Chúng ta thường nghe nhắc tới khái niệm "giá hiện hành" khi nghe những bản tin kinh tế - thị trường trên vô tuyến. Chắc hẳn có đôi lần bạn cũng tò mò không biết giá hiện hành là gì. Nếu mới chỉ dừng lại ở đây, bạn hãy đọc ngay bài viết Giá hiện hành là gì? Giá hiện hành có ý nghĩa quan trọng ra sao? để làm rõ thắc mắc của mình. Cập nhật ngay cùng vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Giá hiện hành là một thuật ngữ thuộc kinh tế, vì thế nó còn được dùng phổ biến bằng thuật ngữ tiếng Anh là Current Price. Đây là thuật ngữ thể hiện giá gần nhất của một loại vật phẩm có giá trị như tiền tệ, cổ phiếu, kim loại quý, hàng hóa, ... ở trên sàn giao dịch. giá hiện hành chính là một chỉ số đáng tin cậy nhất khi chúng ta muốn tiếp cận với những loại nêu trên.
Tại danh sách các danh mục đầu tư đã niêm yết, giá hiện hành được có ý nghĩa thể hiện giá trị ở chính ngày đã công bố.
Dựa vào chia sẻ nêu trên, bạn mới nắm được một cách cơ bản và tổng quan nhất về giá hiện hành. Những người có hoặc thường xuyên thực hiện các giao dịch trên thị trường thì phải nắm được đặc điểm và sự phân loại giá hiện hành để đưa ra những quyết định đầu tư, chi trả phù hợp đồng thời cần thiết phải nhận ra giữa giá hiện hành với khái niệm tài chính là gì có khác biệt ra sao.
Giá hiện hành thể hiện mức giá được giao dịch lần cuối của một cổ phiếu hay chứng khoán nào đó. Do vậy, giá hiện hành còn được gọi với tên khác là giá thị trường. Tại thị trường mang tính chất mở, loại giá trị này có phương thức hoạt động của một nền tảng cơ sở. Nó thể hiện giá trị (giá) mà người mua thì đã sẵn sàng chi trả và người bán cũng sẵn sàng chấp nhận được ở một chứng khoán nhưng áp dụng cho giao dịch tiếp theo.
Về tính chất, giá hiện hành không mang tính ổn định, sẽ có những khi loại giá này rơi vào trường hợp bất ổn. Chủ yếu là khi cung và cầu trong chứng khoán có sự thay đổi, giá hiện hành sẽ liên tục có sự thay đổi.
Giá hiện hành dược phân loại dựa vào thị trường nơi các chứng khoán tồn tại và được giao dịch.
Chứng khoán khi được giao dịch trên sàn giao dịch thông qua thị trường OTC, giá hiện hành được hình thành bởi giá hỏi mua hiện tại do người mua niêm yết và giá chào bán do người bán niêm yết. Xét từ góc độ bản chất của giá hiện hành trong thị trường OTC, nó chính là giá cả dao động theo cung và cầu.
Các nhà hoạt động, đầu tư trái phiếu xác định giá hiện hành bằng việc so sánh hai loại lãi suất là lãi hiện tại với lãi liên có sự liên quan tới giá hỏi mua. Mệnh giá tiền tệ sau đó sẽ được điều chỉnh dựa vào các khoản lãi còn lại khi đủ điều kiện xuất hiện trái phiếu đáo hạn. Càng gần ngày đáo hạn, giá hiện hành sẽ càng gần mệnh giá ở trên niêm yết ở trái phiếu.
Tại một cửa hàng bán lẻ, giá hiện hành cho một mặt hàng chính là giá tiền tại thời điểm đó tính cho mặt hàng đó. Khi mặt hàng được giảm giá thì cũng đồng nghĩa với việc giá sau giảm sẽ thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó.
Hai lý do cơ bản khiến cho giá thị trường có thể thay đổi. Thứ nhất là sự sụt giảm các sản phẩm/dịch vụ có sẵn, thứ hai là sự tăng lên về tính khả dụng của sản phẩm/dịch vụ.
Ở trường hợp thứ nhất, việc giảm hàng hóa/dịch vụ có sẵn sẽ thúc đẩy việc người tiêu dùng có xu hướng chi trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm/dịch vụ đó để đáp ứng nhu cầu của họ. Độ hiếm của sản phẩm/dịch vụ càng tăng thì theo quy luật về nhu cầu, chúng càng có giá trị lớn trong thị trường và đối với người tiêu dùng.
Ngược lại, nếu tính khả dụng của sản phẩm/dịch vụ tăng đồng nghĩa rằng khách hàng rất dễ dàng có được thì chính họ sẽ từ chối việc trả giá cao cho sản phẩm/dịch vụ này. Đơn giản bởi vì sẽ có nhiều nơi khác cung cấp cùng sản phẩm hay dịch vụ đó với giá cả thấp hơn.
Doanh nghiệp cần phải bám sát thị trường để cập nhật sâu sắc hai trạng thái này để khi xảy đến sẽ có sự điều chỉnh giá hiện hành sao cho phù hợp và đúng lúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế của khách hàng và thị trường nói chung, đồng thời đảm bảo ổn định và an toàn cho hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Dựa trên khám phá giá hiện hành là gì đã phân tích ở trên thì chúng ta đã biết giá thị trường hiện hành phụ thuộc vào quy luật cung cấp là cốt lõi song không chỉ có vậy, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến giá hiện hành mà doanh nghiệp sẽ phải nắm được để chủ động xử lý, điều chỉnh giá cho hợp lý.
Trong đó có những yếu tố có thể kiểm soát được và có những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát. Nhưng doanh nghiệp vẫn nên nắm bắt để có thể hạn chế những tác động xấu nhất có thể.
Hai yếu tố này sẽ gây ra nguy cơ rất lớn đến sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu cung cấp đến các nhà máy sản xuất. Một khi nguồn cung cho những sản phẩm thiết yếu sụt giảm thì đương nhiên quá trình hàng hóa được sản xuất ra sẽ bị chậm, chưa kể hao hụt đáng kể về số lượng. Từ đó làm cho khả năng cung ứng của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Hai yếu tố này tác động tới giá cân bằng. Khi chúng bị giảm có thể gây ra giá trị cho tiêu dùng đắt đỏ hơn nên người tiêu dùng phần lớn khó có thể trả giá được như trước.
Xét trường hợp ngược lại, tiền lương, việc làm gia tăng thì người tiêu dùng có khả năng chi trả nhiều tiền. Vậy nên giá trị trường của sản phẩm/dịch vụ cũng theo đó mà tăng cao hơn.
Nếu bạn quan tâm và muốn tìm kiếm giá hiện hành thì kết quả nằm ở tại nơi diễn ra sự cân bằng giữa cung và cầu. Đồng thời, bạn cần sử dụng phương pháp nghiên cứu một số yếu tố gồm số lượng nhà cung cấp, xu hướng thị trường, lượng người mua ở thời điểm hiện tại.
Tính toán giá hiện hành không áp dụng công thức đơn giản nào trong kinh doanh nào cho nên nó chính là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Thay vào đó, bạn phải tính toán bằng cách tạo biểu đồ. tại điểm cung - cầu gặp nhau thì đó chính là mấu chốt cho bạn xác định giá hiện hành.
Như vậy, việc cập nhật thông tin để hiểu giá hiện hành là gì và các đặc điểm, trạng thái khác nhau của giá hiện hành rất quan trọng đối với doanh nghiệp. vieclam123 khẳng định khi nắm chắc giá trị này, doanh nghiệp sẽ biết cách "chiều lòng" khách hàng và khiến cho họ luôn hài lòng với sự cung cấp dịch vụ, hàng hóa có "giá cả hợp lý".
Vốn hóa thị trường là gì? Khám phá câu trả lời cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn củng cố cho mình kiến thức quan trọng về mảng kinh tế.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023