh thứ 3 được tính từ Mặt Trời, Trái Đất được coi là một hành tinh nước (waterworld), với 2/3 hành tinh được bao phủ bởi đại dương và là hành tinh duy nhất có thể tồn tại sự sống. Khí quyển trên Trái Đất bao gồm nitơ và oxy để duy trì sự sống cho con người.
Bề mặt Trái Đất được quay quanh trục với vận tốc 467 mét/giây. 29km mỗi giây là vận tốc của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Cái tên Earth không phải tên của một vị thần nào mà là một từ Anglo - Saxon có nghĩa là nền đất.
Đây là một hành tinh đầy đất đá và lạnh, bụi bẩn và ôxi sắt xuất hiện nhiều trên bề mặt sao Hỏa, chính điều này đã làm cho sao Hỏa có màu đỏ. Các nhà khoa học đã từng cho rằng, sao Hỏa sẽ ngập đầy nước nếu như nhiệt độ tăng cao, thế nhưng cho đến hiện nay sao Hỏa vẫn là một hành tinh lạnh và giống như một sa mạc bụi.
Bầu không khí ở bên trên bề mặt sao Hỏa quá mỏng, chính vì thế băng đá không thể tan được và nước lỏng không thể tồn tại. Các nhà nghiên cứu thiên văn đã từng cho rằng, trong quá khứ sao Hỏa đã từng tồn tại sự sống.
Sao Hỏa được phát hiện bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại, có thể quan sát được bằng mắt thường, nó được người La Mã đặt tên cho là Mars, đây là tên của một vị thần chiến tranh.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, đây là một hành tinh khổng lồ và chứa nhiều khí hiđrô và heli. Ở những độ cao khác nhau, lớp khí quyển hiện lên với nhiều dải may, do kết quả của hiện tượng loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên.
Mộc tinh có thể quan sát bằng mắt thường và được phát hiện từ thời Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại . Tên Jupiter được đặt bởi Thần thoại Hy Lạp và La Mã.
Sao Thổ được biết đến với đặc điểm nổi bật là vành đai. Christiaan Huygens sử dụng kính thiên văn để quan sát thì thấy đây là vành đai chứ không phải các vệ tinh nhỏ như Galileo từng nghĩ, các vành đai ấy được tạo bởi đá và băng đá.
Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu thiên văn vẫn chưa thể xác định được sao Thổ được hình thành như thế nào? Sao Thổ - Hành tinh khí khổng lồ này chứa hidro và heli.
Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã phát hiện ra Thổ tinh và có thể quan sát bằng mắt thường. Saturn chính là tên của thần nông La Mã.
Các nhà nghiên cứu đã cho rằng sao Thiên Vương đã từng va chạm với một số vật thể có kích thước tương đương, gây nghiêng. Sao Thiên Vương có màu lục - lam là do khí metan trong khí quyển.
Sao Thiên Vương được phát hiện bởi William Herschel năm 1781. Uranus là tên vị thần bầu trời Hy Lạp cổ đại cũng chính là tên của sao Thiên Vương, đây là hành tinh duy nhất được đặt tên một vị thần Hy Lạp.
Chúng ta biết đến sao Hải Vương là nhờ những cơn gió mạnh nhất – còn nhanh hơn tốc độ âm thanh. Sao Hải Vương nằm ở vị trí rất xa và lạnh. So với Trái Đất, sao Hải Vương có vị trí xa gấp 30 lần tính từ Mặt Trời.
Trước khi sao Hải Vương được phát hiện thì sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được các nhà thiên văn dự tính là có sự tồn tại bằng cách sử dụng Toán học. Hải Vương tinh lớn hơn so với Trái Đất khoảng 17 lần. Sao Hải Vương được phát hiện vào năm 1846, Neptune là tên được đặt theo Thần nước La Mã.
Ngoài những hành tinh trên, có thể bạn cũng quan tâm tới hành tinh lùn Dwarf Planet, vậy tôi cũng chia sẻ một số thông tin để hiểu rõ về sao Diêm Vương nhé.
Tính từ hệ mặt trời, Sao Diêm Vương từng được tính là hành tinh thứ 9. Năm 1999, sao Diêm Vương trở thành hành tinh xa nhất hệ Mặt Trời. Hành tinh lùn Pluto (hành tinh lùn) và Hải Vương tinh nằm cách nhau 228 năm.
Nó là hành tinh đá, lạnh cùng các bầu không khí phù du. Sao Diêm Vương được phát hiện bởi Clyde Tombaugh vào năm 1930, được đặt tên theo thần địa ngục của La Mã, Hades.
Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời thật thú vị phải không nào, tìm hiểu về Hệ Mặt Trời chưa bao giờ khiến chúng ta phải thất vọng. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có đặc điểm là rất khác biệt, có nghĩa là không có hành tinh nào sở hữu điểm chung với những hành tinh còn lại. Để biết rõ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có đặc điểm là gì mời bạn tiếp tục theo dõi phần thông tin bên dưới này nhé.
Các hành tinh của Hệ Mặt Trời tiếng Anh đã được làm rõ, nhiều bạn quan tâm không biết kích thước các hành tinh trong Hệ Mặt Trời là bao nhiêu? Cùng xem đáp án ở bên dưới nhé:
- Sao Thuỷ:
Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã phát hiện ra sao Thủy và có thể quan sát bằng mắt thường. Sao Thủy có đường kính: 4.878 km, có quỹ đạo: 88 ngày Trái Đất, ngày: 58,6 ngày Trái Đất, có khoảng cách từ Mặt Trời: 0,39 AU (57,9 triệu km), có nhiệt độ bề mặt vào ban đêm khoảng 100k, ngày khoảng 700k.
- Sao Kim:
Sao Kim được xác định bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và nó có thể quan sát bằng mắt thường, được đặt tên theo nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã. Sao Kim có đường kính: 12.104 km, có quỹ đạo là 225 ngày Trái Đất, ngày: 241 ngày Trái Đất, khoảng cách được tính từ Mặt Trời: 0,723 AU (108,2 triệu km), nhiệt độ bề mặt là 726K.
Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ mặt trời, là hành tinh sáng nhất trong bầu trời tối, chỉ đứng sau mặt trăng.
- Trái Đất:
Trái Đất có đường kính là 12.760 km, có quỹ đạo 365,24 ngày, ngày: 23 giờ, 56 phút, khoảng cách từ Mặt Trời là 1 AU (149.6 triệu km), nhiệt độ bề mặt: 260 – 310k.
Trái đất là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống của con người và sinh vật tính đến thời điểm nghiên cứu khoa học này.
- Sao Hoả:
Đường kính: 6.787 km, quỹ đạo: 687 ngày Trái Đất, ngày: chỉ hơn ngày Trái Đất (24 giờ, 37 phút), khoảng cách từ Mặt Trời: 1,524 AU (227.9 triệu km), nhiệt độ bề mặt: 150 – 310k đây là những số liệu thông tin cần biết về sao Hỏa.
Sao Hỏa còn có tên gọi khác là “hành tinh Đỏ”, bởi oxit sắt trên bề mặt tạo cho hành tinh có màu đỏ đặc trưng, theo quan sát, hình dáng sao Hỏa khá giống Mặt Trăng.
- Sao Mộc:
Đường kính: 139.822km, quỹ đạo: 11,9 năm Trái Đất, ngày: 9.8 giờ Trái Đất, nhiệt độ bề mặt: 120K, khoảng cách từ Mặt Trời: 5,203 AU (778,3 triệu km) đây là những số liệu thông tin cần biết về sao Mộc.
- Sao Thổ:
Sao Thổ có đường kính: 120.500 km, có quỹ đạo: 29.5 năm Trái Đất, ngày: khoảng 10,5 giờ Trái Đất, nó có khoảng cách từ hệ Mặt Trời là 9,536 AU (1,427 triệu km), có nhiệt độ bề mặt là: 88K.
- Sao Thiên Vương:
Đường kính 51.120km, quỹ đạo: 84 năm Trái Đất, ngày: 18 giờ Trái Đất là những thông số cần biết về Thiên Vương tinh.
Sao Thiên Vương có khối lượng lớn hơn Trái Đất gấp 14,5 lần, tuy vậy lại là hành tinh nhẹ nhất trong số các hành tinh khí khổng lồ (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương).
Sao Thiên Vương là sao lạnh nhất trong tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt Trời mặc dù đây không phải là hành tinh xa nhất.
- Sao Hải Vương:
Hiện nay, sao Hải Vương đang sở hữu đường kính 49.530 km cùng với quỹ đạo là 165 năm Trái Đất.
Sao Thiên Vương và sao Hải Vương là hai hành tinh băng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, lượng nhiệt nhận được từ mặt trời khá ít nên nhiệt độ ở hai hành tinh này khá thấp.
Như vậy các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm khác nhau, mỗi một hành tinh sẽ sở hữu cho mình một nét đặc trưng riêng, chính điều đó làm Hệ Mặt Trời càng trở nên hấp dẫn.
Sống trên hành tinh bao lâu vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Hệ Mặt Trời chưa?
Sẽ thật đáng tiếc nếu như bạn không tìm hiểu về sự thật này bởi vì đó là những kiến thức cực kỳ thú vị.
Hệ Mặt Trời chính xác được hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ trong đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Vào lúc đó, chủ yếu các khối lượng suy sụp đều được tích tụ ở trung tâm - chính là Mặt Trời bây giờ, số còn lại thì bị dẹp ra hình thành nên đĩa đám mây tiền hành tinh rồi dần tiến hoá thành các hành tinh và các tiểu thiên thể khác xoay xung quanh Mặt Trời.
Câu 1: Hành tinh nào trong hệ mặt trời có nhiều vệ tinh nhất được xác định cho đến nay, cho biết tên vệ tinh lớn nhất được xác định trong hành tinh đó?
Đáp án: Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất là sao Mộc, đến nay đã xác định được 67 vệ tinh trong đó vệ tinh lớn nhất trong hành tinh cũng như trong hệ mặt trời là Ganymede.
Câu 2: Hành tinh nào trong hệ mặt trời có nhiệt độ bề mặt cao nhất, giải thích tại sao?
Đáp án: Sao Kim là hành tinh có nhiệt độ bề mặt cao nhất bởi vì sao Kim có khí quyển dày với thành phần nhiều CO2, khiến nhiệt độ bề mặt cao hơn sao Thủy mặc dù sao Thủy gần mặt trời hơn, sao Thủy không có khí quyển.
Câu 3: Ở nơi nào trên Trái Đất có thể quan sát đủ 88 chòm sao khi quan sát liên tục trong năm, giải thích lí do?
Đáp án: Người đứng ở xích đạo có thể quan sát đủ 88 chòm sao khi quan sát liên tục trong năm vì xích đạo là khu vực duy nhất không bị cản bởi chính nó, có thể quan sát tới thiên cực Bắc và Nam của thiên cầu.
Câu 4: Mặt trời của chúng ta về cuối đời có thể trở thành loại thiên thể như thế nào, có thể xảy ra một vụ nổ nova hay không?
Đáp án: Sau khi kết thúc phản ứng nhiệt hạch, lớp ngoài của mặt trời sẽ phình to thành sao khổng lồ đỏ trước khi vỡ ra thành tinh vân hành tinh, nó sẽ không xảy ra nova bởi vì nó là sao đơn nên không có sao đồng hành tuôn sang.
Câu 5: Tại sao Mặt trời là sao còn Trái Đất và các hành tinh thì không?
Đáp án: Mặt trời có khối lượng lớn, lực hấp dẫn hướng tâm có thể phá vỡ lớp vỏ nguyên tử, hạt nhân hidro chuyển động tự do, dẫn đến phản ứng nhiệt hạch làm thiên thể phát sáng.
Câu 6: Trong các hành tinh thuộc hệ mặt trời, hành tinh nào có vành đai mở rộng nhất?
Đáp án: sao Thổ.
Câu 7: Sao Thổ là hành tinh lớn thứ bao nhiêu trong hệ mặt trời
Đáp án: Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong hệ mặt trời, sau sao Mộc.
Câu 8: Sao Thổ được đặt tên theo vị thần nào?
Đáp án: Sao Thổ được đặt tên theo vị thần Nông nghiệp. Người La Mã cổ đại gọi hành tinh này là Saturn, về sau Saturn được xem là vị thần thời gian bởi sao Thổ quay quanh trục rất nhanh nhưng quay quanh Mặt Trời lại rất chậm nên khiến người xưa liên hệ với thần thời gian.
Câu 9: Ở sao thổ có rất nhiều vệ tinh, vệ tinh lớn nhất tên là gì?
Đáp án: titan, là vệ tinh lớn thứ hai trong hệ mặt trời sau Ganymede của sao Mộc, là vệ tinh duy nhất có những đám mây và bầu không khí dày đặc xung quanh giống như một hành tinh.
Câu 10: Tàu không gian nào của NASA khám phá sao Thổ?
Đáp án: Tàu Cassini
Câu 11: Hành tinh nào có ngọn núi cao nhất hệ Mặt Trời?
Đáp án: Sao Hỏa có ngọn núi cao nhất hệ mặt trời, núi Olympus Mons.
Câu 12: Lý do nào khiến sao Hỏa được gọi là “hành tinh đỏ”
Đáp án: Do bề mặt có màu đỏ đặc trưng là màu của sắt oxit.
Câu 13: Sao Hỏa có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên?
Đáp án: Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên là Phobos (tên tiếng Anh có nghĩa là nỗi sợ) và Deimos (có nghĩa là khủng bố hoặc cái chết)
Câu 14: Kích thước của sao Hỏa so với Trái Đất như thế nào?
Đáp án: Bán kính sao Hỏa bằng một nửa bán kính Trái Đất, hai hành tinh này có những điểm tương đồng về độ nghiêng, cấu trúc, thành phần và cả sự hiện diện của nước trên bề mặt.
Câu 15: Trong số các hành tinh trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào bé nhất?
Đáp án: Sao Thủy bé nhất hệ Mặt Trời, sao Thủy là sao gần Mặt Trời nhất và cũng là sao bé nhất.
Câu 16: Sao Thủy có phải là hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời hay không?
Đáp án: Không, mặc dù sao Thủy gần Mặt Trời nhất. Sao Kim mới là hành tinh nóng nhất.
Câu 17: Khối lượng riêng trung bình của Sao Thủy thấp hơn Trái Đất có đúng không?
Đáp án: Đúng. Lý do là lõi của sao Thủy chứa nhiều sắt hơn các hành tinh còn lại và lõi của sao Thủy chiếm tới 42% thể tích.
Câu 18: Phải mất bao nhiêu ngày (ngày Trái Đất) để Sao Thủy hoàn thành chu kỳ quỹ đạo?
Đáp án: Sao Thủy chỉ mất 88 ngày để hoàn thành chu kỳ quỹ đạo, nhanh hơn hẳn các hành tinh khác. Tốc độ quay nhanh này là lý do vì sao sao Thủy được đặt tên theo vị thần đưa tin Hermes trong thần thoại Hy Lạp.
Câu 19: Có bao nhiêu tàu không gian từng tiếp cận với sao Thủy?
Đáp án: có 2 tàu không gian từng tiếp cận sao Thủy là tàu Mariner (1974-1975) và tàu Messenger (20040
Câu 20: Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt Trời?
Đáp án: Sao Mộc.
Câu 21: Có phải sao Mộc được xem là hành tinh đất đá?
Đáp án: Sai. Sao Mộc thuộc nhóm hành tinh khí khổng lồ, nằm trong cấu trúc vòng ngoài của hệ Mặt Trời.
Câu 22: Sao Mộc có chứa vệ tinh lớn nhất hệ Mặt Trời là đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Vệ tinh đó là Ganymede.
Câu 23: Vết đỏ lớn là tên gọi của cái gì?
Đáp án: Vết đỏ lớn là tên gọi của cơn bão xoáy khổng lồ, hoành hành trên sao Mộc suốt hàng trăm năm qua và vẫn đang tiếp tục co lại và thay đổi sắc thành da cam.
Câu 24: Sao Mộc mất bao lâu để hoàn thành một vòng quay quanh trục?
Đáp án: Sao Mộc mất 10 giờ để quay hết một vòng quanh trục.
Câu 25: Trong số các hành tinh trong hệ mặt trời, hành tinh được ví như địa ngục?
Đáp án: Sao Kim, bởi thời tiết trên sao Kim khắc nghiệt nhất vũ trụ.
Câu 26: Độ cao của ngọn núi lửa cao nhất trên sao Kim là bao nhiêu ?
Đáp án: 8km, là ngọn núi Matt Mons.
Câu 27: Tại sao Sao Kim được gọi là hành tinh sinh đôi, hành tinh chị em với Trái Đất?
Đáp án: Sao Kim và Trái Đất có kích thước, khối lượng, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần bằng nhau.
Câu 28: Gió trên sao Kim thổi rất mạnh đúng hay sai?
Đáp án: Đúng.
Câu 29: Sao Kim có thiên thể sáng nhất bầu trời đêm đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Sao Kim chỉ là thiên thể sáng thứ hai trong bầu trời đêm, vì dù là thiên thể sáng nhất trong hệ Mặt Trời nhưng chỉ đứng thứ hai trong bầu trời đêm, sau Mặt Trăng.
Câu 30: Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời không được đặt tên theo tên của vị thần Hy Lạp.
Đáp án: Trái Đất. Tên tiếng Anh của Trái Đất là Earth
Trong khi đó, các hành tinh khác đều được đặt tên theo tên vị thần, cụ thể:
Sao Thủy: tên tiếng Anh là Mercury, là thần Hermes vị thần đưa tin trong thần thoại Hy Lạp, lí do là bởi sao Thủy có tốc độ chuyển động nhanh nhất trong các hành tinh.
Sao Kim (Venus): được đặt tên theo thần sắc đẹp Aphrodite nhờ vẻ đẹp rực rỡ.
Sao Hỏa (Mars): được đặt tên theo thần chiến tranh Ares do lượng axit trên bề mặt hành tinh tạo ra màu đỏ đặc trưng.
Sao Mộc (Jupiter): được đặt tên theo thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp, là chúa tể các vị thần do Sao Mộc có kích thước lớn nhất trong hệ Mặt Trời.
Sao Thổ (Saturn): được đặt tên theo thần Cronus , cha của thần Zeus, bởi theo quan niệm thì Thổ sinh Mộc.
Sao Hải Vương (Neptune): được đặt tên theo vị thần của biển cả là Poseidon.
Câu 31: Ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất trong bao lâu?
Đáp án: 8p 19'
Câu 32: Nguyên tố nào chiếm 78% khí quyển Trái Đất?
Đáp án: Khí Nitơ.
Câu 33: Con người mới phát hiện Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện tượng kiến tạo mảng đúng không?
Đáp án: Đúng.
Câu 34: Đại dương chiếm 97% lượng nước của Trái Đất đúng hay sai?
Đáp án: Đúng.
Câu 35: Chất hữu có có tồn tại trên sao Hỏa không?
Đáp án: có, hợp chất chứa cacbon trong đá và khí methane trong bầu khí quyển.
Còn có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm hay về các hành tinh trong hệ Mặt Trời cũng như còn nhiều điều thú vị về những hành tinh này chờ bạn khám phá. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn dành rất nhiều thời gian trong cuộc đời để nghiên cứu.
Nếu như bạn có niềm đam mê tìm hiểu về Hệ Mặt Trời thì chắc hẳn bạn cũng muốn được ngắm nhìn những hình ảnh vô cùng ưa mắt của các hành tinh trong đó có Trái Đất của chúng ta đúng không?
Không thể các bạn phải chờ lâu, dưới đây là một số hình ảnh mô phỏng xoay quanh Hệ Mặt Trời vô cùng đẹp mắt, mời bạn cùng chiêm ngưỡng:
- Hình ảnh Hệ Mặt Trời số 1:
- Hình ảnh Hệ Mặt Trời số 2:
- Hình ảnh Hệ Mặt Trời số 3:
- Hình ảnh Hệ Mặt Trời số 4:
Như vậy trên đây là những hiểu biết chi tiết nhất về các hành tinh trong hệ Mặt Trời cũng như những câu hỏi thú vị xoay quanh để bạn có thể nắm chắc kiến thức hơn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm nổi bật của các hành tinh, cũng như khơi dậy niềm đam mê khám phá trong lĩnh vực thiên văn học.
Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời cũng chính là một phần kiến thức thuộc môn địa lý, nếu như bạn nào còn chưa biết học môn địa lý để làm gì và cách học môn địa lý hiệu quả ra sao thì tham khảo ngay bài viết này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ