Công nghệ kỹ thuật nhiệt là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống
Công nghệ kỹ thuật nhiệt là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống
Từ khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đổ bộ, người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn về công nghiệp kỹ thuật nhiệt. Công nghiệp kỹ thuật nhiệt đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ bền vững, đặc biệt là trong phạm vi năng lượng tái tạo, lưu trữ và tiết kiệm năng lượng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu công nghệ kỹ thuật nhiệt là gì và kỹ thuật nhiệt đang được ứng dụng vào đời sống thực tiễn như thế nào?
MỤC LỤC
Kỹ thuật nhiệt là một chuyên ngành kỹ thuật cơ khí liên quan đến sự chuyển động và truyền năng lượng nhiệt. Đây là một lĩnh vực rộng lớn gồm các công nghệ liên quan đến hệ thống sưởi và làm mát, truyền nhiệt và cơ học chất lỏng. Các công việc trong ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là nghiên cứu, lập kế hoạch và thiết kế hệ thống sưởi ấm, làm mát, cũng như cách bảo trì, cải tiến những hệ thống này nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, tối đa hóa vòng đời của máy móc, thiết bị, và giảm thiểu tối đa hao phí năng lượng.
Công nghệ kỹ thuật nhiệt là ngành nghiên cứu tác động của công, nhiệt và năng lượng lên cùng một hệ thống. Vì năng lượng có thể chuyển giữa 2 môi trường hoặc chuyển thành những dạng năng lượng khác. Sinh viên sẽ được học những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về cấu tạo máy móc, thiết bị, cơ chế hoạt động của chúng, các kiến thức liên quan đến nhiệt động lực học và quy trình chuyển đổi năng lượng được tạo ra từ các nguồn hóa năng, cơ năng và điện năng trong mọi thiết bị.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tìm hiểu thêm về cách tính toán và thiết kế một hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, tiết kiệm tối đa năng lượng và phát huy tối đa hiệu quả trong thời gian dài. Các công việc liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo trì, cải tiến chất lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay, công nghiệp kỹ thuật nhiệt đã trở thành một trong những ngành học rất được chú trọng đầu tư và đưa vào chương trình đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước. Những nơi đào tạo chất lượng nhất phải kể đến Đại học Bách Khoa, Đại học công nghiệp, Đại học Điện lực, Đại học Giao thông vận tải,...Các khối xét tuyển ngành học này cũng rất đa dạng, từ A, B, C đến D.
Các thiết bị kiểm soát nhiệt lượng cần cho mọi lĩnh vực bao gồm ngành điện, công nghiệp ô tô, công nghiệp sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí. Các nguyên tắc kỹ thuật điện cũng quan trọng đối với hoạt động của xe cộ và máy móc khác. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ kỹ thuật nhiệt mà chúng ta có thể nhìn thấy rất dễ dàng trong đời sống.
HVAC là ngành công nghiệp liên quan đến điện lạnh, thông gió và điều chỉnh nhiệt độ trong các tòa nhà. Ví dụ như các tòa nhà văn phòng ở khu vực có khí hậu nóng ẩm thường yêu cầu nhiều hệ thống điều hòa không khí và thông gió hơn để thúc đẩy quá trình làm mát. Các cơ sở thương mại như nhà hàng, siêu thị, có thể yêu cầu về hệ thống làm lạnh lớn hơn để bảo quản thực phẩm. Để thực hiện được những điều này yêu cầu các chuyên gia phải có bằng cấp, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về công nghệ kỹ thuật nhiệt. Họ sẽ thiết kế hệ thống sưởi, thông gió, làm lạnh tại những khu vực thích hợp và đáp ứng cho từng mục đích sử dụng. Không chỉ thiết kế, họ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và không ngừng cải tiến để tối ưu hóa hiệu quả của chất lượng không khí tại những địa điểm này.
Ô tô luôn phải sử dụng kỹ thuật nhiệt để phục vụ quá trình vận hành mỗi ngày. Việc sưởi ấm, làm mát trong xe được kiểm soát bởi hệ thống quản lý nhiệt được tích hợp vào thiết kế. Truyền nhiệt, động lực học chất lỏng và những nguyên tắc kỹ thuật khác trong công nghệ kỹ thuật nhiệt cũng đang hoạt động trong việc làm mát động cơ và duy trì dòng chảy của dầu.
Ngành công nghiệp không thể hoạt động mà không có máy móc, trong khi đó máy móc lại được tạo ra dựa trên những nguyên tắc cơ bản về truyền năng lượng và phản ứng cơ học.
Công nghệ kỹ thuật nhiệt đóng vai trò quan trọng trong thiết kế của hầu hết các loại máy. Các phần tử cơ học luôn tạo ra nhiệt trong quá trình hoạt động và sự tích tụ nhiệt có thể đe dọa đến tuổi thọ của thiết bị và tiêu tốn nhiều điện năng. Do đó, nó cần một bộ phận làm mát để tản nhiệt, giúp cho các động cơ hoạt động mà không bị quá nóng gây cháy nổ bất ngờ cũng như giảm thiểu tổn thất năng lượng trong quá trình hoạt động. Các cơ chế làm mát thường là quạt hoặc bộ tuần hoàn chất lỏng được thiết kế đi kèm máy móc để làm mát và điều chỉnh nhiệt độ bên trong máy. Các thiết bị cần sử dụng nguyên tắc này rất quen thuộc trong đời sống thường ngày như máy tính, pin xe hơi.
Kỹ thuật nhiệt được áp dụng trong quá trình khởi động, điều hướng máy bay và tàu vũ trụ. Do các phương tiện này yêu cầu nguồn năng lượng khổng lồ để hoạt động, đặc biệt là khâu khởi động nên việc điều chỉnh, quản lý nhiệt lượng để tận dụng tối đa năng lượng tạo ra cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của nó lên phương tiện là điều cần thiết. Kỹ thuật nhiệt được sử dụng trong những phương tiện tiên tiến này để kiểm soát nhiệt, làm mát khung bên trong để chúng đạt hiệu suất tối đa.
Các kỹ sư kỹ thuật nhiệt có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau tùy theo ngành và chức năng. Kỹ sư nhiệt có thể được tuyển dụng trong ngành sản xuất ô tô, chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, sản xuất máy móc, HVAC, công nghiệp thiết bị kỹ thuật, điện hạt nhân, kiểm soát ô nhiễm, nghiên cứu vũ trụ, thăm dò và lọc dầu, cục bảo tồn năng lượng,...
Sinh viên tốt nghiệp sẽ có cơ hội được là việc trong các nhà máy công nghiệp, nhà máy sản xuất chế biến, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, các tòa nhà, nhà hàng, cơ sở kinh doanh,....Những công việc có thể đảm nhận như kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hàng, kỹ sư nghiên cứu, cán bộ tại Viện nghiên cứu, giảng viên tại các cơ sở giáo dục,...
Hiện nay, kỹ sư kỹ thuật nhiệt đang là một công việc vô cùng hấp dẫn với mức lương hậu hĩnh. Tất nhiên, những gì bạn nhận được sẽ tương xứng với bằng cấp, kiến thức, kinh nghiệm và vị trí làm việc.
Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình một kỹ sư kỹ thuật nhiệt có thể nhận được là 7-10 triệu đồng. Các kỹ sư có thâm niên làm việc và nhiều kinh nghiệm hơn có thể nhận được mức lương là 12-15 triệu đồng hoặc thậm chí là 20 triệu đồng/tháng.
Cuối cùng, bạn đã biết công nghệ kỹ thuật nhiệt là gì chưa? Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một công việc triển vọng trong thời đại công nghệ 4.0 thì công nghiệp kỹ thuật nhiệt chính là một ứng cử viên sáng giá mà bạn nên cân nhắc trên con đường học tập và sự nghiệp của mình.
Các khối ngành kỹ thuật từ lâu vẫn được người ta gắn mác chỉ dành cho nam do nó khô khan, vất vả, không phù hợp với thể chất hay tính cách của con gái. Thế nhưng hiện nay tỷ lệ nữ sinh đăng ký xét tuyển vào các khối ngành kỹ thuật lại đang ngày một tăng cao. Vậy con gái có nên học kỹ thuật không và các ngành kỹ thuật dành cho nữ bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023