close
cách
cách cách cách cách cách

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì? và phải làm các công việc nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành kinh doanh. Cùng tìm hiểu tên tiếng Anh của nhân viên kinh doanh là gì và những cấp bậc khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì?

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh có nhiều tên gọi tùy theo các vị trí khác nhau, tùy theo cấp bậc trong công việc, cụ thể như:

  • Salesman, Sale Women: Chỉ những nhân viên bán hàng, bán sản phẩm trong ngành kinh doanh

  • Sale Executive: Chuyên viên kinh doanh, là người điều hành, phân công công việc cho nhân viên bán hàng thông thường và dưới sự quản lý của giám đốc kinh doanh

  • Sale Supervisor: Giám sát kinh doanh là người giám sát các hoạt động kinh doanh của nhân viên, đảm bảo không xảy ra sai sót trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Sale Manager: Giám đốc kinh doanh, người chịu trách nhiệm chung cho hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Giám đốc bán hàng trong khu vực được gọi là Regional Sale Manager, Giám đốc bán hàng vùng kinh doanh, gọi là Area Sales Manager.

Nắm vững các thuật ngữ về vị trí của nhân viên kinh doanh sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ giao tiếp, dễ dàng trao đổi công việc và nắm rõ trách nhiệm của từng bộ phận. Bên cạnh đó, nắm vững thuật ngữ tiếng Anh về các vị trí trong kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng tra cứu tài liệu, từ đó có thể cải thiện kiến thức và kỹ năng trong ngành.

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì

2. Giới thiệu về nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là một vị trí công việc hot hiện nay, được thị trường lao động quan tâm. Vậy cụ thể công việc này như thế nào, cần phải có kỹ năng gì khi viết trong CV kinh doanh và khi làm có thể hoàn thành tốt công việc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

2.1. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là người có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, dịch của công ty, doanh nghiệp đến với người tiêu dùng với mục đích có thể tìm được đầu ra tiêu thụ sản phẩm, mang lại doanh thu cho tổ chức của mình.

2.2. Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?

Một số công việc cụ thể mà nhân viên kinh doanh phải hoàn thành như:

- Giới thiệu, tư vấn, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty cho khách hàng qua nhiều hình thức khác nhau như gọi điện, tư vấn trực tiếp ở các hội thảo, sự kiện.

- Duy trì mạng lưới khách hàng để mang lại doanh thu ổn định bao gồm cả việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới và chăm sóc khách hàng cũ.

- Tiếp nhận phàn nàn của khách về chất lượng sản phẩm, sau đó báo lên quản lý để giải quyết.

- Tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng, cập nhật thông tin khách hàng  để báo cáo lại.

-Tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý về doanh số, số lượng khách hàng tiếp cận được, số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.

2.3. Kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh

Để trở thành một nhân viên kinh doanh, trước tiên bạn sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu sau từ nhà tuyển dụng:

  • Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ngành quản trị kinh doanh, hoặc chuyên ngành Marketing hay các khối ngành về kinh tế

  • Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng

  • Có một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng, quản lý thời gian, tổ chức công việc tốt..

  • Biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng, biết quy trình làm việc, từ việc tiếp thị sản phẩm, đến việc kí kết hợp đồng hoặc giải quyết các khiếu nại từ khách hàng.

Ngoài ra, để còn cần phải là người bản lĩnh để có thể đương đầu với áp lực cao trong công việc, vững vàng, có ý chí kiên cường để có thể làm việc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì

2.4. Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên kinh doanh

Khi trở thành nhân viên kinh doanh, thu nhập của bạn sẽ được tính bằng tổng lương cứng cộng với phần trăm doanh số. Ví dụ mức lương cơ bản của bạn là 5.000.000/tháng, tổng số tiền bán sản phẩm bạn bán cho công ty trong tháng đó là 100.000.000 triệu và bạn đã được thỏa thuận ngay từ ban đầu là nhận được 7% doanh số, vậy số tiền hoa hồng của bạn sẽ là 5.000.000 + 7.000.000 là 12 triệu.

Bên cạnh đó, khi làm nhân viên kinh doanh ở những công ty lớn, bạn còn nhận được những đãi ngộ hấp dẫn khác như thưởng thêm vì đứng trong top doanh số cao nhất theo tháng, theo tuần, theo quý, theo năm. Các khoản trợ cấp như phụ cấp ăn trưa, tiền gửi xe, xăng xe, tiền phụ cấp phí gọi điện thoại,..

Chính vì vậy, thu nhập của một nhân viên kinh doanh có thể dao động tùy theo năng lực và hiệu quả công việc của bạn. Nếu bạn muốn kiếm được thu nhập cao hàng tháng, nỗ lực hết mình thì đây chính là con đường rộng mở cho bạn.

2.5. Cơ hội thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Chất lượng công việc cùng với thâm niên làm việc sẽ là yếu tố quyết định đến cơ hội thăng tiến của một nhân viên trong tương lai. Nếu nhân viên kinh doanh mang lại nhiều hợp đồng với khách hàng giá trị cho công ty, duy trì được một mối quan hệ tốt với khách hàng thì sếp sẽ dựa trên những tiêu chí này để đánh giá bạn.

Trong vòng từ 3-5 năm, bạn sẽ có cơ hội để làm việc ở những vị trí cao hơn như Sale Executive, điều hành công việc kinh doanh, hoặc Sales Supervisor, người giám sát hoạt động kinh doanh. Những vị trí này đòi hỏi trách nhiệm trong công việc cao hơn nhưng chế độ đãi ngộ sẽ tương xứng và chắc chắn sẽ là một trải nghiệm bạn nên cố gắng để thử.

3. Một số thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến nhân viên kinh doanh

Dưới đây là một số thuật ngữ tiếng Anh mà nhân viên kinh doanh cần nắm được để có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

1. After Sales service

Thuật ngữ này được dịch đơn thuần nghĩa là dịch vụ sau khi đã bán sản phẩm. Đối với những sản phẩm hữu hình, dịch vụ sau bán hàng có thể là những hoạt động bảo trì sản phẩm trong thời gian nhất định nếu sản phẩm sau khi mua về gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến lỗi của nhà sản xuất. Đối với những dịch vụ vô hình, khách được trải nghiệm trực tiếp thì dịch vụ sau bán hàng của công ty có thể là nhận feedback từ khách hàng, bồi thường những khoản phí phát sinh không đúng như trong hợp đồng với khách, xử lý phàn nàn, băn khoăn của khách sau khi sử dụng dịch vụ nếu có.

2. Cold Calling

Đây là một thuật ngữ trong kinh doanh, chỉ những cuộc gọi tới khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm mà không được biết trước bởi khách hàng, hoặc không nhận được sự đồng ý, cho phép của khách hàng để làm vậy.

Những cuộc “Cold Calling” này rất phổ biến, đặc biệt với những công việc Telesales, bởi họ sẽ nhận được một danh sách data khách hàng mà khách hàng không hề biết thông tin cá nhân của mình đã bị tiết lộ. 

3. Buy in bulk

Thuật ngữ trong tiếng Anh thể hiện khách hàng mua hàng với số lượng lớn, thường mua số lượng lớn để nhận được giảm giá từ người bán.

Nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì

4. Buy on credit

Khách hàng mua sản phẩm của công ty theo hình thức trả sau. Khi áp dụng phương pháp thanh toán này, khách hàng thường sẽ phải trả thêm lãi suất khi thanh toán tổng số tiền sản phẩm cho người bán.

5. Catalog Price

Giá của sản phẩm khi được hiển thị trên các trang bán hàng của doanh nghiệp, chưa cộng thêm các khoản như phí vận chuyển, thuế hay trừ đi các khoản được giảm giá khác.

6. Agreed Price

Là giá đã được chấp thuận bởi cả hai bên người mua và người bán

7. Payment by installments

Người mua hàng có thể trả tiền sử dụng dịch vụ theo từng giai đoạn trong suốt quá trình chứ không nhất thiết phải trả luôn trong một lần. Hiểu một cách đơn giản, đây có thể được gọi là trả góp trong thời gian nhất định, cho đến khi trả đủ số tiền bằng với giá trị của sản phẩm.

8. Advanced Payment

Thuật ngữ trong kinh doanh thể hiện việc khách hàng trả trước một phần giá của sản phẩm (đặt cọc), số tiền còn lại sẽ được thanh toán khi nhận được sản phẩm.

9. Price conscious

Tìm kiếm mức giá hấp dẫn, thấp nhất, mức giá cạnh tranh

10. Price Reduction

Giảm giá sản phẩm

11. Sales pitch

Một bài nói, một cách nói để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

12. Submit an invoice

Gửi một dự án mua hàng

13. Close the sale

Dịch nghĩa là “hoàn tất giao dịch”, có thể được hiểu theo ngôn ngữ kinh doanh là “chốt sale”, tức là sau khi đã tư vấn, giao bán sản phẩm, nhận được sự quan tâm của khách hàng và khách quyết định mua hàng. Như vậy có thể được xem là hoàn tất việc giao dịch.

14. Supplier

Người cung cấp, bên cung cấp, có thể là cá nhân hoặc công ty, tổ chức bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

15. Sales Volume

Được hiểu là số lượng hàng hóa được bán bởi công ty trong một thời gian nhất định.

16. Recommended price

Mức giá được nhà sản xuất đề xuất bán sản phẩm trên thị trường, mức giá này có thể được thay đổi tùy theo từng nhà bán lẻ.

17. Free trial

Sản phẩm được cung cấp miễn phí cho khách hàng để sử dụng thử

18. Complimentary gift

Món quà được tặng kèm khi bạn mua một mặt hàng, sản phẩm

19. Faulty goods

Hàng bị lỗi, cần sửa chữa

20. Quote/ Quotation

Xác định chính thức chi phí ước tính cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể.

Như vậy, trên đây là tất cả những thông tin có liên quan xoay quanh từ khóa “nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì?”. Hy vọng bài viết từ Vieclam123 đã giúp bạn hiểu tất cả những điều bạn cần biết về vị trí công việc nhân viên kinh doanh. Để ứng tuyển việc làm kinh doanh bạn truy cập vào website vieclam123.vn

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng dành cho mọi ứng viên
Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu trọn bộ các kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng. Những kinh nghiệm và điểm cần lưu ý sẽ giúp người ứng viên yên tâm hơn khi đi xin việc trong ngân hàng. Hãy click ngay đường link dưới đây để có thông tin cần thiết nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.