close
cách
cách cách cách

Bài so sánh đề thi TOEIC cũ và đề thi TOEIC mới chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nắm được những thay đổi, khác biệt trong đề thi TOEIC cũ và đề thi TOEIC mới sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc học tập và ôn luyện. Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết những thay đổi trong đề thi TOEIC cũ và đề thi TOEIC mới qua bài viết dưới đây nhé.

1. So sánh cấu trúc đề thi TOEIC cũ và đề thi TOEIC mới

Phân biệt đề thi TOEIC cũ và mới

Xét về mặt cấu trúc, có thể dễ dàng nhận thấy một số điểm khác biệt cụ thể của đề thi TOEIC cũ và đề thi TOEIC mới. Đề thi TOEIC vẫn có đủ 7 phần, tương ứng với hai kỹ năng Listening và Reading, tuy nhiên có sự thay đổi về số lượng câu hỏi trong từng phần, cụ thể như:

Phần Listening:

Part 1: Mô tả tranh: Xem tranh có xuất hiện trong đề và chọn đáp án đúng mô tả về bức tranh.

  • Đề cũ: bao gồm 10 câu hỏi tương ứng với 10 hình ảnh

  • Đề mới: có 6 câu hỏi tương ứng với 6 bức tranh

=> So với đề cũ, đề mới giảm đi 4 câu hỏi

Part 2: Hỏi đáp: Nghe câu hỏi trong đề bài và chọn đáp án trả lời cho sẵn sao cho phù hợp nhất với câu hỏi. Câu hỏi và câu trả lời đều không được in trong đề thi.

  • Đề cũ: có 30 câu hỏi đáp

  • Đề mới: có 25 câu hỏi đáp

=> Số lượng câu hỏi ở đề mới giảm đi 5 câu so với đề cũ.

Part 3: Hội thoại ngắn: nghe đoạn hội thoại ngắn có trong đề thi, chọn một trong 4 đáp án đã cho là phương án đúng

  • Đề cũ: 30 câu hỏi tương ứng với 10 đoạn hội thoại

  • Đề mới: 39 câu hỏi tương ứng với 13 đoạn hội thoại

=> So với đề cũ, số đoạn hội thoại trong đề mới tăng lên 3 đoạn, và số câu hỏi tăng lên 9 câu hỏi.

Part 4: Bài nói chuyện, độc thoại ngắn: nghe những đoạn thông tin ngắn, mỗi đoạn có 3 câu hỏi, thí sinh phải lựa chọn đáp án đúng nhất.

  • Đề cũ: có 30 câu hỏi, tương ứng với 10 đoạn thông tin ngắn, mỗi đoạn có 3 câu hỏi

  • Đề mới: có 30 câu hỏi, tương ứng với 10 đoạn thông tin ngắn, mỗi đoạn có 3 câu hỏi

=> So với đề thi cũ, đề thi mới ở phần 4 này không có sự thay đổi

Phần Reading:

Part5: Hoàn thành câu: Cá đoạn chưa hoàn thành, cho 4 phương án lựa chọn để lựa chọn đáp án đúng nhất

  • Đề cũ: 40 câu điền vào chỗ trống

  • Đề mới: 30 câu điền vào chỗ trống

=> Cấu trúc đề thi TOEIC mới phần 5 giảm 10 câu so với đề thi TOEIC cũ

Part 6: Hoàn thành đoạn văn: cho những đoạn văn ngắn và những chỗ trống còn khuyết, yêu cầu chọn 1 trong 4 đáp án đã cho để điền vào chỗ trống.

  • Đề cũ: 12 câu điền vào chỗ trống, tương ứng với 3 đoạn văn, mỗi đoạn có 4 chỗ trống.

  • Đề mới: 16 câu điền vào chỗ trống, tương ứng với 4 đoạn văn, mỗi đoạn có 4 chỗ trống.

=> Đề thi TOEIC mới thêm 4 câu hỏi so với đề thi TOEIC cũ

Part 7: Có đoạn đơn và đoạn kép được đưa ra và có những câu hỏi tương ứng yêu cầu thí sinh lựa chọn đáp án phù hợp.

  • Đề cũ: 48 câu hỏi

  • Đề mới: 54 câu hỏi

=> Cấu trúc đề thi TOEIC mới tăng 6 câu hỏi so với đề thi TOEIC cũ.

Nhìn chung, cấu trúc đề thi TOEIC mới và đề thi TOEIC cũ vẫn có đủ 7 phần, tổng cộng 200 câu hỏi, 100 câu hỏi phần Listening, 100 câu hỏi phần Reading, chỉ có sự thay đổi trong số lượng câu hỏi ở từng phần. Thí sinh nên nắm được sự thay đổi này để có phương án ôn luyện tốt nhất.

2. So sánh nội dung đề thi TOEIC mới và đề thi TOEIC cũ

Phòng thi TOEIC tai IIG

Bên cạnh những thay đổi về cấu trúc đề thi TOEIC mới và đề thi TOEIC cũ, chúng ta còn nhận thấy có những điểm khác biệt rõ rệt trong nội dung kiến thức của từng phần thi. Cụ thể sự thay đổi về nội dung của đề thi TOEIC mới và đề thi TOEIC cũ như thế nào, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé.

Part 1 (Mô tả tranh): Ở đề thi cũ, nội dung câu hỏi có phần dễ hơn và thí sinh có thể nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Ở đề thi mới, có nhiều câu hỏi khó hơn, đánh lừa thí sinh hơn nên thí sinh bắt buộc phải nghe thật kỹ, phân tích để lựa chọn được đáp án đúng nhất.

Part 2 (Hỏi đáp): Đoạn nghe hội thoại ở đề cũ thường chỉ có hai người tham gia, trong khi ở đề thi TOEIC mới có thể có nhiều hơn hai người nói chuyện ở trong đoạn hội thoại, gây khó khăn hơn cho thí sinh. Bài nghe còn có thể xuất hiện những cách nói rút gọn mà thí sinh cần lưu ý như: going to => gonna, want to => wanna,..

Part 3+4 (Đoạn hội thoại): Đề cũ chỉ có những đoạn hội thoại dạng câu hỏi chữ nhưng đề thi mới có thêm cả biểu đồ, sơ đồ, gây khó khăn hơn cho thí sinh. Thêm vào đó, đề thi mới cũng có những cách diễn đạt tự nhiên hơn, như trong cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi thí sinh phải có một sự thành thạo tiếng Anh nhất định. Đề thi mới có thể xuất hiện 3-4 giọng nói thay vì chỉ 2 người như ở trong đề thi cũ.

Part 5 (Hoàn thành câu): dường như không có nhiều sự thay đổi về mức độ khó cũng như phần kiến thức thường xuất hiện trong cả đề thi mới và đề thi cũ.

Part 6 (Hoàn thành đoạn văn): Đề thi mới có những chỗ yêu cầu thí sinh điền cả một câu thay vì chỉ điền một từ hay cụm từ như ở trong đề thi cũ.

Part 7 (Hoàn thành đoạn văn) : Đề thi mới yêu cầu thí sinh phải điền một câu vào chỗ trống thay vì chỉ một từ hoặc cụm từ. Xuất hiện thêm các dạng bài như tin nhắn thoại, đoạn chat, thư từ, email, thông báo, biểu mẫu.

=> Sự thay đổi về nội dung trong đề thi TOEIC mới và đề thi TOEIC cũ với mục đích nâng cao độ khó và đánh giá chính xác hơn trình độ và khả năng của thí sinh, khẳng định năng lực ngoại ngữ của thí sinh trong môi trường sống và học tập hàng ngày.

3. Phương pháp ôn luyện đề thích ứng với đề thi TOEIC mới

Phương pháp ôn luyện đề thích ứng với đề thi TOEIC mới

Như đã nói ở trên, đề thi TOEIC mới cũng bao gồm 200 câu hỏi, làm trong thời gian 2 giờ, trong đó 45 phút dành cho phần thi Listening, 75 phút dành cho phần thi Reading. Tổng điểm tối đa cho mỗi phần thi là 495 điểm, cả bài thi TOEIC là 990 điểm. Một số lưu ý mà bạn cần chú tâm trước khi tham gia kì thi TOEIC như sau:

  • Phần Listening chỉ có 3 đáp án trả lời là A-B-C cho mỗi câu hỏi.

  • Sử dụng bút chì 2B để khoanh tròn đáp án đúng vào phiếu trả lời chứ không được điền đáp án trực tiếp lên đề, cũng không được dùng bất kỳ loại mực nào khác ngoài bút chì để làm bài

  • Bút chì và tẩy sẽ được phát trước khi vào làm bài thi nên bạn không cần phải chuẩn bị trước.

Một số chủ đề thường xuyên xuất hiện trong đề thi TOEIC như:

  • Chủ đề kinh doanh: nghiên cứu, phát triển sản phẩm

  • Ăn uống: Những bữa tiệc ngoài trời, tiệc trong nhà hàng

  • Giải trí: các lĩnh vực về truyền thông, âm nhạc, chiếu phim, nghệ thuật, các cuộc triển lãm, bảo tàng,..

  • Y tế: các cuộc hội thoại về sức khỏe, một số vấn đề sức khỏe thường gặp, bệnh viện,..

  • Công sở: những cuộc hội thoại thường diễn ra ở công sở, báo cáo, thông tin khách hàng, các cuộc hẹn, đàm phán, chiến lược marketing, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội thảo, thông tin tuyển dụng.

  • Nhân lực: Các thông tin tuyển dụng, thăng chức, chế độ đãi ngộ, đơn xin tuyển dụng, thưởng hàng tháng, hàng năm.

  • Kỹ thuật: chủ đề về kỹ thuật điện, công nghệ, máy tính, bảo mật, an toàn thông tin, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật được trang bị trong phòng họp, hội nghị.

  • Du lịch: các chủ đề về nhà hàng, khách sạn, sân bay, đặt vé, đặt phòng, địa điểm du lịch, hủy chuyến, hủy phòng,..

=> Như vậy, chủ đề xuất hiện trong đề thi TOEIC vô cùng phong phú, đa dạng, xoay quanh các chủ đề thường gặp và các tình huống có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Để có thể ôn luyện tốt, các bạn có thể xem những bộ phim, những đoạn hội thoại đơn giản trong cuộc sống thay vì ôn luyện quá sâu vào những tài liệu cao siêu.

Vieclam123.vn qua bài viết so sánh đề thi TOEIC cũ và đề thi TOEIC mới hy vọng có thể giúp bạn có cái nhìn bao quát về những sự thay đổi về cấu trúc cũng như nội dung của đề thi TOEIC. Chúc các bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm số như mong đợi trong kì thi TOEIC.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.