Contribution Margin là gì? Contribution có công thức tính như thế nào?
Contribution Margin là gì? Contribution có công thức tính như thế nào?
Contribution margin là một chỉ số quan trọng, giúp chúng ta dễ dàng đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp. Để có thể hiểu sâu hơn contribution margin là gì, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về chỉ số này trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Contribution margin (lãi trên biến phí – số dư đảm phí), đây là một chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Theo đó, contribution margin sẽ phần còn lại của doanh thu sau khi đã loại bỏ chi phí biến đổi.
Đây là một công cụ rất hữu dụng thể hiện mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận trong một doanh nghiệp, nhằm thể hiện sự đóng góp của sản phẩm đối với lợi nhuận trong một doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị có thể tối đa hóa lợi nhuận, nhằm tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Để có thể tính công thức contribution margin (số dư đảm phí), chúng ta sẽ sử dụng công thức sau:
Số dư đảm phí = doanh thu – chi phí biến đổi của doanh thu
Không chỉ vây, chúng ta còn có công thức tính số dư đảm phí ở mỗi đơn vị sản phẩm, cho từng loại sản phẩm hay tất cả các sản phẩm tiêu thu. Công thức tính của mỗi trường hợp như sau:
Số dư đảm phí của từng đơn vị sản phẩm:
Số dư đảm phí của một sản phẩm = Giá bán một sản phẩm – chi phí biến đổi của một sản phẩm
Số dư đảm phí của tất cả sản phẩm
Số dư đảm phí của tất cả sản phẩm = Giá bán của toàn bộ sản phẩm – biến phí
Ví dụ: Một công ty A sản xuất sản phẩm B có giá là 100.000 đồng/sản phẩm. Chi phí biến đổi của sản phẩm B là 20.000 đồng/sản phẩm. Theo đó, số dư đảm phí của sản phẩm B là 80.000 đồng/sản phẩm.
Như vậy, từ công thức trên chúng ta có thể thấy được số dư đảm phí của mỗi đơn vị sản phẩm đã thể hiện sự đóng góp của một sản phẩm lên toàn chi phí cố định của một doanh nghiệp. Ta có thể hiểu số dư đảm phí chính là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi của từng sản phẩm trong một doanh nghiệp.
Do vậy, số dư đảm phí đã bù đắp một phần của chi phí cố định, đồng thời giúp cho phần còn lại của doanh thu có thể tiếp tục tạo ra lợi nhuận. Thông thường, số dư đảm phí thường không chỉ tập trung vào một sản phẩm mà được xem xét trên toàn bộ sản phẩm, được xem như một chi phí của thời kỳ. Từ số dư đảm phí, nhà quản trị có thể dễ dàng biết được khối lượng sản phẩm đã được tiêu thụ, bù đắp tổng chi phí biến đổi, để từ đó có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận dự kiến.
Ngoài ra, số dư đảm phí còn ý nghĩa cho việc thể hiện năng lực tài chính của một doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ chi phí cố định để từ đó có thể có thể tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Từ kết quả của số dư đảm phí, chúng ta sẽ thấy được những ý nghĩa sau
Nếu số dư đảm phí bằng 0. Điều này có nghĩa là doanh thu chỉ vừa đủ bù đắp chi phí cố định của doanh nghiệp. Đây là thời điểm doanh nghiệp chỉ đạt mức hòa vốn, không có lợi nhuận, không có lỗ vốn trong thời kỳ vừa qua.
Nếu số dư đảm phí lớn hơn 0. Chỉ số này đã cho thấy điểm tích cực của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp đã có thể bù đắp chi phí cố định, đồng thời đã thu được lợi nhuận để đầu tư cho tương lai.
Nếu số dư đảm phí nhỏ hơn 0. Điều này đã thể hiện sự yếu kém của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đã không thể bù đắp chi phí cố định, tạo ra tổn hại về sức khỏe tài chính trong tương lai.
Xem thêm: Cách xác định điểm hòa vốn trong kế toán quản trị chuẩn nhất
Đối với những doanh nghiệp có đa dạng sản phẩm, đa lĩnh vực, các nhà quản trị cần chú ý trong công việc phân bổ nguồn lực cho các dòng sản phẩm khác nhau. Sự phân bổ này cần thực sự quan tâm khi một doanh nghiệp chỉ có một số nguồn lực nhất định. Do đó, nếu phân bổ không hợp lý, hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên kém hiệu quả, dẫn đến dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Bài toán trên cũng được khắc phục bởi chỉ số contribution margin. Khi chỉ số này đã được dùng để đánh giá từng hạng mục sản phẩm khác nhau. Đồng thời, chỉ số này cũng cho nhà quản trị thấy được nên ưu tiên sản phẩm nào để có thể đẩy mạnh việc sản xuất. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ ưu tiên sản xuất những sản phẩm đang có số dư đảm phí cao hơn, do có nhiều tiềm năng để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giá bán của sản phẩm luôn là một trong những yếu tố có chiến lược trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản trị cần luôn cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích bài bản về yếu tố này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào số dư đảm phí để có thể cân nhắc về giá bán của sản phẩm. Chúng ta cần có sự nghiên cứu kỹ càng khi vừa có thể bù đắp được chi phí, đồng thời có thể thu được lợi nhuận trong tương lai.
Trong thực tế, không phải tất cả những sản phẩm đều mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn sản phẩm phù hợp mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đây là một công viêc hết sức phức tạp và khó khăn, bởi vì mỗi loại sản phẩm đều mang lại giá trị cao trong một thời kỳ nhất định. Do đó, nếu loại bỏ sản phẩm chỉ vì mang lại lợi nhuận kém sẽ là một quyết định hết sức sai lầm.
Không chỉ vậy, khi loại bỏ một sản phẩm, chúng ta mới chỉ loại bỏ được chi phí trực tiếp của sản phẩm đó sản sinh ra. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn chi phí chung của toàn bộ quá trình sản xuất vẫn chưa được giải quyết. Điều này sẽ khiến cho giá thành của sản phẩm khác bị đẩy mạnh lên cao.
Số dư đảm phí là một trong những chỉ số nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư và các bên đối tác. Chỉ số này sẽ thể hiện năng lực của một doanh nghiệp khi đối phó với các tình huống sẽ cần đối mặt trong hoạt động kinh doanh.
Số dư đảm phí càng cao, càng thể hiện năng lực vững mạnh của một doanh nghiệp. Thông thường, số dư đảm phí thấp sẽ chỉ phổ biến đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất do có nhiều công nhân, điều này sẽ khiến chi phí biến đổi chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu.
Từ công thức của contribution margin, ta có thể thấy chỉ số này có liên quan mật thiết 2 yếu tố là doanh thu và chi phí biến đổi. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào nâng cao doanh thu. Do vậy, đây sẽ là một giải pháp giúp gia tăng lợi nhuận, tăng trưởng tài chính doanh nghiệp.
Trong tài chính, chi phí biến đổi là một trong những chỉ số có tính chất biến động, bị phụ thuộc vào quy mô sản xuất, số lượng hàng hóa, số lượng sản phẩm bán ra của một doanh nghiệp. Từ các yếu tố phụ thuộc này, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát chi phí biến đổi tùy theo nhu cầu hoạt động của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng làm biến đổi chi phí này bằng cách giảm số lượng sản phẩm, lựa chọn nguyên liệu có giá bán thấp hay thay đổi quy mô.
Một trong những cách làm phổ biến và dễ thực hiện nhất chính là tăng giá sản phẩm. Khi tăng giá sản phẩm, điều này sẽ khiến doanh thu của sản phẩm tăng, từ đó sẽ kéo theo chi phí biến đổi. Tuy nhiên, việc tăng gia sản phẩm là một nước đi mạo hiểm. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phản ứng của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, nộp thuế Nhà nước,…
Như vậy, ta có thể thấy, chỉ số contribution margin là một chỉ số quan trọng, nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà kinh doanh và đầu tư. Qua thông tin trên, chúng ta đã có thể hiểu contribution margin là gì, để từ đây sẽ có những giải pháp hợp lý về chỉ số này. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục đăng thông tin về các chỉ số tài chính ở các bài đăng tiếp theo.
Số dư khả dụng là một chỉ số được các nhà đầu tư cực kỳ quan tâm. Vậy số dư khả dụng là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023