Blog

Phân biệt đơn xin việc và sơ yếu lý lịch để sở hữu hồ sơ xin việc chuẩn

21/09/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đơn xin việc mẫu và sơ yếu lý lịch là hai yếu tố quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc. Tuy vậy, không phải ai cũng thấy rõ được sự khác nhau giữa hai mẫu đơn này. Chính vì thế mà việc nhầm lẫn giữa đơn xin việc và mẫu sơ yếu lý lịch được xem là xuất hiện khá nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chính xác hơn về đơn xin việc và sơ yếu lý lịch để giúp cho quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc của bạn được hoàn hảo nhất.

1. Sự khác nhau về tên và khái niệm của đơn xin việc và sơ yếu lý lịch

Thông thường trong một bộ hồ sơ các ứng viên thường có đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, cv xin việc,...để gửi cho nhà tuyển dụng. Vậy các bạn có thắc mắc rằng đâu là điểm khác biệt giữa đơn xin việc làm và sơ yếu lý lịch hay không? Điểm khác biệt đầu tiên chính là ở tên gọi. Hai cách gọi hoàn toàn không có điểm chung nào. Chính vì thế mà khái niệm của chúng cũng không hề giống nhau.

Mẫu đơn xin việc được xem là một lá đơn mà thông qua đó, ứng viên bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình tới nhà tuyển dụng. Họ muốn thể hiện được sự mong muốn, khao khát được trở thành một phần của công ty và có cơ hội để chứng tỏ bản thân với vị trí mà mình ứng tuyển. Nói cách khác thì đơn xin việc như một bức thư nói lên nỗi lòng mong mỏi của ứng viên muốn gửi gắm tới nhà tuyển dụng.

Sự khác nhau về khái niệm giữa đơn xin việc và SYLL

Trong khi đó, sơ yếu lý lịch lại là một khái niệm khác biệt. Một cách cơ bản thì sơ yếu lý lịch chính là một biểu mẫu kê khai các thông tin chi tiết về ứng viên. Từ những thông tin cá nhân cho tới tóm tắt quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch và hoàn cảnh gia đình của ứng viên. Sự kê khai rõ ràng này đòi hỏi sự chính xác tối đa để làm cơ sở, căn cứ lưu trữ thông tin cho nhà tuyển dụng. 

Dựa vào cách giải thích trên, ta có thể thấy rằng đơn xin việc làm và sơ yếu lý lịch là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt. Không có sự pha trộn hay dễ dàng bị nhầm lẫn giữa hai yếu tố này về mặt bản chất.

2. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau ở mục đích

Điểm khác biệt tiếp theo của đơn xin việc làm và sơ yếu lý lịch chính là mục đích sử dụng. 

Đơn xin việc được ứng viên sử dụng để gửi tới nhà tuyển dụng với việc thông báo về vị trí mà họ ứng tuyển. Việc sử dụng đơn xin việc cho thấy sự chuyên nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng của ứng viên. Họ muốn ứng tuyển vị trí này, vì thế mà họ viết đơn xin việc vị trí đó để gửi tới nhà tuyển dụng. 

Còn với sơ yếu lý lịch thì đúng như tên gọi, ứng viên sử dụng mẫu đơn này để kê khai các thông tin về chính bản thân một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Bởi đây là hồ sơ lưu trữ thông tin, do vậy mà mục đích sử dụng sơ yếu lý lịch vừa là để khai báo vừa để xác nhận, đồng thời để lưu trữ nếu như ứng viên trúng tuyển vị trí đó.

Mỗi một loại giấy tờ này đều có mục đích sử dụng khác nhau, vì thế mà đơn xin việc làm và sơ yếu lý lịch không nên bị đánh đồng hay nhầm lẫn.

3. Sự khác nhau về mặt nội dung giữa đơn xin việc và sơ yếu lý lịch

Nội dung chính là khía cạnh tiếp theo cho thấy sự khác nhau giữa đơn xin việc mẫu và sơ yếu lý lịch. 

Khác biệt về nội dung

3.1. Nội dung của đơn xin việc

Nội dung chính của đơn xin việc là thể hiện mong muốn của ứng viên với việc được trở thành một phần của công ty với vai trò đúng với vị trí ứng tuyển.

Thông thường, nội dung của đơn xin việc sẽ được chia thành 3 phần.

- Phần 1: Phần mở đầu của đơn xin việc

Là phần ứng viên gửi lời chào tới nhà tuyển dụng, giới thiệu cơ bản về bản thân. Cùng với đó là nguyên nhân nắm bắt được thông tin tuyển dụng và lý do viết đơn xin việc.

- Phần 2: Phần nội dung chính của đơn xin việc

Ở phần này, ứng viên sẽ thể hiện sự phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển thông qua quá trình học vấn trong đơn xin việc, kinh nghiệm và kỹ năng, trình độ chuyên môn trong đơn xin việc. Bên cạnh đó, cần bộc lộ mong muốn được trao cơ hội cũng như sự nghiêm túc trong việc ứng tuyển của mình.

- Phần 3: Phần kết trong đơn xin việc

Nhấn mạnh lại mong muốn được làm việc và được chứng minh năng lực, học tập của bản thân. Cùng với đó là gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian để đọc đơn xin việc của bạn. Đừng quên để lại thông tin liên hệ của mình cho nhà tuyển dụng. Cuối cùng là ký tên vào phần người làm đơn.

Với một cấu trúc nội dung gồm 3 phần, đơn xin việc đã giúp ứng viên truyền tải một cách rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình ứng tuyển vào các công việc hấp dẫn.

Nội dung trình bày trong  đơn xin việc

3.2. Nội dung của sơ yếu lý lịch

Với bản chất là một mẫu phiếu kê khai thông tin, nội dung chính của sơ yếu lý lịch sẽ bao trùm một cách tổng quát về bản thân ứng viên. Nội dung chi tiết của sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm 4 phần.

- Phần 1: Phần nội dung mẫu bìa sơ yếu lý lịch

Bao gồm các thông tin cơ bản về ứng viên. Cùng với đó là thông tin của người cần được báo tin khi việc liên hệ với ứng viên không thành công

- Phần 2: Phần thông tin chi tiết về ứng viên

Là phần kê khai chi tiết về ứng viên. Từ thông tin về thuộc tính cá nhân cho tới các thông tin về quá trình học tập và làm việc. Ứng viên cần kê khai theo đúng form mẫu của sơ yếu lý lịch để đảm bảo nội dung được hoàn thiện đầy đủ.

- Phần 3: Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch

Kê khai thông tin về những người thân trong gia đình của bạn. Từ bố, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột cho đến vợ hoặc chồng và con cái (nếu có),.... Đây sẽ là những đối tượng chính cần kê khai thông tin trong sơ yếu lý lịch của bạn.

- Phần 4: Phần khen thưởng và kỷ luật

Ghi lại các bằng khen hoặc những hình thức kỷ luật của bản thân bạn. Không ghi quá dài mà ghi tóm gọn để người đọc đủ hiểu.

Cuối cùng là phần xác nhận và cam đoan về sự thật đối với các thông tin được kê khai trong sơ yếu lý lịch. Bạn cần ký tên mình vào bên dưới của người khai và xin dấu xác nhận mẫu sơ yếu lý lịch của cơ quan địa phương.

Nội dung trong SYLL

4. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch khác nhau về hình thức

Khi nội dung đã có sự khác biệt thì hình thức cũng như cách trình bày giữa đơn xin việc làm và sơ yếu lý lịch cũng có sự khác biệt hoàn toàn. 

Đối với đơn xin việc, hình thức thể hiện phổ biến nhất là được trình bày trên một mặt giấy A4, font chữ thông dụng là Times new Roman và cỡ chữ 14. Nội dung của đơn xin việc sẽ được căn chỉnh làm sao chỉ gói gọn duy nhất trong một trang A4 mà thôi. Không xuất hiện hay sử dụng đơn xin việc dài từ 2 trang A4 hay nhiều hơn, điều này là rất hiếm.

Trong khí đó thì sơ yếu lý lịch có độ dài lớn hơn. Mỗi một mẫu sơ yếu lý lịch sẽ thể hiện trên 4 trang, tương đương với 2 tờ giấy A4 được in 2 mặt. Trang đầu tiên sẽ luôn là trang bìa, các phần nội dung còn lại sẽ căn chỉnh trong 3 trang tiếp theo, đảm bảo cho sơ yếu lý lịch không vượt quá 2 tờ giấy A4. 

Thêm vào đó, sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương có thẩm quyền là điều cần thiết để cho sơ yếu lý lịch có hiệu lực. Điều này với đơn xin việc là không cần thiết.

5. Một vài điểm chung giữa đơn xin việc và sơ yếu lý lịch

Mặc dù là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa đơn xin việc mẫu và sơ yếu lý lịch cũng có một vài điểm chung nhất định.

Điểm chung giữa đơn xin việc và SYLL

- Là 2 yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Việc thiếu một trong hai sẽ khiến cho hồ sơ xin việc chưa được hoàn thiện và khó để ứng viên có thể sử dụng tức thì.

- Cả đơn xin việc làm và sơ yếu lý lịch về bản chất đều cùng đưa ra các thông tin về bản thân ứng viên, là bạn. Có cùng mục đích là cung cấp thông tin tới nhà tuyển dụng để tạo cơ sở thu hút và gây ấn tượng tốt hơn.

- Đều có các yêu cầu về mức độ hoàn thiện như nhau. Đầy đủ nội dung, không sai chính tả, ngữ pháp hay bố cục lộn xộn,...

- Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ứng tuyển, xin việc của ứng viên.

Trên đây là những thông tin về điểm khác biệt giữa đơn xin việc và sơ yếu lý lịch. Hy vọng bạn đã có thể phân biệt chính xác hai yếu tố này và có quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc hoàn hảo cho bản thân.

Đơn xin dự tuyển viết tay, tụt hậu hay là cách giúp bạn tạo điểm nhấn?

Trong một bộ hồ sơ xin việc thì không thể thiếu đơn xin dự tuyển. Hiện nay, rất nhiều công ty đã yêu cầu với ứng viên về một đơn xin dự tuyển viết tay. tại sao lại là đơn xin dự tuyển viết tay chứ không phải đánh máy? Mục đích chính của việc sử dụng một đơn xin dự tuyển viết tay là gì? Và cách để chuẩn bị một đơn xin dự tuyển viết tay tạo dấu ấn tốt với nhà tuyển dụng ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đơn xin dự tuyển viết tay qua bài viết dưới đây nhé!

Đơn xin dự tuyển viết tay

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn trình bày mẫu Sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội vụ
Nếu bạn thi tuyển cán bộ công chức vào Bộ Nội vụ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ thi tuyển, trong đó có mẫu sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội vụ.

16/12/2021

Làm giấy khám sức khỏe bệnh viện Bạch Mai cần lưu ý những gì?
Bạn đang có ý định đến khám tổng quát và làm giấy khám sức khỏe bệnh viện Bạch Mai. Bạn cần tìm hiểu kỹ quy trình làm giấy khám sức khỏe tại đây.

13/12/2021

Cập nhật hiện tượng làm giấy khám sức khỏe giá rẻ hiện nay
Giấy khám sức khỏe giá rẻ hay giấy khám sức khỏe kém chất lượng? Thực trạng sử dụng giấy khám sức khỏe giá rẻ trên thị trường hiện nay như thế nào?

13/12/2021

Tìm hiểu cách sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe đơn giản
Giấy khám sức khỏe đơn giản là giấy tờ hết sức đơn giản. Vậy đặc điểm này được thể hiện thế nào? Cùng vieclam123.vn khám phá thông tin này thật chi tiết.

11/12/2021