Chắc hẳn Chúa Giê-su không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là những người thuộc tín đồ của Kitô giáo. Và một ngày lễ đặc biệt được nhắc đến kèm với Chúa chính là ngày lễ Good Friday. Vậy hiểu Good Friday là ngày gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với người dân nước Anh? hãy cùng đọc nội dung bài viết để hiểu rõ hơn nhé.
MỤC LỤC
Đối với tất cả những người theo đạo Kitô giáo trên toàn thế giới thì có lẽ Good Friday chính là ngày lễ quan trọng nhất đối với họ và là ngày thiêng liêng nhất trong lịch phụng vụ Giáo hội. Vậy ngày lễ này được hiểu như thế nào?
Good Friday hay còn được gọi với cái tên thuần việt là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hay Thứ sáu Tốt lành, đây là ngày lễ được tổ chức vào thứ sáu trước Lễ Phục Sinh. Đây là ngày lễ kỷ niệm sự đóng đinh thập giá và cái chết đau thương của chúa Giêsu tại Canvary.
Ngày lễ này liệu có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào khi xuất hiện cái chết nhưng lại gọi là “tốt lành”.
Chúa Giêsu- là một thợ mộc xứ Do thái luôn bị nhà cầm quyền của thời kỳ đó lên án một cách tàn bạo. Chúa Giêsu đã bị xử tử với một cái chết cực kỳ bi thảm và thê thương. Bị đánh đập dã man, bị đóng đinh trên cây thập giá, chịu đựng, tất cả những đớn đau cho đến khi sức cùng lực kiệt mà chết.
Chính vì vậy, người dân nước Anh đã lựa chọn Thứ sáu- Ngày lễ Tuần Thánh là một ngày lễ linh thiêng để cầu nguyện, đặc biệt là những người theo Kitô giáo sẽ đọc những đoạn Phúc âm viết về sự việc dẫn tới sự đóng đinh của Chúa Giêsu vào cây thánh giá.
Mặc dù là vậy nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều khúc mắc chưa được giải đáp chi tiết về bi kịch ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
- Good Friday gắn liền với cái tên ngày lễ Thứ Sáu Tuần Thánh nghĩa là tốt lành, những điều linh thiêng, ý nghĩa.
- Ở một số quốc gia, ngày Good Friday được thực hiện theo nhiều hành động khác nhau:
+ Ở công giáo La Mã chỉ định giữ chay và kiêng thịt. Thức ăn sẽ được gộp lại thành một bữa hoặc sẽ được chia thành hai bữa ăn nhỏ.
+ Ở Mỹ: sẽ không hẳn là một ngày nghỉ không làm việc nhưng người dân cũng sẽ chỉ làm việc cho đến khi bắt đầu phụng tự buổi chiều.
- Good Friday - Ngày thứ sáu Tốt lành được coi là một ngày quốc lễ quan trọng ở nước Anh. Vào ngày này mọi người sẽ dừng mọi hoạt động và sẽ cùng tham gia cầu nguyện.
- Là ngày lễ mang ý nghĩa cực kỳ đặc biệt đối với những người theo Kitô giáo. Đây sẽ là ngày để họ tưởng nhớ và và thậm chí là diễn lại việc chúa Giêsu đã bị đóng đinh.
- Việc phụng tự trong ngày lễ Good Friday là hình ảnh những chiếc khăn tím báo trùm các ảnh tượng với cây thánh giá đặt gần bàn thờ để tôn kính. Việc phụng sự yêu cầu sự hình thức, sự long trọng mang tính bền bỉ.
- Thứ Sáu Tuần Thánh được coi là ngày lễ linh thiêng và có ý nghĩa lớn không chỉ riêng đối với những người theo đạo Kitô giáo mà còn là ngày lễ quan trọng với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- Vào ngày này, họ sẽ thể hiện nỗi tưởng nhớ đến sự thống khổ của Chúa khi bị phản bội, chế nhạo và chịu sự sỉ nhục thậm tệ và cuối cùng là bị giết chết bằng việc đóng đinh lên cây thánh giá- một hình được coi là nặng nề và tồi tệ nhất từ trước tới nay.
- Tuy nhiên Thứ sáu Tốt lành cũng sẽ là ngày mà các Kitô hữu hướng đến việc cảm thể, thể hiện lòng thành biết ơn mà Thiên Chúa đã ban cho họ, sám hối về những lỗi lầm mà họ đã phạm phải. Đồng thời cũng kính dâng lên Người- thiên Chúa tối cao những lời cầu xin cho toàn thể nhân loại trong trần thế nhân gian. Mong Chúa luôn bảo vệ, che chở và tiếp thêm sức mạnh cho họ tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu với cuộc sống nhân loại đầy rẫy những bộn bề.
Thời gian diễn ra lễ Good Friday đối với tùng năm là khác nhau, tuy nhiên sẽ rơi vào ngày thứ sáu trước Lễ Phục Sinh khoảng 2 ngày và thông thường sẽ rơi vào khoảng tuần thứ ba của tháng 4 hàng năm.
- Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày duy nhất trong năm không diễn ra Thánh Lễ. tức là sẽ không thực hiện việc truyền phép Thánh Thể trong ngày này. Thế nhưng các Thánh Thể vẫn sẽ được giữ từ ngày Thánh Lễ hôm trước và các Kitô hữu vẫn có thể đón nhận những Thánh Thể.
- Thông thường theo đúng lệ thì các bí tích sẽ không được thực hiện nhưng nếu trong trường hợp khẩn cấp thì vẫn có lễ rửa tội cho những người hấp hối hay các nghi thức an táng cho người đã khuất nhưng sẽ không kèm theo tiếng chuông hay đàn hát, tất cả đều phải diễn ra trong im lặng.
Vấn đề ăn uống luôn là điều được đề cập khá nhiều trong mỗi nghi lễ, đặc biệt là những nghi thức tôn thờ thánh thần.
- Đối với ngày lễ Good Friday, việc ăn chay và kiêng thịt là truyền thống đã có từ lâu bởi vào chính ngày này, Chúa đã bị phản bội, bị hành hạ, đánh đập thậm tệ bởi chính những con người đã từng tung hô Ngài là vạn tuế, là bậc tối cao nhưng lại có những hành động dã man ngay sau đó.
- Hơn nữa vào ngày này cũng sẽ thực hiện việc không ăn uống trong vòng 12 đến 15 giờ đồng hồ để cảm nhận những nỗi đau thấu xương của Chúa Giêsu, và cũng là để sám hối về những tội lỗi của họ- những con người đã không dám đứng lên bảo vệ sự thật, bảo vệ người mà bản thân luôn tôn kính, không dám đấu tranh để giành lại sự công bằng.
Như đã đề cập ở trên, Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ không có Thánh Lễ, tuy nhiên vẫn được tiến hành nghi thức tôn kính thánh giá nhằm tưởng niệm nỗi khổ cực và cái chết đáng thương của Chúa Giêsu.
Nghi thức này sẽ được cử hành vào lúc 3 giờ chiều, là khoảng thời gian mà Chúa đã trút hơi thở cuối cùng sau khi bị trên trong một khoảng thời gian dài trên cây thánh giá. Tùy vào hoàn cảnh mà nghi thức sẽ được thực hiện muộn hơn so với giờ chính nhưng phải luôn đảm bảo rằng nghi thức phải được thực hiện trước 9 giờ tối.
Good Friday- Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà chúa đã ngã xuống, kết thúc cho sự sống nhưng cũng chính là khởi đầu của sự phục sinh.
Lễ Phục Sinh, Chúa Giêsu sẽ sống lại.
Ngày Thứ sáu Tốt lành thực sự là một ngày lễ lớn, mang nhiều ý nghĩa không chỉ riêng đối với những người theo đạo, người người dân nước Anh mà còn quan trọng đối với nhiều người trên thế giới. Nó là sự nhắc nhở về một bi thương, sự thống khổ về con người đã phải chịu bao cực khổ, đắng cay vì cái chết oan đồng thời cũng là ngày để mọi người nhìn nhận lại bản thân, sám hối những tội lỗi của bản thân, những điều mà bản thân coi là hèn nhát, đáng xấu hổ.
Trên đây là những lời giải thích chi tiết về Good Friday là ngày gì, vieclam123.vn mong rằng bạn đã hiểu và cảm nhận được những điều thú vị về ngày lễ này. Nếu bạn cũng tìm được thêm những thông tin hay nào khác thì hãy đóng góp với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành.
Bạn đã từng nghe đến lễ Hằng Thuận là lễ gì hay chưa? Nếu cũng tò mò về những đặc điểm và ý nghĩa trong lễ này thì cùng theo dõi bài viết nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023