close
cách
cách cách cách

Những quy tắc giúp đánh vần tiếng Anh đầy đủ, chuẩn xác nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đánh vần tiếng Anh là phần rất cơ bản và quan trọng bạn cần nắm vững nếu như muốn sử dụng thành thạo tiếng Anh như người bản ngữ. Cùng tìm hiểu về phương pháp học đánh vần tiếng Anh cũng như quy tắc đánh vần qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Tại sao phải học đánh vần tiếng Anh

1.1. Tầm quan trọng của đánh vần tiếng Anh

Việc học cách đánh vần tiếng Anh để có thể phát âm tiếng Anh chuẩn là vô cùng quan trọng. Một vài lợi ích của việc phát âm tiếng Anh chuẩn nổi bật như:

-Nghe, nói tiếng Anh dễ dàng: Khi phát âm tiếng Anh chuẩn, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc nghe hiểu người đối diện bởi bạn biết từ họ phát âm có nghĩa là gì. Phát âm tiếng Anh chuẩn cũng khiến bạn nói tiếng Anh thành thạo hơn, tự tin hơn, không còn nỗi sợ hãi mình nói nhưng không ai hiểu nữa.

-Sự chuyên nghiệp: Khi bạn đánh vần tiếng Anh chuẩn xác, bạn còn tạo cảm giác chuyên nghiệp trong mắt người đối diện. Ví dụ như khi đi trao đổi hợp đồng, làm việc với đối tác, nói tiếng Anh thành thạo không những giúp bạn truyền đạt được hết nội dung, ý tưởng mà còn khiến người nghe muốn lắng nghe bạn nhiều hơn. Người nước ngoài hoàn toàn có thể đánh giá được trình độ tiếng Anh của bạn chỉ qua một vài câu nói. Có thể vốn từ vựng và ngữ pháp của bạn không quá cao siêu, tuy nhiên nếu phát âm chuẩn xác khi giao tiếp cũng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt.

-Tránh những hiểu lầm trong giao tiếp: Khi giao tiếp tiếng Anh, nếu như bạn phát âm không chuẩn xác thì sẽ dễ gây ra hiểu nhầm. Đôi khi những hiểu nhầm này lại mang đến những hiểu lầm nghiêm trọng, thậm chí là bất lịch sự. Vì vậy, hãy thật cẩn trọng khi phát âm và giao tiếp tiếng Anh. 

đánh vần tiếng Anh

1.2. Phương pháp học đánh vần tiếng Anh

Thông thường, khi học tiếng Anh, mọi người vẫn được khuyên là nên học cách phát âm trước khi học ngữ pháp. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi nếu bạn học đánh vần tiếng Anh chính xác ngay từ đầu thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn phát âm sai sau đó mới học cách sửa lại. Vậy phương pháp nào hiệu quả nhất để có thể học đánh vần tiếng Anh?

-Nhận biết các âm trong tiếng Anh: Để có thể học đánh vần tiếng Anh và cách phát âm chuẩn, bước cơ bản đầu tiên là bạn cần phải nhận diện và phát âm được toàn bộ 44 âm trong tiếng Anh. Hãy dành thời gian để xem các video Youtube hướng dẫn cách phát âm những âm cơ bản, sau đó tự luyện tập khẩu hình miệng, cách lấy hơi để phát âm từng âm cho chuẩn trước khi phát âm từ.

-Học cách nhấn trọng âm của từ: Không những cần nhận biết được các âm cơ bản trong tiếng Anh để có thể phát âm được chuẩn mà người học cần lưu ý đến cách nhấn trọng âm của từ. Tiếng Anh khác tiếng Việt là ở cách nhấn trọng âm. Chỉ cần nhấn trọng âm ở những vị trí khác nhau trong từ, từ đó có thể mang một nét nghĩa khác, ở dạng thức khác như danh từ, động từ hay tính từ. Để học được cách nói có trọng âm, bạn cần biết được trọng âm của từ nằm ở đâu (phần bên dưới Vieclam123.vn có chỉ ra cho bạn quy tắc nhấn trọng âm của từ), sau đó biết cách đọc nhấn trọng âm vào âm tiết đó.

-Học ngữ điệu: Không những cần phát âm chính xác, nhấn trọng âm đúng chỗ mà khi nói tiếng Anh bạn cũng cần phải lưu ý đến ngữ điệu. Một giọng điệu đều đều sẽ mang đến cảm giác nhàm chán, không thể hiện được sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ của người nói.

-Luyện nghe tiếng Anh: Một cách rất hay để học đánh vần tiếng Anh đó là nghe tiếng Anh thật nhiều. Khi nghe tiếng Anh, dần dần bạn sẽ quen được cách phát âm chuẩn của từ, cách nhấn trọng âm và ngữ điệu khi nói. 

-Ghi âm lại giọng của mình: Nếu như đang trong giai đoạn đầu học phát âm tiếng Anh, bạn có thể tự mình ghi âm giọng điệu của mình để kiểm tra lỗi phát âm. Nếu chỉ nói không thôi thì rất khó để bạn tự nhận ra lỗi sai của mình. Chỉ khi nghe lại, bạn mới dễ dàng phát hiện ra chúng. Khi đó, hãy nhớ tra lại cách phát âm của những từ đã phát âm sai, sau đó đánh vần lại cho đúng. 

2. 44 âm cơ bản trong tiếng Anh

đánh vần tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh có tất cả 26 chữ cái và có tất cả 44 nguyên âm được chia làm 2 loại âm tiết cơ bản là nguyên âm (vowel sounds) và phụ âm (consonant sounds).

Có 5 nguyên âm, bao gồm: u,e,o,a,i, tạo thành 20 âm tiết là nguyên âm trong tiếng Anh, phân thành hai loại là nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.

Có 21 phụ âm, bao gồm: b , c , d , f , g , h , j , k , l , m , n , p , q , r , s , t , v , w , x , y , z, tạo thành 24 âm tiết là phụ âm, được phân thanh phụ âm hữu thanh, phụ âm vô thanh và những phụ âm còn lại.

Nguyên âm trong tiếng Anh là những âm mà khi phát âm ta sẽ không bị cản trở bởi luồng khí từ thanh quản. Nguyên âm trong tiếng Anh bao gồm 5 nguyên âm: u, e, o, a, i. Nguyên âm có thể đứng riêng lẻ hoặc đứng ghép cùng phụ âm.

Về phân loại dựa trên cách đọc, chúng ta có thể phân nguyên âm thành hai loại là nguyên âm đơn và nguyên âm đôi (bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi).

Có tất cả 12 nguyên âm đơn trong tiếng Anh được chia làm 2 loại là nguyên âm ngắn (6)  và nguyên âm dài (6).

Nguyên âm ngắn bao gồm: /i/, /e/,/ʊ/, /ʌ/,/ɔː/, /ə/

Nguyên âm dài bao gồm: /i:/, /æ/,/ɜ:/, /ɑ:/, /ɔː/,/uː/

Các nguyên âm đôi trong tiếng Anh được tạo thành bằng cách ghép các nguyên âm đơn lại với nhau. Có tất cả 8 nguyên âm đôi trong tiếng Anh, được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm tận cùng là ə: /ɪə/ , /eə/ , /ʊə/ .

  • Nhóm tận cùng là ɪ: /eɪ/ , /ai/, /ɔɪ/.

  • Nhóm tận cùng là ʊ: /əʊ/, /aʊ/ .

Phụ âm là những âm được hiểu là khi lấy hơi từ thanh quản thì luồng khí bị cản trở lại. Phụ âm chỉ khi kết hợp với nguyên âm mới phát ra thành tiếng. 

Phụ âm có thể được chia thành ba loại chính bao gồm phụ âm hữu thanh (voiced sounds), phụ âm vô thanh (unvoiced sounds) và những phụ âm còn lại. Cụ thể

  • Phụ âm hữu thanh (Voiced sounds): là những âm khi phát âm sẽ làm rung thanh quản. Có tất cả 8 phụ âm hữu thanh: /b/, /g/, /v/, /z/, /d/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/.

  • Phụ âm vô thanh (Unvoiced sounds): Phụ âm hữu thanh là những âm mà khi phát âm không làm rung thanh quản mà chỉ tạo thành những âm thanh gió. Có tất cả 8 phụ âm vô thanh trong tiếng Anh: /p/, /f/,/s/,/ʃ/, /k/, /t/, /θ/, /tʃ/.

  • Những phụ âm còn lại bao gồm: /m/, /η/, /l/, /j/, /n/,/h/, /r/, /w/.

3. Quy tắc đánh vần tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp đầy đủ 50 quy tắc đánh vần tiếng Anh cơ bản. Phần quy tắc đánh vần này tương đối dài, nên bên cạnh việc chỉ đọc lướt qua thì hãy chia nhỏ các quy tắc ra để học từng chút một cho thật hiệu quả nhé.

đánh vần tiếng Anh

3.1. Quy tắc 1: Quy tắc nhận biết số âm tiết của từ

Chúng ta có thể dựa vào số nguyên âm xuất hiện trong từ đó mà biết được từ đó có tất cả bao nhiêu âm tiết, từ đó đánh vần cho chuẩn xác.

Ví dụ:

  • Từ có một âm tiết: cat (con mèo), bat (con dơi), dog (con chó)

  • Từ có hai âm tiết: chicken (con gà), doctor (bác sĩ)

  • Từ có 3 âm tiết: superman (siêu nhân)

  • Từ có 4 âm tiết: supermarket (Siêu thị), photographer (thợ chụp ảnh)

3.2. Quy tắc 2: Với từ có nguyên âm e đứng cuối

Những từ có nguyên âm “e” đứng ở cuối câu, ta không coi âm “e” là một âm tiết của từ.

Ví dụ:

  • Từ có một âm tiết: late (muộn), hate (ghét), like (yêu thích)

  • Từ có hai âm tiết: climate (khí hậu), roommate (bạn cùng phòng)

  • Từ có ba âm tiết: estimate (ước lượng), graduate (tốt nghiệp)

  • Từ có 4 âm tiết: certificate (chứng chỉ)

Ngoại lệ: Nếu trước nguyên âm “e” là phụ âm ‘l” thì ta vẫn xem “e” là một âm tiết của từ.

Ví dụ:

  • Từ có hai âm tiết: table (cái bàn), able (có khả năng)

  • Từ có 3 âm tiết: article (bài báo), possible (có thể xảy ra), 

  • Từ có 4 âm tiết: accessible (dễ truy cập)

3.3. Quy tắc 3: Nguyên âm đôi, nguyên âm dài

Nguyên âm đôi: âm “o” sẽ viết thành /ou/, âm “a” viết thành /ei/, âm “i” viết thành /ai/.

Nguyên âm dài: Âm “e” viết thành /i:/

Âm “u” có thể được đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài tùy vào phụ âm đứng trước nó.

Với những từ có một âm tiết, được hình thành dưới dạng: nguyên âm + phụ âm (trừ r) +e thì nguyên âm sẽ được đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.

Ví dụ:

  • Âm “o” đọc thành nguyên âm đôi /ou/: note (ghi chép)

  • Âm “a” đọc thành nguyên âm đôi /ei/: late (muộn)

  • Âm “i” đọc thành nguyên âm đôi/ai/: nice (tuyệt)

  • Âm “e” đọc thành nguyên âm dài /i:/: scene (cảnh đẹp)

Cách đọc:

Với nguyên âm đôi, bạn đọc nguyên âm thứ nhất sau đó nối nhanh sang âm thứ hai.

Với nguyên âm dài, bạn kéo hơi dài hơn bình thường.

đánh vần tiếng Anh

3.4. Quy tắc 4: Cách đọc âm tiết dạng “ogue”

Những từ có đuôi “ogue” là những từ có một âm tiết, âm “o” luôn được đọc thành nguyên âm đôi /oʊ/, cách viết trong phiên âm sẽ bỏ âm “ue” và giữ lại phụ âm “g”.

Ví dụ:

  • vogue /voug/ (thịnh hành)

  • rogue /roug/ (giả mạo)

Với những từ có 3 âm tiết trở lên có đuôi là “ogue” , ta nhấn trọng âm vào âm tiết cách “ogue” một âm tiết.

Ví dụ:

  • catalogue (mục lục)

  • Dialogue (hội thoại)

  • Analogue: tương trợ

  • Apologue (xin lỗi)

  • Monologue (độc thoại)

  • Sinologue: về Hán học

3.5. Quy tắc 5: Quy tắc nhấn trọng âm

Khi đọc một từ có hai âm tiết trở lên, chúng ta cần chú ý cách nhấn trọng âm của từ, để có thể phát âm từ chuẩn xác nhất. Khi đọc vào âm tiết cần nhấn trọng âm, chúng ta đọc to rõ hơn những âm không nhấn trọng âm. Âm tiết không nhấn trọng âm cần phải đọc với giọng đọc đi xuống, nhanh và lướt.

Dưới đây là một số quy tắc đọc từ có hai âm tiết: 

  • Từ có hai âm tiết có dạng “o” + phụ âm + “us”: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: ‘focus (tập trung)

  • Từ có hai âm tiết có dạng “a” + phụ âm + “us”: trong âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: gradus

  • Từ có hai âm tiết có dạng “i” + phụ âm + “us”: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: minus (dấu trừ)

  • Với động từ hai âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai 

Ví dụ: be’gin (bắt đầu), be’come (trở nên), for’get (quên)

Ngoại lệ: ‘answer (trả lời), ‘enter (đột nhập), ‘offer (cung cấp), ‘open…

  • Với những danh từ có hai âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: ‘children (trẻ em), ‘hobby (sở thích), ‘standard (tiêu chuẩn)

Ngoại lệ: Ad’vice (lời khuyên), ma’chine (máy móc), mis’take (lỗi lầm),..

  • Với tính từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: ‘busy (bận rộn), ‘lazy (lười biếng), ‘lucky (may mắn),...

Ngoại lệ: A’lone (cô đơn), a’mazed (ngạc nhiên),..

  • Với những động từ ghép, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: under’stand (hiểu), be’come (trở thành),...

  • Trong từ có các vần “sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self”, trọng âm rơi vào âm tiết chứa các vần đó.

Ví dụ: e’vent (sự kiện), sub’tract (trừ đi), pro’test (phản đối), in’sist (khăng khăng), main’tain (duy trì), …

  • Những từ có chứa hậu tố “ee, eer, ese, ique, esque, ain” thì trọng âm rơi vào những âm tiết chứa nó

Ví dụ: ag’ree (đồng ý), volun’teer (tình nguyện), u’nique (khác biệt)

Ngoại lệ: com’mittee (ủy ban), ‘coffee (cà phê),  e’normous (to lớn)

  • Với những từ có chứa hậu tố -ic,-ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, -ience, -id, -eous, -acy, -ian, -icy thì trọng âm của từ rơi vào âm tiết phía trước nó

  • Những từ có chứa tiền tố như “dis, re, un, des, im, ex” thường không nhận trọng âm.

Ví dụ: dis’cover (khám phá), des’troy (phá hủy), re’cord (thu âm)

Ngoại lệ: ‘underpass (đường hầm), ‘underlay (lớp lót phía dưới)

  • Với những danh từ ghép và tính từ ghép, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: ‘birthday (sinh nhật), ‘airport (sân bay), ‘bookshop (hiệu sách), ‘airsick (say máy bay), ‘homesick (nhớ nhà),...

Ngoại lệ: duty-’free (miễn thuế), => với những tính từ ghép, được nối với nhau bằng “-” thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.

  • Khi thêm các hậu tố -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less thì trọng âm của từ không thay đổi

  • Những từ có tận cùng là -graphy, -ate, -gy, -cy, -ity, -phy, -al, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ ba từ dưới lên.

Ví dụ: eco'nomical (kinh tế), de'moracy (dân trí), tech'nology (công nghệ), ge'ography (địa lí), pho'tography (nhiếp ảnh), in'vestigate (điều tra), im'mediate (ngay lập tức).

đánh vần tiếng Anh

3.6. Quy tắc 6: Quy tắc nhận biết nguyên âm ngắn, nguyên âm dài

Có một số quy tắc giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết được nguyên âm ngắn, nguyên âm dài trong tiếng Anh để có thể phát âm tốt hơn.

-Những từ có một nguyên âm và không nằm ở cuối từ thì nguyên âm đó là nguyên âm ngắn.

Ví dụ: 

  • bug /bʌɡ/: bọ cánh cứng

  • thin /θɪn/: gầy, mỏng

  • cat /kæt/: con mèo

  • job /dʒɒb/: nghề nghiệp

  • bed /bed/: giường

  • ant /ænt/: con kiến

  •  act /ækt/: diễn, làm gì đó, hoạt động

Ngoại lệ: Trường hợp ngoại lệ là từ “mind” và “find”

-Khi từ có một nguyên âm và nguyên âm đó đứng ở cuối từ thì đó là một nguyên âm dài

Ví dụ:

  • She /ʃiː/: cô ấy

  • He /hiː/: anh ấy

  • Go /ɡəʊ/: đi

  • No /nəʊ/: không

-Trong một từ mà có hai nguyên âm đứng cạnh nhau thì nguyên âm đầu tiên sẽ là nguyên âm dài, nguyên âm còn lại thường là âm câm

Ví dụ:

  • Rain /reɪn/: mưa

  • Tied /taɪd/:buộc

  • Seal /siːl/: niêm phong

  • Boat /bəʊt/: tàu

-Một từ mà có một nguyên âm và theo sau bởi hai phụ âm giống nhau thì nguyên âm đó là nguyên âm ngắn.

Ví dụ:

  • Dinner /ˈdɪnə(r)/: bữa tối

  • Summer /ˈsʌmə(r)/: mùa hè

  • Rabbit /ˈræbɪt/: con thỏ

  • Robber /ˈrɒbə(r)/: tên cướp

  • Egg /eɡ/: trứng

-Khi một từ có hai nguyên âm giống nhau ở cạnh nhau thì ta phát âm chúng như một nguyên âm dài:

Ví dụ:

  • Peek /piːk/: nhìn trộm

  • Greet /ɡriːt/: chào hỏi

  • Meet /miːt/: gặp gỡ

  • Vacuum /ˈvækjuːm/: máy hút bụi

Ngoại lệ: Nếu sau hai nguyên âm giống nhau liên tiếp mà theo sau đó là phụ âm “r” thì ta không áp dụng quy tắc nhận biết này.

Ví dụ: 

  • Beer /bɪə(r)/: bia

-Nếu trong câu có hai nguyên âm “o” liên tiếp nhau thì sẽ biến đổi thành nhiều âm khác nhau:

Ví dụ: 

  • Poor /pʊə(r)/:nghèo

  • Tool /tuːl/: công cụ

  • Fool /fuːl/: ngu ngốc

  • Door /dɔːr/: cánh cửa

-Khi phụ âm “f, l, s,b, d,m,n, g, p” đứng sau một nguyên âm ngắn thì ta cần gấp đôi phụ âm “f,l, s, b,d,m,n,g,p” lên

Ví dụ:

  • Ball /bɔːl/: quả bóng

  • Staff /stɑːf/: đội ngũ nhân viên

  • Pass /pɑːs/: vượt qua

  • Tall /tɔːl/: cao

  • Different /ˈdɪfrənt/: khác biệt

  • Collage /ˈkɒlɑːʒ/: đồng nghiệp

  • Compass /ˈkʌmpəs/: la bàn

  • Rabbit /ˈræbɪt/: con thỏ

  • Manner /ˈmænə(r)/: cách thức

  • Summer /ˈsʌmə(r)/: mùa hè

  • Happy /ˈhæpi/: vui vẻ

  • Hollywood /ˈhɒliwʊd/:

  • Suggest /səˈdʒest/: gợi ý

  • Odd /ɒd/: kì lạ

-Phụ âm “y” được đọc là /i:/ khi đứng cuối của từ có một âm tiết

Ví dụ:

  • Cry /kraɪ/:khóc lóc

  • Try /traɪ/: cố gắng

  • By /baɪ/:

  • Shy /ʃaɪ/: xấu hổ

Phụ âm “y” đứng cuối trong từ có hai âm tiết, trọng âm không rơi vào âm tiết cuối thì được đọc như âm e dài.

Ví dụ:

  • Pretty /ˈprɪti/: đẹp

  • Beauty /ˈbjuːti/: xinh đẹp

  • Sunny /ˈsʌni/: ảnh nắng

  • Carefully/ˈkerfəli/: cẩn thận

  • Baby /ˈbeɪbi/: em bé

-Nguyên âm e

Nếu trong từ có chứa nguyên âm+ phụ âm+ nguyên âm e thì nguyên âm e sẽ là âm câm và nó biến đổi nguyên âm trước đó thành nguyên âm dài

Ví dụ:

  • Bit /bɪt/ => bite/baɪt/

  • At /æt/: => Ate /eɪt/

  • Cod /kɒd/ => Code /kəʊd/

  • Cub /kʌb/ => Cube /kjuːb/

  • Met /met/ => Mete/miːt/

Như vậy, trên đây là tổng hợp phương pháp và quy tắc đánh vần tiếng Anh cơ bản. Qua bài viết này của Vieclam123.vn, bạn hãy cố gắng luyện tập phát âm của mình trước khi chuyển tới học sâu hơn về phần ngữ pháp nhé. Chúc các bạn học tốt.

>> Xem thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.