Mỗi dịp Trung Thu, trên các con đường đều được trang trí bằng những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc và kiểu dáng. Rước đèn cũng là một tập tục không thể thiếu trong tết Trung Thu. Trong số những loại đèn được sử dụng trong lễ Trung Thu thì đèn kéo quân là loại đèn rực rỡ và độc đáo nhất. Vậy đèn kéo quân là gì? Đèn kéo quân có nguồn gốc từ đâu? Theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về đèn kéo quân nhé!
Đèn kéo quân còn có tên gọi khác là đèn cù. Đây là loại đèn được làm từ giấy và khung trúc, gỗ. Đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc với tên gọi trong tiếng Trung là Zǒumǎdēng (走马灯) – Tẩu mã đăng.
Ngày xưa đèn kéo quân được sử dụng phổ biến trong hai ngày lễ lớn là tết Trung Thu và tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, hiện nay người ta chỉ sử dụng đèn kéo quân trong dịp tết Trung Thu. Đèn kéo quân có một đặc trưng riêng biệt vô cùng độc đáo đó là khi thắp đèn thì những hình vẽ được thiết kế và đặt sẵn phía trong đèn sẽ được chiếu rọi bóng lên thân đèn. Chúng trông giống như rối bóng và sẽ xoay vòng trong liên tục theo một chiều mỗi khi đèn được thắp sáng.
Ban đầu, đèn kéo quân được sử dụng với mục đích nhằm nhắc nhở các em nhỏ về các sự kiện trong lịch sử, giáo dục lòng yêu nước. Bởi vậy mà người ta sử dụng hình ảnh những người lính xung trận trên đèn kéo quân.
Sau này thì hình ảnh trên đền được mở rộng thêm và phong phú hơn, người ta sử dụng hình ảnh bác nông dân làm ruộng, cậu bé chăn trâu, cảnh tứ linh nhảy múa hay cảnh tượng vinh quy bái tổ… Đến ngày nay thì hình ảnh thủy thủ mặt trăng, chú mèo máy Doraemon, hình ảnh các nhân vật trong Tây du ký… cũng được sử dụng trên đèn kéo quân.
Đèn kéo quân giống như một sân khấu biểu diễn rối bóng tự động và không cần có người điều khiển. Ngoài vuông trong tròn là quy cách được áp dụng để làm đèn kéo quân. Đền có thể có 4 mặt, 6 mặt hoặc nhiều hơn nữa. Các mặt ngoài của đèn đều được dán giấy bóng kính tựa như những màn ảnh để biểu diễn rối bóng.
Ở chính giữa đèn kéo quân là trục đèn được làm từ một thanh tre thẳng được vót tròn. Ở hai đầu của thanh tre được chốt bằng hai chiếc kim nhọn. Trục đèn càng dài thì đèn càng cao, thấp nhất là khoảng 50 – 60cm, dài nhất có thể lên đến vài mét.
Xung quanh trục đèn được bố trí các tầng đèn. Tầng đèn là những vòng tròn trên đó có dán giấy. Các tầng đèn được buộc gá và sắp xếp hợp lý sao cho có thể xoay tròn quanh trục. Các hình được dán trên tầng đèn rất phong phú. Một chiếc đèn kéo quân có thể có 4 hoặc 5 tầng.
Trục đèn được vót tròn và mài trơn để các tầng đèn có thể xoay trong dễ dàng hơn. Các hình cắt bằng giấy cũng sử dụng loại giấy mỏng vừa đủ để phục vụ cho mục đích trên.
Khi người ta đốt đèn thì ngọn lửa sẽ làm nóng không khí, không khí nóng nhẹ hơn sẽ bay lên tạo ra các dòng đối lưu làm quay các tầng đèn, từ đó các hình được dán trên tầng đến cũng sẽ quay theo và kết quả là tạo ra bóng di chuyển xung quanh đèn như biểu diễn rối bóng.
Nếu đèn được dán giấy bóng kính màu trắng thì màu sắc của những hình dán bên trong cũng được thể hiện trên mặt đèn. Từ bên ngoài nhìn lên các mặt đèn đều có thể thấy được màu sắc của những hình dán trên các tầng đèn.
Có một số phiên bản kể về sự tích đèn kéo quân, trong đó phiên bản nổi tiếng nhất được ghi chép lại như sau:
Ngày xưa hễ đến dịp tết Trung Thu là người dân lại nô nức chế tạo ra những chiếc đèn thật đẹp và lạ mắt để chơi Trung Thu. Những chiếc đèn đẹp nhất sẽ được dâng lên vua, tuy nhiên chưa có chiếc đèn nào thực sự khiến vua hài lòng.
Lúc bấy giờ có một anh nông dân bần hàn, nghèo khổ tên là Lục Đức. Anh ta mồ côi cha từ sớm và sống cùng với người mẹ của mình. Lục Đức rất hiếu thảo với mẹ.
Trong một đêm, Lục Đức đã nằm mộng thấy Thái Thượng Lão Quân. Vị thần râu tóc bạc phơ cảm động tấm lòng hiếu thảo của Lục Đức nên đã báo mộng và chỉ cho anh ta cách làm một chiếc đèn độc đáo để dâng lên vua. Đó chính là chiếc đèn kéo quân.
Hôm sau tỉnh lại, Lục Đức kể lại giấc mơ kỳ lạ cho mẹ nghe và hai mẹ con bắt tay vào chuẩn bị những vật liệu cần thiết để làm đèn. Đến ngày tết Trung Thu, Lục Đức mang chiếc đèn vào kinh đô để dâng lên vua. Khi thấy đèn kéo quân vua rất hài lòng, bèn lệnh đốt đèn cho dân chúng cùng xem. Sau đó vua đã ban thưởng rất hậu hĩnh cho Lục Đức, còn phong cho anh ta chức Vạn Hộ Hầu. Kể từ đó mỗi dịp tết Trung Thu thì những chiếc đèn kéo quân lại xuất hiện khắp phố phường.
Chuẩn bị dụng cụ để làm đèn kéo quân bao gồm: dao cắt giấy, kéo, compa, keo dán, thước kẻ, 3 – 4 bìa giấy cứng dày và 6 – 7 tờ A4 hoặc bìa trắng mỏng.
Sau khi chuẩn bị xong các dụng cụ, bạn làm đèn kéo quân theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Làm nóc đèn bằng cách sử dụng một tờ bìa cứng và cắt thành hình bát giác, mỗi cạnh dài khoảng 9,5cm. Sau đó khoét ở giữa theo dạng hình tròn.
- Bước 2: Làm giá để nến bằng một tờ bìa cứng khác. Bạn cũng cắt một hình bất giác tương tự như bước 1 với mỗi cạnh cũng dài khoảng 9,5cm. Tiếp theo, bạn xác định tâm của hình bát giác rồi bỏ đi 1,5cm cách đều mỗi hình tam giác.
- Bước 3: Sử dụng giấy A4 để làm vách đèn. Bạn cắt 8 tấm vách đèn, mỗi tấm dài 9,5cm. Sau khi cắt xong thì bạn khoét và bỏ đi phần giấy ở giữa các tấm vách vừa cắt.
- Bước 4: Làm cửa sổ bằng giấy A4 trắng và những tấm vách vừa cắt được trước đó. Kích thước của các ô giấy trắng phải vừa vặn với kích thước của các ô cửa sổ. Sau đó bạn sử dụng keo dán để dán giấy lên các khung và hoàn thành 8 ô cửa sổ. Tiếp theo, với mỗi tấm vách hãy gập phần đầu và phần cuối vào khoảng 1cm.
- Bước 5: Dán các tấm vách đã hoàn thành vào nóc đèn. Sử dụng keo dán phần gập 1cm vào mỗi cạnh của hình bát giác trước đó đã được chuẩn bị để làm nóc đèn. Phần đầu còn lại bạn dán vào giá nến hoàn thiện bộ khung cơ bản nhất của đèn kéo quân. Cuối cùng hãy dán cố định các tấm vạch lại với nhau.
- Bước 6: Bạn sử dụng compa vẽ một hình tròn lên giấy trắng sao cho hình tròn này phải nhỏ hơn kích thước của lồng đèn. Tiếp theo, bạn hãy chia hình tròn đó thành các miếng hình tam giác, tương tự như khi cắt bánh sinh nhật.
Sau đó hãy cắt theo các đường kẻ chia tam giác, đến khi cách tâm hình tròn 1cm thì dừng lại. Bạn tiếp tục gập các miếng tam giác lại một đoạn khoảng 0,5cm.
Bạn tiếp tục sử dụng một tấm bìa cứng và cắt một hình tròn có kích cỡ bằng với kích cỡ của hình tròn giấy sau khi đã gập mỗi cạnh 0,5cm ở trên. Sau khi hoàn thành thì bạn tiếp tục khoét rỗng tấm bìa, chỉ để lại một hình chữ thập có chiều rộng mỗi đường khoảng 1cm. Sau đó dán hai phần bạn vừa hoàn thành lại với nhau.
- Bước 7: Gắn thanh trục vào quạt gió vừa mới chế tạo xong trước đó và cố định trục quay vào thành đèn. Bước cuối cùng là trang trí quạt gió bằng các hình cắt dán. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong chiếc đèn kéo quân.
Qua những thông tin trong bài viết, bạn đã tìm hiểu được đèn kéo quân là gì và nguồn gốc của loại đèn này. Đèn kéo quân có kết cấu và nguyên lý hoạt động vô cùng độc đáo. Điều này tạo nên ngoại hình rất đẹp mắt của đèn. Bạn có thể làm theo những hướng dẫn trong bài viết để tự làm một chiếc đèn kéo quân đơn giản tại nhà.
Rau sam là rau gì? Lợi ích mà rau sam mang lại là gì? Tham khảo cách chế biến rau sam hấp dẫn nhưng đơn giản trong bài viết sau đây.
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023