close
cách
cách cách cách cách cách

Supervisor là gì? Công việc, kỹ năng cần thiết của Supervisor

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Supervisor là người giám sát công việc, hỗ trợ quản lí, điều phối hoạt động của nhân viên cấp dưới trong phạm vi của mình. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết về vị trí công việc này nhé.

1. Supervisor là gì?

Supervisor là một từ tiếng Anh để chỉ người giám sát công việc trong một công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Supervisor có vai trò hỗ trợ quản lí, điều hành công việc của những nhân viên cấp dưới mình. 

Một số khái niệm khác liên quan tới vị trí Supervisor mà bạn cần nắm được như:

Shift supervisor: là tổ trưởng/ trưởng ca, giám sát ca, người trực tiếp quản kí ca củ mình. Với công việc giám sát, họ có thể khiến công việc đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, nếu trong khu vực nhà hàng, khách sạn thì các Shift Leader sẽ còn được được chia nhỏ hơn quản lý từng ca trực, bộ phận. 

Housekeeping supervisor: là trưởng bộ phận buồng phòng trong khách sạn. Họ là người chịu trách nhiệm quản lý, điều tiết, điều phối thực hiện các công việc thuộc bộ phận buồng phòng của khách sạn. Bảng mô tả công việc hằng ngày của nhân viên sẽ được Housekeeping Manager lập ra và giao trực tiếp công việc cho họ

Mức lương của Supervisor có thể dao động trong khoảng 7-12 triệu, tùy vào từng ngành nghề cụ thể và kinh nghiệm làm viêc của từng người.

Xem thêm: Tổng hợp những mẫu CV quản lý đẹp và chuyên nghiệp nhất.

Supervisor là gì

2. Công việc của Supervisor là gì?

Công việc thường ngày của Supervisor có thể phải làm như sau:

- Giám sát mọi hoạt động của nhân viên dưới quyền như chia ca, phân công nhiệm vụ công việc cho nhân viên.

- Giám sát, quản lý hàng hóa đã cung cấp.

- Giám sát hoạt động tiến độ kinh doanh.

- Điều phối, hỗ trợ phục vụ khách hàng, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ.

- Giám sát mọi hoạt động của đối thủ kinh doanh.

- Lập kế hoạch kinh doanh và phương án hành động để thúc đẩy kinh doanh.

- Chịu sự quản lý và báo cáo trực tiếp của Giám đốc hoặc Quản lý cấp cao hơn, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, công việc trong phạm vi giám sát của mình.

Supervisor là gì

Nhiệm vụ của Supervisor:

- Khi Quản lý vắng mặt, Supervisor điều hành cuộc họp giao ca, sắp xếp nhân sự để đảm bảo các hoạt động của nhà hàng, khách sạn vẫn diễn ra đúng quy trình.

- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong ca làm: Thắc mắc, phàn nàn của khách hàng…

- Giải quyết những bất thường, sai sót trong phạm vi quyền hạn của mình.

- Thống kê các dữ liệu và thông tin trong ca làm việc để chuyển tới ca tiếp theo.

- Giám sát việc bảo trì các thiết bị dịch vụ, giám sát dịch vụ và nhân viên.

- Hướng dẫn và điều hành nhân viên phục vụ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ và khu vực làm việc được phân công.

- Phối hợp với các giám sát khác và quản lý về nhân lực, kế hoạch hoạt động và phát triển của bộ phận, đưa ra chiến lược kinh doanh…

- Tham gia lên kế hoạch đào tạo và training nhân viên.

3. Kỹ năng cần thiết của Supervisor

Để có thể làm tốt vị trí Supervisor, bạn cần phải đảm nhận nhiều trách nhiệm trong công việc khác nhau, bởi vậy, bạn cũng cần có một số kỹ năng nhất định như:

3.1. Kỹ năng quản lí, lập kế hoạch

Một người giám sát công việc cần phả có kỹ năng quản lí, lập kế hoạch tốt để có thể hoàn thành hết những công việc cần làm mà không gặp phải những sai sót. Người có khả năng lập kế hoạch tốt sẽ dễ dàng thu xếp công việc của bản thân, đảm bảo tiến trình hoạt động công việc diễn ra một cách tốt nhất.

Bởi trong một ngày làm việc vị trí Supervisor sẽ phải đảm nhận nhiều trách nhiệm khách nhau. Biết cách quản lí, sắp xếp công việc tốt khiến họ có được cái nhìn tổng quan, biết được công việc nào nên làm trước, từ đó hoàn thành đúng tiến độ công việc với hiệu quả tốt nhất.

Supervisor là gì

3.2. Kỹ năng giao tiếp

Người là quản lí, giám sát cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt bởi họ sẽ làm việc với cả nhân viên cấp dưới lẫn báo cáo công việc với cấp trên. Người giám sát cần phải có kỹ năng giao tiếp giỏi để có thể truyền đạt thông tin cho nhân viên để họ tin tưởng, nghe theo và làm tốt công việc, biết cách chia sẻ động viên nhận viên, có quan hệ gần gũi nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công việc của bản thân.

Đặc biệt, là một Supervisor, việc giao tiếp tốt với khách hàng để có thể giải quyết những phàn nàn, khiếu nại của họ là vô cùng cần thiết. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp họ xử lí tốt những tình huống phát sinh, làm hài lòng khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích cho khách sạn.

4. Một số vị trí Supervisor cụ thể

Đói với từng vị trí cụ thể mà Supervisor có thể đảm nhận những công việc, trách nhiệm khác nhau. Cụ thể về vai trò, trách nhiệm, kỹ năng cần thiết của một số vị trí Supervisor trong những lĩnh vực tiêu biểu sau đây.

4.1. Floor Supervisor 

Đây là thuật ngữ được dành cho những người chịu trách nhiệm giám sát công việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Floor Supervisor giám sát công việc ở các khu vực riêng rẽ trong nhà hàng. Công việc chính của Floor Supervisor bao gồm:

- Phụ trách nhân sự: người giám sát sẽ chịu trách nhiệm phân công công việc cho nhân viên từng tầng, theo dõi hoạt động cũng như chất lượng làm việc của từng nhân viên. 

- Đảm bảo cung ứng dịch vụ: bên cạnh quản lí nhân lực trong các bộ phận, Supervisor còn cần phải kiểm tra các phòng, các trang thiết bị trong nhà hàng, khách sạn để đảm bảo cung ứng cho khách sạn bất cứ khi nào. Ví dụ làm việc ở trong nhà hàng, Supervisor cần kiểm tra nguyên liệu nấu bếp thường xuyên để đảm bảo nguyên liệu có đủ, có sẵn, những nguyên liệu, mặt hàng còn thiếu cần được bổ sung kịp thời. 

- Xử lí sự cố, giải quyết tình huống: khi có sự cố phát sinh dịch vụ, sản phẩm hay phàn nàn của khách hàng, supervisor sẽ là người đứng ra giải quyết, hỗ trợ khách hàng.

Mức lương của Floor Supervisor sẽ dao động trong khoảng từ 5-10 triệu một tháng.

Supervisor là gì

4.2. Sales Supervisor

Sales Supervisor là giám sát kinh doanh, chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát nhân viên kinh doanh. Công việc của một Sales Supervisor sẽ là:

-Lập kế hoạch kinh doanh để điều phối công việc cho nhân viên cấp dưới

-Quản lí hoạt động của nhân viên, đảm bảo doanh số hàng tháng của từng bộ phận trong công ty

-Đào tạo đội ngũ nhân viên trong hoạt động Sale, kinh doanh

-Đảm bảo hàng hóa cung ứng, giám sát hàng tồn kho

Để trở thành một Sales Supervisor giỏi, bạn cần phải là người am hiểu về sản phẩm, quy trình hoàn thành sản phẩm của mình. Người làm việc ở vị trí Sale Supervisor cần phải chịu được áp lực cao trong công việc.

Mức lương dao động cho vị trí Sale Supervisor là từ 7-18 triệu/tháng.

4.3. Production Supervisor

Production Supervisor là người giám sát các hoạt động của doanh nghiệp.

Production supervisor là người phụ trách quản lý trực tiếp, giám sát một đội ngũ các công nhân sản xuất trong nhà xưởng hoặc cơ sở sản xuất. Mục tiêu chính của Production supervisor là phân công công việc cho từng tổ công nhân, theo dõi sát sao tiến độ công việc, đảm bảo họ hoàn thành các mục tiêu và định mức được đặt ra.

Những trách nhiệm khác của một Production supervisor là chỉ đạo, kỷ luật, đào tạo, định hướng, truyền cảm hứng và hỗ trợ công nhân sản xuất trong môi trường nhà máy, với nhiệm vụ chính bao gồm:

- Giám sát nhân viên trong hoạt động sản xuất, đảm bảo năng suất làm việc và chất lượng công việc, tạo ra sản phẩm chất lượng, không có lỗi, hỏng hóc

- Giúp công nhân sản xuất đạt được mục tiêu của công ty bằng cách truyền đạt kỳ vọng, lập kế hoạch, giám sát và đánh giá kết quả công việc.Thực thi chính sách và hướng dẫn của công ty.

- Tuyển dụng và đào tạo công nhân mới.

- Hỗ trợ người lao động bằng cách cung cấp các cơ hội phát triển cá nhân.

- Thực hiện các chiến lược và kỹ thuật giúp tiết kiệm chi phí.

- Đảm bảo rằng kế hoạch sản xuất được hoàn thành trong một thời gian nhất định.

- Phát hiện, báo cáo về các lỗi kỹ thuật cần được khắc phục.

- Tư vấn cho nhân viên về cách đạt được định mức hoặc truyền đạt về quy trình tối ưu hoá hiệu suất.

- Giải quyết các vấn đề và tranh chấp giữa các công nhân sản xuất.

- Tạo và duy trì lịch trình, phân chia công việc cho công nhân sản xuất.

- Giao tiếp và hỗ trợ các bộ phận sản xuất khác khi cần thiết.

- Đánh giá tình trạng của thiết bị sản xuất.

- Duy trì môi trường sạch sẽ và an toàn cho tất cả công nhân viên.

- Biên soạn và phân tích hồ sơ sản xuất.

Để thành công trong vai trò Giám sát sản xuất, bạn phải có định hướng mục tiêu và có phương pháp quản lý rõ ràng. Một Production supervisor giỏi luôn cập nhật những cải tiến mới trong sản xuất và đảm bảo tuân thủ quy định về sức khỏe và an toàn lao động. Những yêu cầu cơ bản với vị trí này là:

- Kỹ năng truyền đạt và giao tiếp tốt.

- Khả năng theo dõi chi phí và lập báo cáo ngân sách.

- Kiến thức rộng về quy trình lập kế hoạch sản xuất.

- Kỹ năng hoạch định chiến lược.

- Thoải mái làm việc trong môi trường sản xuất, nhà xưởng.

- Biết cách điều khiển máy móc và thiết bị là lợi thế.

- Có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp trong môi trường làm việc nhịp độ nhanh.

- Khả năng tổ chức, sắp xếp công việc. 

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123, chắc hẳn bạn đã hiểu về Supervisor và công việc của họ rồi đúng không nào. Đây là một vị trí có nhiều triển vọng và đóng vai trò quan trọng trong tổ chức doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.