Blog

Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đổi giáo viên kèm bộ hồ sơ chi tiết

06/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu đơn xin đổi giáo viên là gì? Khi phụ huynh học sinh có yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn thì phải làm đơn theo mẫu nào? Bộ hồ sơ đầy đủ và thủ tục xin đổi giáo viên gồm những gì? Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan tới mẫu đơn xin đổi giáo viên qua nội dung bài viết sau.

1. Đơn xin đổi giáo viên là gì và được dùng trong trường hợp nào?

Đối với mỗi cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên luôn là thành phần chủ chốt, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tư tưởng đạo đức và nền tảng kiến thức cho học sinh. Giáo viên là người trực tiếp truyền giảng tri thức, rèn luyện phong thái cho học sinh, dần dần đào tạo các em trở thành những cá nhân xuất sắc về cả trí và lực.

Giáo viên nắm vai trò chủ chốt trong hệ thống giáo dục

Tuy nhiên, hoạt động giảng dạy thực tế đã chứng minh, một số giáo viên có hiện tượng suy đồi, xuống cấp về đạo đức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hình thành tư duy cho trẻ. Trong một số trường hợp, các em còn có nguy cơ gặp phải những tổn thương về tâm lý, dẫn tới những tư duy tiêu cực và hành vi lệch lạc trong suốt cuộc đời.

Để hạn chế tình trạng này, các vị phụ huynh được phép kiến nghị đổi giáo viên theo yêu cầu nếu phát hiện những hành vi không chuẩn mực của giáo viên chủ nhiệm/giáo viên bộ môn và đơn xin đổi giáo viên chính là văn bản chính thức để thể hiện yêu cầu này.

Ngăn chặn tình trạng xuống cấp đạo cũng như nghiệp vụ

Đơn xin đổi giáo viên là văn bản được soạn thảo bởi học sinh, phụ huynh học sinh hoặc các cá nhân có liên quan tới công tác giảng dạy và đào tạo học sinh tại các cơ sở giáo dục, được viết nhằm mục đích phản ánh với các đơn vị lãnh đạo những bất cập trong quá trình công tác, giảng dạy thực tiễn của giáo viên. Đó có thể là bất cập về cách truyền tải kiến thức hoặc về mặt đạo đức nghề nghiệp, cách ứng xử không phù hợp của họ. Qua đó, người làm đơn có thể đưa ra đề xuất yêu cầu đổi giáo viên nhằm giải quyết vướng mắc giữa các bên liên quan

2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi có nhu cầu xin đổi giáo viên

2.1. Những tài liệu cần có trong bộ hồ sơ hoàn chỉnh

Khi có yêu cầu đổi giáo viên, người làm đơn cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm ba loại tài liệu sau: đơn xin đổi giáo viên; biên bản lấy ý kiến của Phụ huynh/Ban phụ huynh; các tài liệu nhằm chứng minh lý do cần thay đổi giáo viên. Trong số ba loại tài liệu này, đơn xin đổi giáo viên là văn bản chủ chốt, trình bày rõ thông tin về người làm đơn, người nhận đơn kèm theo các nội dung liên quan tới yêu cầu đổi giáo viên.

Ngoài ra, biên bản lấy ý kiến của Phụ huynh/Ban phụ huynh cũng vô cùng quan trọng. Trong trường hợp học sinh tự minh làm đơn, các em cần hỏi xin ý kiến của cha mẹ vì các em vốn chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm về hành vi của mình, cần người lớn đứng ra giám hộ và giảng giải, khuyên bảo. Trong trường hợp người làm đơn là phụ huynh học sinh, biên bản cũng cần thể hiện ý kiến, sự đồng tình của phần đông các phụ huynh khác trong lớp, lúc này biên bản thể hiện rằng kiến nghị xin đổi giáo viên là ý kiến chung của mọi người và là một quyết định của tập thể.

Đơn xin đổi giáo viên là tài liệu quan trọng nhất

Ngoài ra, người làm đơn cũng cần chuẩn bị một số tài liệu nhằm chứng minh lý do yêu cầu đổi giáo viên, từ đó gia tăng tính thuyết phục của bộ hồ sơ. Đây chính là căn cứ để các cấp lãnh đạo, những người có thẩm quyền (Hiệu trưởng, Ban giám hiệu) đánh giá và xem xét mức độ phù hợp trong lý do kiến nghị đổi giáo viên của người làm đơn. 

2.2. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đổi giáo viên

2.2.1. Phần mở đầu

Tại phần mở đầu, người làm đơn xin đổi giáo viên cần đảm bảo những yếu tố hình thức thường có của một văn bản hành chính thông thường gồm Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng làm đơn và tên đơn. Quốc hiệu, Tiêu ngữ và ngày làm đơn trình bày như bình thường. Tên đơn được quy định  là “ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIÁO VIÊN”, căn giữa trang. Ngay dưới tên đơn là phần làm rõ, trình bày theo mẫu sau: “V/v Đề nghị đổi giáo viên (ghi rõ tên giáo viên tại đây) đang giảng dạy tại (ghi rõ cơ sở giáo dục giáo viên đang công tác tại đây)”.

Cũng giống như các văn bản hành chính khác, đơn xin đổi giáo viên cũng cần ghi rõ nơi nhận đơn, người nhận đơn. Người làm đơn cần khai rõ thông tin về trường, Ban giám hiệu trường và Hiệu trưởng cơ sở giáo dục (ghi rõ họ tên kèm chức vụ). Trong trường hợp nơi nhận đơn không dừng lại ở phạm vi trường học, người làm đơn có thể ghi rõ các cơ quan có thẩm quyền như Phòng/Sở Giáo dục và  Đào tạo tùy theo từng trường hợp cụ thể. 

Người làm đơn cũng không được quên các căn cứ làm đơn, đó là các điều luật, Nghị định được ban hành bởi Nhà nước. Tại phần này bạn chỉ cần soạn thảo theo mẫu sau:

Mẫu đơn xin đổi giáo viên

2.2.2. Phần nội dung chính

Tại phần nội dung chính, trước tiên người làm đơn cần khai rõ thông tin cá nhân gồm tên; ngày tháng năm sinh; CMND/CCCD; địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện tại; số điện thoại liên hệ và tư cách của người làm đơn (ví dụ: phụ huynh học sinh ABC hay học sinh lớp 10A2 khóa/năm học 2020-2021)

Tiếp theo, người làm đơn nêu rõ toàn bộ hoàn cảnh, lý do dẫn đến quyết định làm kiến nghị bằng cách trình bày thực tiễn quá trình giảng dạy của giáo viên/giảng viên, kèm theo những số liệu rõ ràng (nếu có) về kết quả, hiệu quả của công tác giảng dạy,…

Từ những thông tin trên, người làm đơn cần nêu được tình hình, lý do khiến bạn cho rằng việc giáo viên này không nên tiếp tục quá trình giảng dạy và công tác tại vị trí hiện tại kèm theo những hậu quả xấu mà giáo viên này có thể gây ra lên một số yếu tố, đối tượng cụ thể nào đó.

Một số căn cứ hợp pháp có thể được sử dụng trong văn bản như giáo viên có hành vi vi phạm những chuẩn mực của đạo đức nhà giáo; giáo viên có hành vi hậu thuẫn, bao che hoặc vi phạm pháp luật; giáo viên có biểu hiện suy đồi, gây áp lực tinh thần cho học sinh nhằm thực hiện một số mong muốn cụ thể. Trường hợp cuối cùng vừa khó để cha mẹ phát hiện vừa khó để chứng minh. Phụ huynh cần theo sát quá trình học tập của các em tại trường, để ý tới những biểu hiện khác thường và thường xuyên lắng nghe chia sẻ của con.

Thường xuyên lắng nghe con trò chuyện

2.2.3. Phần kết

Để kết thúc lá đơn xin đổi giáo viên, người làm đơn cần đề xuất một vài giải pháp nhằm phối hợp và giải quyết tình trạng trên, trong đó có xin đổi giáo viên chủ nhiệm/bộ môn. Sau đó viết thêm một câu nhằm thông báo số lượng và tình trạng văn bản, tài liệu kèm theo dùng làm căn cứ cho lý do kể trên. Cuối cùng là một câu kết lịch sự ví dụ như “Kính mong Quý cơ quan xem xét và đáp ứng đề nghị của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!”. Rồi kết thúc bằng chữ ký, có ghi rõ họ tên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đơn xin đổi giáo viên dành cho các cơ sở giáo dục công lập. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các quý phụ huynh biết cách chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục xin đổi giáo viên cho các em học sinh.

Tham khảo cách viết mẫu đơn xin chuyển trường của giáo viên

Trong trường hợp giáo viên muốn xin chuyển đơn vị công tác từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác nhằm thuận tiện cho các nhu cầu cá nhân, đơn xin chuyển trường của giáo viên là văn bản không thể thiếu. Cùng tìm hiểu cách soạn thảo của mẫu đơn này.

Mẫu đơn xin chuyển trường của giáo viên

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023