Blog

Documentary Collection là gì và quy trình của Documentary Collection

15/05/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một phương thức thanh toán thường xuyên được sử dụng là Documentary Collection. Đây là một phương thức không chỉ có người mua và người bán mà còn có sự tham gia của các ngân hàng liên quan. Vậy Documentary Collection là gì? Vieclam123.vn sẽ có lời giải ngay dưới đây!

1. Documentary Collection là gì?

Documentary Collection còn được dịch ra tiếng việt là nhờ thu kèm chứng từ. Đây là một phương thức thanh toán quốc tế được các công ty xuất nhập khẩu sử dụng sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng thực hiện xuất trình toàn bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho người mua nhằm được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều khoản khác.

Về cơ bản, phương thức nhờ thu kèm chứng từ đã cân bằng được tính an toán và tính rủi ro so với các phương thức khác như ứng trước hay ghi sổ. Đồng thời, phương thức này còn giúp giảm được chi phí so với phương thức L/C.

Các ngân hàng tham qua phương thức này sẽ được hành động với tư cách là nhà ủy quyền của bên xuất khẩu. Điều này sẽ giúp nhà xuất khẩu đảm bảo được quyền lợi và thu phí chứng từ. Các chi phí phát sinh sẽ được thu tính thông qua người ủy nhiệm.

Documentary Collection là gì?

2. Những đối tượng nào tham gia vào quy trình Documentary Collection?

Để có thể vận hành quy trình Documentary Collection thì sẽ cần có sự tham gia của các bên như:

Bên ủy nhiệm: đây là bên sẽ xử lý các nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng. Thông thường sẽ là người thụ hưởng hay bên xuất khẩu.

Bên ngân hàng nhờ thu: ngân hàng nhờ thu được bên ủy nhiệm ủy quyền xử lý các nghiệp vụ nhờ thu và sẽ đồng nhất với ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu.

Ngân hàng xuất trình: đây là ngân hàng ở bên nước nhập khẩu. Ngân hàng này sẽ chuyển giao chứng từ nhờ thu cho bên nhập khẩu theo đúng chỉ thị của nhờ thu.

Bên ngân hàng thu hộ: bất kỳ ngân hàng nào có liên quan tới nghiệp vụ nhờ thu nhưng không thuộc ngân hàng vận chuyển chứng từ xuất nhập khẩu.

Bên người trả tiền: đây là bên sẽ được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị của nhờ thu. Thông thường, hoạt động của bên này sẽ đồng nhất với nhà nhập khẩu.

Đối tượng nào tham gia vào quy trình Documentary Collection?

3. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng Documentary Collection

3.1. Lợi ích của các bên khi tham gia vào Documentary Collection

Đối với nhà xuất khẩu: bên xuất khẩu phải chắc chắn rằng bộ chứng từ sẽ chỉ được giao cho nhà nhập khẩu sau khi họ đã chấp nhận thanh toán và thực hiện thanh toán. Bên xuất khẩu hoàn toàn có quyền đưa nhà nhập khẩu ra pháp luật trong trường hợp họ không chấp nhận trả tiền hối phiếu khi đã đến hạn thanh toán.

Đối với nhà nhập khẩu: bên nhập khẩu sẽ được kiểm tra toàn bộ chứng từ trước khi tiến hành thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp nhờ thu trả chậm, nhà nhập khẩu được sử dụng và bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi đến thời hạn thanh toán.

Đối với các ngân hàng: 2 ngân hàng tham gia sẽ thu nhập từ phí thu hộ xuất nhập khẩu. Đồng thời, 2 ngân hàng này còn được mở rộng tín dụng, có quan hệ với nhiều ngân hàng khác.

Xem thêm: Packing List là gì? Tổng hợp các thông tin về Packing List đến bạn

Nhà nhập khẩu được phép kiểm tra chứng từ

3.2. Những rủi ro nào sẽ xuất hiện khi dùng Documentary Collection?

Bên xuất khẩu: nếu ngân hàng thu hộ gặp sai sót trong thực hiện nhờ thu thì mọi hậu quả phát sinh sẽ hoàn toàn do nhà xuất khẩu chịu. Mặc khác, bên xuất khẩu còn chịu rủi ro khi nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán mặc dù hàng hóa đã được gửi đi trước. Với trường hợp này, nhà xuất khẩu có thể kiện nhưng tốn nhiều thời gian và chi phí.

Bên nhập khẩu: nhà nhập khẩu sẽ chịu rủi ro khi có gian lận thương mại. Ví dụ như nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, các ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm khi bộ giấy tờ đó giả mạo hay có sai sót hoặc hàng hóa không khớp nối với chứng từ.

Đối với ngân hàng thu hộ: trong trường hợp, ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi bên nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì sẽ phải chịu rủi ro nếu như bên nhập khẩu không nhận chứng từ hay thanh toán.

Đối với ngân hàng nhờ thu: nếu khi không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ thì ngân hàng này sẽ phải chịu rủi ro tín dụng từ bên xuất khẩu.

Rủi ro của phương thức Documentary Collection

4. Documentary Collection được vận hành theo quy trình nào?

Phương thức Documentary Collection sẽ hoạt động lần lượt các bước sau:

Bước đầu tiên là quá trình đặt hàng của nhà nhập khẩu cho bên xuất. Theo đó, 2 bên bắt buộc phải có hợp đồng thỏa thuận với nhau và phải có điều khoản quy định thanh toán theo phương thức documentary collection – thu kèm chứng từ.

Bước thứ hai là quá trình gửi hàng của người bán cho người mua. Ở bước này, hàng hóa của người bán sẽ đến hải quan trước để kiểm tra và xác nhận.

Bước thứ ba là chứng từ của người bán cho ngân hàng nhờ thu. Tại đó, người bán sẽ lập yêu cầu nhờ thu và các bộ chứng từ kèm theo để chuyển đến ngân hàng nhờ thu.

Bước thứ tư cũng là bước chứng từ. Theo đó, ngân hàng nhờ thu sẽ phát hành phiếu thu và gửi toàn bộ chứng từ cho ngân hàng thu hộ.

Bước thứ năm là quá trình thanh toán của bên nhập khẩu cho ngân hàng thu hộ. Ngân hàng thu hộ sẽ ra thông báo nhờ thu và gửi toàn bộ chứng từ cho người mua.

Bước thứ sáu sẽ là chứng từ. Ở đây sẽ là sự chấp hành lệnh nhờ thu của người mua.

Bước thứ bảy là quá trình thanh toán của bên ngân hàng thu hộ cho ngân hàng nhờ thu. Ở bước này, ngân hàng thu hộ sẽ gửi toàn bộ chứng từ cho người mua.

Bước thứ tám là hàng hóa được phép thông quan và gửi đến người mua. Đồng thời, ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền và hối phiếu, kỳ phiếu đến ngân hàng nhờ thu.

Bước thứ chín là quá trình chuyển tiền của ngân hàng nhờ thu tới bên bán. Tại đây, ngân hàng nhờ thu sẽ chuyển toàn bộ tiền, hối phiếu và kỳ phiếu tới người bán để kết thúc một cuộc giao dịch.

Quy trình Documentary Collection

5. Ưu và nhược điểm của Documentary Collection?

5.1. Documentary Collection có các ưu điểm nào?

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ sẽ có những ưu điểm nhất định ảnh hưởng tới nhà xuất khẩu và bên nhập khẩu, cụ thể là:

Đối với bên xuất khẩu, phương thức thu kèm chứng từ sẽ đảm bảo các giấy tờ liên quan được cung cấp khi nếu bên nhập khẩu đã thanh toán hoặc chấp nhận sẽ thanh toán. Trong trường hợp bên nhập khẩu không thì hoàn toàn có thể kiện ra cơ quan pháp lý. Bên xuất khẩu hoàn toàn có quyền cử đại diện của nước mình trong trường hợp không tự giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán.

Đối với bên nhập khẩu, phương thức này sẽ giúp nhà nhập khẩu có được chứng từ sau khi tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nhà nhập khẩu hoàn toàn có quyền kiểm tra bộ chứng từ trước khi thực hiện thanh toán hoặc tham gia thanh toán. Mặt khác, nhà nhập khẩu có quyền đưa ra quyết định có nên nhận hàng hay là không.

5.2. Nhược điểm của phương thức Documentary Collection

Bên cạnh những ưu điểm, phương thức thu kèm chứng từ có những nhược điểm sau:

Bên xuất khẩu sẽ gặp rắc rối hay rủi ro nếu nhà nhập khẩu không thực hiện thanh toán, thanh toán chậm hoặc ký sai tên trên phiếu thanh toán. Trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng hay không thanh toán thì bên xuất khẩu bắt buộc phải tìm khách hàng mới đồng thời sẽ phải rủi ro do bị ép giá.

Đối với nhà nhập khẩu, do không được kiểm tra hay chấp nhận thanh toán tiền hàng, bên này hoàn toàn có thể đối mặt với trường hợp hàng hóa chưa được kiểm tra, không được bảo hiểm hoặc không trùng khớp với hợp đồng. Ngoài ra, nhà nhập khẩu còn đối mặt với trường hợp bên xuất khẩu giả mạo tài liệu, mắc lỗi hoặc có các hành vi gian lận trong thương mại.

Nhà nhập khẩu sẽ không phép kiểm tra hàng hóa

Như vậy, vieclam123 ​đã cho chúng ta biết được documentary collection là gì và toàn bộ quy trình của documentary collection. Từ những rủi ro mà bài viết đã nêu, mong rằng các bạn sẽ có các phương cách xử lý cụ thể để tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp của mình.

Bộ hồ sơ các chứng từ xuất nhập khẩu gồm những loại giấy tờ nào?

Bộ hồ sơ chứng từ là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bộ hồ sơ này có các loại giấy tờ nào? Đọc bài viết dưới đây để có thông tin chính xác bạn nhé!

Các chứng từ xuất nhập khẩu

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023