Blog

Floor supervisor là gì? Những cơ hội hấp dẫn từ nghề này

20/10/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Floor supervisor là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trong những năm trở lại đây, khi mà loại hình kinh doanh khách sạn quy mô lớn ngày càng phát triển. Vì thế nhiều người cũng đổ dồn vào quan tâm đến vị trí này. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra như floor supervisor là gì? floor supervisor làm những công việc gì? Mức lương của vị trí này có hấp dẫn không? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu về nghề này rõ hơn nhé.

1. Floor supervisor là gì?

Floor supervisor là thuật ngữ chuyên ngành dùng ở lĩnh vực khách sạn. Nó chỉ vị trí giám sát tầng, phụ trách các công việc, nhân lực tại khu vực được phân công cụ thể. Sự giám sát để đảm bảo khu vực luôn ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, từ trong phòng khách cho đến toàn khu vực được phân công. Bên cạnh đó, nhân viên giám sát khu vực cũng phụ trách đào tạo đội ngũ nhân viên buồng phòng thuộc khu vực mình quản lý. Qua sự giám sát đó, floor supervisor đào tạo đội ngũ của mình trau dồi kỹ năng, hình thành thái độ phục vụ tốt để duy trì mọi hoạt động trong khách sạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, quan trọng hơn cả là mang đến sự thuận lợi cho khách hàng lưu trú. 

Floor supervisor là gì?

Xác định vị trí của chức vụ floor supervisor, đây cũng là một vị trí trong cấp quản lý nhưng xếp vào cấp trung. Họ làm việc dưới quyền chỉ đạo từ Trưởng bộ phận buồng phòng. Tuy vậy, tùy vào quy mô khách sạn và số tầng trong khách sạn để quyết định số floor supervisor cần tuyển dụng là bao nhiêu tại mỗi khách sạn. 

Mặc dù floor supervisor là vị trí ngày càng phổ biến thế nhưng công việc này cũng chỉ được tuyển dụng chủ yếu tại các khách sạn lớn, đẳng cấp 4 - 5 sao. Lý do là vì chỉ trong những khách sạn cao cấp mới đặt ra tiêu chuẩn dịch vụ cao, bất kể yếu tố nào trong khách sạn cũng phải có những bộ phận riêng để coi sóc, chăm lo, luôn đem tới cho khách sạn sự sạch sẽ, ngăn nắp. Trong khách sạn quy mô nhỏ hơn chủ yếu chỉ có người giám sát buồng phòng quản thúc mọi vấn đề của khách sạn.

Như thế, việc tìm hiểu floor supervisor vô cùng quan trọng. Hãy nắm bắt ngay những thông tin chi tiết về nhiệm vụ, nghiệp vụ, các tiêu chuẩn nghề nghiệp cần đáp ứng để qua đó xem xét mức độ phù hợp cũng như cơ hội mà bạn có thể nắm giữ nếu theo đuổi vị trí này. Cùng vieclam123.vn khám phá tiếp về công việc này. 

Người giám sát tầng

2. Những nhiệm vụ của một floor supervisor

Tùy theo quy mô khách sạn và khối lượng công việc cần xử lý mà nhu cầu tuyển dụng floor supervisor sẽ tương đương. Cũng dựa vào nhiều yếu tố, mỗi khách sạn sẽ đặt ra một bản mô tả công việc riêng cho floor supervisor của mình nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của floor supervisor. Bảng phân công công việc có thể không giống nhau, nhiệm vụ ít hay nhiều sẽ tùy vào thực tế của từng khách sạn nhưng có những nhiệm vụ cốt yếu bất cứ floor supervisor nơi nào cũng có. 

Những nhiệm vụ đó là gì?

Floor supervisor có nhiệm vụ gì?

2.1. Nhóm công việc kiểm tra, kiểm soát

Nhiệm vụ này đòi hỏi giám sát tầng luôn phải vận hành mọi công việc tại khu vực tầng được giao một cách trơn tru. Để nắm bắt mọi thứ dễ dàng hơn, người giám sát sẽ lên kế hoạch phân công công việc cụ thể và phù hợp cho các nhân viên thông qua bảng phân công. 

Thông thường, bạn có thể note lại những lưu ý quan trọng, đặc biệt mà một nhân viên nào đó phải đáp ứng hoặc ghi chú những căn phòng đặc biệt hơn cần phục vụ như thế nào. Dựa vào sự phân công càng tỉ mỉ, chi tiết của bạn thì sẽ nhân viên khi tiếp nhận công việc càng dễ triển khai đúng tinh thần.

Công việc của giám sát tầng

Bên cạnh việc phân công nhiệm vụ hàng ngày thì floor supervisor cũng là người chịu trách nhiệm đối với hiệu suất, chất lượng công việc được tạo ra ở từng khu vực cụ thể trong tầng do mình quản lý bao gồm sự đảm bảo từ trong phòng khách đến khu vực hành lang, các khu lân cận đã được phân công phụ trách. Tất cả các đầu việc đều phải đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn mà khách sạn quy định cũng như hướng dẫn của quản lý cấp trên.

Không chỉ giám sát công việc trực tiếp do những người nhân viên buồng phòng phụ trách, giám sát tầng còn phải kiểm tra cả thiết bị kỹ thuật phục vụ tại khu vực tầng, luôn xem trong phòng có khách có đầy đủ các tiện nghi đúng tiêu chuẩn quy định của khách sạn hay chưa. Sau đó, mọi sự giám sát này đều cần báo cáo lại cho cấp trên cũng như chủ động sắp xếp bộ phận Bảo trì xử lý các phát sinh trục trặc.

Tăng cường kiểm tra đối với phòng đã có khách đặt trước trong thời gian chờ đón khách tới. Như thế sẽ giúp khách sạn đảm bảo phòng đã được chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ và tiện nghi nhất để giao cho khách, cũng là giao đến họ sự trải nghiệm tuyệt vời, chất lượng nhất.

2.2. Xử lý các vấn đề phát sinh 

Khách sạn là nơi lưu trú, cũng sẽ không tránh khỏi những tình huống không mong muốn phát sinh. Trong đó, các vấn đề về thất lạc tài sản, bỏ quên đồ khi rời khỏi khách sạn xảy ra rất thường xuyên. Lúc này, cần phải có người trực tiếp đứng ra phụ trách, xử lý. Không ai khác đó chính là floor supervisor. 

Họ cần phải khéo léo giải quyết mọi việc để khách hàng cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào sự chuyên nghiệp của khách sạn. Tránh để xảy ra cãi vã, to tiếng khi khách hàng cảm thấy lo lắng, hoang mang vì bị thất lạc những món đồ quan trọng. Điều đó sẽ chỉ khiến hình ảnh của khách sạn bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Floor supervisor xử lý các vấn đề phát sinh

Cũng để đảm bảo sự trải nghiệm từ khách tại khách sạn là tốt nhất, ngoài việc giải quyết ổn thỏa mọi rắc rối phát sinh thì giám sát tầng cũng phải thường xuyên hỏi thăm sự hài lòng của họ, lắng nghe cảm nhận, trải nghiệm của họ để kịp thời điều chỉnh. Việc này giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của khách sạn và càng giúp khách lưu trú có ấn tượng tốt về sự chu đáo của khách sạn mà tất cả những điều tuyệt vời này lại được làm nên từ chính người phụ trách giám sát tầng.

3. Lương của nhân viên giám sát tầng

Ghi nhận từ thông tin chia sẻ của nhiều khách sạn lớn, chúng ta khai thác được mức lương mà vị trí floor supervisor nhận được ở các khách sạn lớn rơi vào khoảng con số từ 5 đến 10 triệu đồng khi mới nhận việc. Chắc chắn con số này sẽ được thay đổi đáng kể nếu như bạn làm trong thời gian lâu dài hoặc tùy vào quy mô của khách sạn, hiệu suất do chính bạn tạo ra cũng như lượng công việc được giao phó.

Chế độ dành cho nghề giám sát tầng

Đi kèm với mức lương cơ bản thì floor supervisor cũng sẽ được nhận đầy đủ mọi đãi ngộ, chế độ phúc lợi đúng theo chính sách lao động của Luật lao động và của khách sạn và nếu có biểu hiện làm việc tốt, là một floor supervisor ưu tú thì rất nhanh chóng, bạn có thể được thăng chức lên trưởng bộ phận buồng phòng. 

Như vậy, với bài chia sẻ này, bạn đã biết floor supervisor. Quan trọng hơn, qua đó bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để nắm giữ vị trí này chắc chắn. Chúc bạn sớm gặt hái nhiều thành công với lựa chọn trở thành floor supervisor.

Tìm hiểu khái niệm Supervisor là gì

Supervisor là gì? Đọc bài viết bên dưới để hiểu về thuật ngữ này nhé. Bạn sẽ có thêm sự lựa chọn ở mảng khách sạn.

Supervisor là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023