Blog

Debate là gì? Nguyên tắc vàng trong debate bạn nên biết

08/08/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thực tế đã chứng minh rằng, để trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất, bên cạnh một khối óc làm việc không mệt mỏi, năng lực nắm bắt hơn người, sự hiểu biết, năng lực phản biện, soi chiếu ở các khía cạnh của vấn đề để từ đó thuyết phục người đối diện đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Debate là một bước mà hầu hết nhà lãnh đạo kiệt xuất nào đều cũng phải trải qua để khẳng định năng lực của bản thân mình. Vậy Debate là gì? Debate có vai trò như thế nào? Bằng cách nào có thể sử dụng kỹ năng này một cách thuần thục để phục vụ công việc cho hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây nhé.

1. Giải mã câu hỏi Debate là gì? Ý nghĩa của Debate trong cuộc sống

1.1. Bạn đã hiểu định nghĩa Debate là gì?

Debate là gì? Có lẽ câu hỏi này không quá khó để trả lời khi bạn là một người rành tiếng Anh, đơn giản hay thường xuyên theo dõi loạt video giáo dục trên trường Teen hay các cuộc thi về tranh biện nước ngoài.

Giải mã câu hỏi Debate là gì

Tuy nhiên, nếu lần đầu tìm hiểu về khái niệm này, chắc chắn để hiểu một cách tường tận, bạn cần một quỹ thời gian nho nhỏ để tự mình giải mã nó. Debate là từ tiếng Anh, hiểu một cách đơn giản là tranh biện hay tranh luận. Debate ám chỉ hoạt động bàn luận giữa các bên về một chủ đề cụ thể. Trong đó, các bên tham gia sẽ tiến hành phân tích các ý đúng, sai và lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh cho những luận điểm của mình. Ý nghĩa cuối cùng của Debate chính là làm rõ, thấu tỏ vấn đề, mang lại một cách giải quyết tốt nhất cho tất cả các bạn. 

Vì ý nghĩa quan trọng này mà Debate được đại bộ phận công chúng ưa chuộng.

Không chỉ trên các diễn đàn giáo dục, Debate đồng thời là một hình thức được rất nhiều các chính khách thể hiện sức mạnh, uy thế của mình trên các vũ đài chính trị để thuyết phục số đông và mang lại lợi ích đặc biệt cho một bộ phận, tầng lớp trong xã hội. Dễ hình dung như các cuộc tranh biện nảy lửa trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ hay những màn tranh luận trong các hội nghị thượng định hội tụ các nguyên thủ quốc gia về các vấn đề môi trường, an ninh khu vực.

Dù mang tính chất “đối đầu” và bảo vệ quan điểm, tuy nhiên, chớ nên hiểu nhầm debate là một cuộc cãi vã để nhằm bảo vệ chính kiến, mà đích thị là một cuộc bàn luận có nguyên tắc rõ ràng. Các bên tham gia sẽ phải đưa ra ý kiến để chứng minh và lập luận cho quan điểm ban đầu của mình hợp tính hợp lý. 

Ở chiều ngược lại, để phản đối, bên còn lại cũng phải dẫn chứng những ví dụ, điển hình, những lập luận đanh thép dựa trên tư duy phản biện, kiến thức sâu rộng của mình, chứ không dừng lại ở việc “mình nghĩ gì, nói nấy”. 

Debate khi dịch sang tiếng Việt là tranh luận

Nhờ tính tư duy, đổi mới, phản biện đa chiều của Debate mà kỹ năng này được xem là thứ vũ khí lợi hại trong giao tiếp, đàm phán, đặc biệt là chiếc chìa khóa thành công của các bậc lãnh đạo kiệt xuất.   

1.2. Khai phá sức mạnh của kỹ năng debate

Dù không phải một fan của chính trị, song có lẽ, bạn sẽ khó lòng từ bỏ một sức hút của buổi Debate nảy lửa giữa hai con người đại biểu cho hai chế độ xã hội Mỹ gợi nhớ từ không khí tranh cử tổng thống giữa Hillary clinton với Donald Trump hay cuộc đối đầu giữa Trump và John Biden. Tuy nhiên, ngoài sức lôi cuốn từ phong cách tranh luận đỉnh cao, cách thức lập luận, nêu ra dẫn chứng, thuyết phục công chúng, cách “hạ bệ” đối phương một cách khéo léo, độ hot của những buổi Debate còn xuất phát từ tính chất chuyên nghiệp, thông minh mà bản thân những người tham gia sở hữu. 

1.2.1. Gợi ý giải pháp ưu việt, toàn diện cho một vấn đề mới

Phần lớn tất cả chúng ta vẫn mường tượng ra giải pháp cuối cùng để xử lý một vấn đề chính là quyết định, phân tích chuyên sâu bởi một cá nhân. Thực tế thì không phải như vậy. Để có một giải pháp ưu việt và phù hợp với lợi ích đa số, vừa thuyết phục, hợp tình, hợp lý cần được tổng hợp và phản biện từ nhiều “cái đầu”. Đặc biệt, trong xã hội bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến của cá nhân trong các môi trường tập thể như doanh nghiệp, xã hội được được chú trọng, Debate hay tranh biện lấy ý kiến trong các cuộc họp, diễn đàn, diễn thuyết vì mục đích chung ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh việc chỉ đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân, người nêu quan điểm, lập luận của mình để phản biện lại ý tưởng của những ý kiến phản đối.

Gợi ý giải pháp ưu việt, toàn diện cho một vấn đề mới

Muốn được thế, họ phải trau dồi các kiến thức, ý tưởng mới, tìm tòi để bổ sung và gia tăng thêm tính thuyết phục cho từng câu nói, ý và lời. Khi càng nhiều người thể hiện được điều này trong mỗi phần tranh biện, tính đúng đắn và soi chiếu của vấn đề càng được đẩy lên cao. Khi một giải pháp, quan điểm thuyết phục được số đông và được sàng lọc qua hàng loạt những lập luận thuyết phục, thể hiện được sử đa chiều, toàn diên, dĩ nhiên, giải pháp được làm ưu việt cho vấn đề mới. 

1.2.2. Thể hiện được phẩm chất của những người đứng đầu

Không chỉ thể được tính đa diện của vấn đề, các cuộc Debate và kỹ năng Debate còn giúp người Debate thể hiện được cái tầm của mình. Bạn biết rằng, để đứng trước đám đông thể hiện quan điểm của mình và thuyết phục được đa số là điều không hề đơn giản. Ngoài phong thái tự tin, đĩnh đạc, họ cần là người có tư duy phản biện cực kỳ tốt, có một cái nhìn tổng quát về vấn đề, có kiến thức sâu rộng, nắm được điểm yếu, điểm mạnh của mình để trình bày. Thông qua một màn tranh biện gay cấn và cách thức thể hiện quan điểm, người nghe sẽ đánh giá được ai thực sự có tố chất của người lãnh đạo. Dĩ nhiên, bạn không thể duy trì một tập thể thật tốt, nếu bạn không biết cách thể hiện và bày tỏ chính kiến, cũng như làm cho những người khác khâm phục, khẩu phục. Đại biểu như Hillary clinton, Barack Obama, Donald Trump, bên cạnh vai trò là những người tranh biện cực kỳ xuất chúng, họ còn là làm những thủ lĩnh cực kỳ đại tài để duy trì sự phồn thịnh của đế chế cơ hoa trong kỷ nguyên mới. 

1.2.3. Nâng cao hiệu quả công việc

Nâng cao hiệu quả công việc

Không phải ngẫu nhiên mà tranh biện (Debate) được xếp vào một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng trong công việc, đặc biệt là những vị trí lãnh đạo, cấp cao, đồng thời là một trong những kỹ năng được ưa chuộng tôi luyện trong các nhà trường thể hiện trong các giờ ngoại khóa. Đơn giản là vì, để debate tốt, bạn cần có một bước chuẩn bị nền tảng chắc chắn về kiến thức nền về các vấn đề và kỹ năng tư duy, logic và kỹ năng phản biện. Bạn cần có thêm sự tin, sự sáng tạo trong ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp với đám đông. Tất cả kỹ năng này đều nằm trong danh sách các kỹ năng quan trọng để phát triển bản thân. Khi được tôi luyện một cách nghiêm túc, Debate chính là tiền đề để bạn thuyết phục người khác trong việc, dễ hơn trong quá trình đàm phán, thương lượng để đạt được những điều mình mong đợi trong cuộc sống và công việc. 

Với tất cả những giải mã thú vị về định nghĩa Debate là gì cũng như ý nghĩa của kỹ năng này, ắt hẳn bạn đã có những khám phá lý thú về một trong những kỹ năng quan trọng mà bản thân cần trau dồi. Vậy bạn có đang tò mò về quy trình Debate đúng nghĩa diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay dưới đây nhé. 

2. Quy trình Debate diễn ra như thế nào?

 Khác với suy nghĩ của nhiều người, Debate hay tranh luận không phải chỉ thích là bày tỏ chính kiến hay phát biểu rồi làm mà trải qua một quy trình.

Khâu đầu tiên, để debate được bạn cần có một quỹ thời gian ít nhiều để chuẩn bị những kiến thức, nền  tảng cho chủ đề cần tranh biện. 

Sau đó, cần thêm một quỹ thời gian nhỏ để sắp xếp xâu chuỗi các ý kiến, quan điểm của mình lại để tiến hành trình bày quan điểm và thuyết phục đám đông và bảo vệ cho vấn đề, quan điểm của mình là đúng. Quá trình này cũng được lặp lại khi đội phản đối trình bày ý tưởng của họ. Dĩ nhiên, muốn tỏ rõ quan điểm và phản biện được, tri thức, quan điểm, lập luận của đội bạn phải thực sự rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, đanh thép. 

Quy trình Debate diễn ra như thế nào

Bên cạnh tranh luận đơn thuần, trong mỗi cuộc Debate còn có sự xuất hiện của POI. POI là viết tắt của của cụm Point of Information ám chỉ việc bên nghe tranh biện có thể đặt câu hỏi cho những người đang thể hiện bằng cách ra dấu hiệu giơ tay hoặc phất cờ. Đối đang trình bày có thể chấp nhận hoặc từ chối câu hỏi. Tuy nhiên, để tăng được độ tương tác và sự kịch tính, mỗi bên trình bày nên chấp nhận POI tầm 1,2 lần trong mỗi lượt trình bày. Điều này cũng chính là sự khác biệt to lớn giữa một trận Debate và một cuộc tranh cãi. Tranh cãi thông thường dừng lại ở mức tự phát, những lập luận, lý lý không được đánh giá quá cao và thường không đi theo quy trình, trong khi đó, Debate có quy trình hẳn hoi, nghiêm túc thể hiện được tầm của những người tham gia. 

3. Nguyên tắc tham gia Debate và khám phá một số hình thức Debate phổ biến

3.1. Nguyên tắc khi tham gia Debate, có thể bạn chưa biết

Debate chính là tranh luận. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một cuộc tranh luận, bàn luận nào cũng được xác định là Debate. Ranh giới mong manh giữa tranh luận thông thường và Debate sớm bị phá vỡ nếu những bên tham gia nắm rõ những nguyên tắc bất thành văn của nó. Dù tranh luận giữa những người bạn trên các diễn đàn giáo dục, tranh luận với sếp và đồng nghiệp về một chủ đề nóng phục vụ công việc, để có một cuộc Debate đúng nghĩa, không trở thành những cuộc cãi vã đồng thời nâng cao giá trị công việc, hãy ghi nhớ một số nguyên tắc người đây nhé.

Nguyên tắc tham gia Debate và khám phá một số hình thức Debate phổ biến

3.1.1. Đặt lợi ích chung lên hàng đầu

Muốn có một cuộc tranh biện hiệu quả, cần khởi phát từ mục đích tốt ngay từ đầu. Mỗi cá nhân khi tham gia Debate cần loại bỏ suy nghĩ đang tranh luận để thỏa mãn tính cá nhân, sự ích kỷ của mình, để đánh bại đối phương và quyết tâm bảo vệ quan điểm của mình đến cùng mà tranh luận dựa trên cơ sở thực tế, lợi ích của tập thể. Các cá nhân cần đưa ra những ý tưởng mới, có tính xây dựng tập thể. Có như vậy, những cuộc Debate mới thực sự mang lại ý nghĩa tích cực. 

3.1.2. Tôn trọng ý tưởng, quan điểm của đối phản đối, không chỉ trích cá nhân

Tham gia Debate mỗi cá nhân cần hướng đến một buổi tranh luận văn minh. Điều đó được thể hiện trong việc tôn trọng những ý tưởng, quan điểm cá nhân của đội phản đối. Nếu tự cảm thấy lý lẽ của họ chưa thuyết phục, bạn nên phản biện trở lại bằng những số liệu cụ thể, dẫn chứng phù hợp. Ngoài ra, chúng ta không hạ bệ đối thủ bằng những chỉ trích cá nhân phanh phui những câu chuyện đời tư không liên quan đến chủ đề chính. Đây chính là nguyên tắc bất thành văn trong Debate bạn cần nắm được. Hãy lưu ý rằng, mục đích cuối cùng của buổi Debate chính là tìm ra được giải pháp mới cho tập thể chứ không phải thỏa mãn tính cá nhân của bạn. 

3.1.3. Không đi quá xa chủ đề đang bàn luận

Trong Debate, chúng ta có quyền dẫn dắt và dẫn chứng để gia tăng tính thuyết phục, tuy nhiên không nên bàn luận đi lạc chủ đề. Điều này vừa làm mất thời gian của người nghe, đôi khi lại khiến cho buổi tranh luận của bạn trở nên nặng nề, khi đẩy các mâu thuẫn trong tranh cãi đi đến cao trào. Khi chợt nhận ra, mình đã dẫn dắt quá xa, hay dùng những từ ngữ của mình để quay trở lại chủ đề chính nhé.

3.2. Các thể loại Debate phổ biến  

Hòa mình vào những trận tranh biện trên các vũ đài chính trị hay các diễn đàn học đường, nhưng có lẽ không ít người biết rằng, Debate vốn dĩ có rất nhiều thể loại khác nhau, chứ không phải duy nhất. 

Các thể loại Debate phổ biến  

Loại phổ biến đầu tiên đó là Academic Debate. Đây là một dạng tranh luận học thuật. Thường được tổ chức theo một chủ đề cụ thể. Điểm nhấn của thể loại này chính là tập trung vào các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình.

Loại tranh biện thứ hai chính là public forum thiên về trình bày cá nhân, dùng kiến thức, điểm nổi bật của bản để thuyết phục bên còn lại. Biểu hiện dễ thấy nhất của Public forum là các buổi gặp gỡ, đàm phán với các đối tác lớn trong đời sống doanh nghiệp.

Loại tranh biện thứ ba đã cực kỳ nổi tiếng, có lẽ là hầu hết chúng ta đều biết đó chính là Presidential Debate. Đây là hình thức tranh biện tổng thống thường diễn ra thường niên 4 năm một lần tại Mỹ, thậm chí được xếp vào tốp những màn Debate nảy lửa nhất lịch sử để tìm ra người đứng đầu, quyết định số mệnh đế chế số 1 thế giới. 

Trên đây chính là những thông tin thú vị đi giải mã giúp bạn một cách tường tận nhất Debate là gì cũng như những vấn đề xoay quanh Debate. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn nhé. 

Subject là gì? Ý nghĩa của Subject trong tiếng Anh

Bên cạnh thuật ngữ Debate, bạn đang quan tâm đến một thuật ngữ tiếng Anh phổ biến khác là Subject. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Subject là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023