Blog

Compliance audit là gì? Ý nghĩa quan trọng của kế toán tuân thủ

26/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Compliance audit là gì? Thuật ngữ được biết tới là một loại kiểm toán có chức năng xem xét những đơn vị thực thi nghiệp vụ kiểm toán có tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định  mà cơ quan thẩm quyền, cơ quan Nhà nước yêu cầu. Để hoạt động kiểm toán đúng quy định, hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Compliance audit là gì ngay sau đây.

1. Compliance audit là gì?

Compliance audit là thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành kiểm toán, dịch nghĩa là kiểm toán tuân thủ. Đây là một loại kiểm toán đảm đương nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Cụ thể, nó là công cụ, là phương thức giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán xem có tuân thủ quy định mà cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền đặt ra hay không.

Compliance audit là gì - khái niệm chuyên ngành kiểm toán

Hiểu về Compliance audit là gì sẽ giúp công tác kiểm soát trở nên chặt chẽ hơn, đảm bảo hoạt động kiểm toán của các doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc, không gian lận. Mặt khác nó còn đem đến cho bản thân các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán trung thực, tuân thủ. 

Vậy liệu Compliance audit có hướng tới toàn bộ các công ty kiểm toán hay chỉ ở những đơn vị cụ thể? Để hiểu rõ hơn về phương thức này, chúng ta cần tìm hiểu nhiều thông tin khác xoay quanh khái niệm Compliance audit là gì.

2. Đối tượng, mục đích chính của Compliance audit

2.1. Đối tượng nào Compliance audit tập trung phản ánh?

Đối tượng hướng đến của kiểm toán tuân thủ là gì?

Đối tượng mà kiểm toán tuân thủ (Compliance audit) hướng tới không cụ thể, cố định mà sẽ khá linh hoạt. Vì vậy, nó có thể rơi vào bất kể đối tượng nào sau đây:

- Là việc tuân thủ mọi quy tắc được đề ra từ cơ quan Nhà nước. Chẳng hạn như công tác kiểm tra đánh giá đối với sự tuân thủ quy định liên quan tới khoản thuế giá trị gia tăng; quy định trong việc bảo vệ môi trường, quy định bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động, … 

- Là việc tuân thủ quy định được đặt ra bởi chính người quản lý cấp trên.

- Tuân thủ quy định do cơ quan chuyên môn yêu cầu như thủ tục, quy trình xử lý giải ngân kho bạc nhà nước đã đúng quy định hay chưa; điều kiện, quy trình vay vốn của ngân hàng có được làm đúng, …

- …

2.2. Ý nghĩa kiểm toán tuân thủ thể hiện như thế nào?

Những chuẩn mực, tiêu chí chuẩn để giúp Compliance audit đánh giá thông tin một cách chính xác không phức tạp. Nếu so với loại kiểm toán hoạt động thì Compliance audit có cơ chế thực hiện đơn giản hơn nhiều. Do đó, đơn vị thực hiện rất dễ để triển khai chúng dựa vào các quy tắc, thủ tục đã được đề ra. 

Kiểm toán tuân thủ Compliance audit mang đến ý nghĩa gì?

Giá trị cơ bản nhất mà kế toán tuân thủ mang tới đó là phục vụ nhu cầu kiểm soát hoạt động kế toán của những đơn vị quản lý cấp trên hay chính bản thân các đơn vị kiểm toán. Vì vậy, kết quả mà Compliance audit mang tới sẽ được báo cáo đến cho những người có trách nhiệm để thực hiện kiểm toán mà không cần phải có sự vào cuộc của quá nhiều đối tượng.

Nếu như việc kiểm toán được thực hiện bởi một khách hàng mà không phải được thực hiện bởi đơn vị được kiểm toán, kết quả sẽ báo cáo đến cơ quan có nhu cầu thuê dịch vụ kiểm toán.

2.3. Mục đích của hoạt động kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ được triển khai nhằm mục đích đánh giá xem một doanh nghiệp có đang thực hiện tuân thủ đúng quy định, luật lệ, quy trình bắt buộc doanh nghiệp phải làm hay không. 

Mục đích của hoạt động kiểm toán tuân thủ

Hoạt động này sẽ gồm đánh giá sự tuân thủ từ trong hoạt động thực thi công việc của nhân viên kế toán, xem doanh nghiệp có đang tuân thủ về việc trả lương đúng theo quy định, kiểm tra việc đáp ứng đúng điều khoản của hợp đồng lao động hay hợp đồng với ngân hàng, những yêu cầu vay nợ ngân hàng có được doanh nghiệp đáp ứng , …?

3. Các phương pháp của hoạt động kiểm toán tuân thủ

Phương pháp thực hiện kiểm toán tuân thủ chính là việc sử dụng những kỹ thuật, thủ tục kiểm toán đã được thiết kế từ trước đưa vào sử dụng để nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán, qua đó đánh giá sự hiệu quả, tính thích hợp từ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. 

Phương pháp kiểm toán tuân thủ sẽ có những đặc trưng riêng để có thể áp dụng hiệu quả vào quá trình kiểm soát hoạt động kiểm toán tại doanh nghiệp. Những đặc trưng đó bao gồm:

- Mọi cuộc phân tích, thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá đều sẽ lấy thước đo là quy chế kiểm soát nội bộ. 

- Quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị sẽ chỉ mang tính hiệu lực, có hiệu quả khi tất cả hệ thống đều hoạt động hiệu quả.

Phương pháp triển khai kế toán tuân thủ

Để vận dụng các phương pháp kiểm toán tuân thủ, đơn vị phụ trách cần lưu ý áp dụng đúng trong những điều kiện sau đây:

- Khách hàng kiểm toán phải là khách truyền thống, hệ thống kiểm soát ở bên trong nội bộ doanh nghiệp cần mạnh, có sự hoạt động hiệu quả. 

- Đội ngũ cốt cán của doanh nghiệp có uy tín, có độ tin cậy cao và luôn trung thực.

- Không có sai phạm nào bị phát hiện qua nhiều năm kiểm toán.

Những đánh giá khi áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ có hiệu quả sau đây sẽ là lý thuyết để bạn biết rằng hoạt động kiểm toán tuân thủ đang được triển khai hiệu quả.

Thứ nhất, khi hệ thống kiểm toán được thực hiện từ nội bộ doanh nghiệp đạt được hiệu quả và diễn được thực thi có hiệu quả thì sẽ giúp hạn chế sự rủi ro trong hoạt động kiểm soát. Đồng nghĩa với việc kiểm toán diễn ra thuận lợi mà còn được giảm tải bớt các quy trình rườm rà. Quan trọng là những sai sót và tình trạng gian lận sẽ là gánh nặng được giảm bớt đáng kể. 

Thứ hai, khi phụ trách kiểm soát các hoạt động kiểm toán trong nội bộ, các kiểm toán viên phải tự mình hiểu rõ mối quan hệ giữa nhiệm vụ kiểm toán với hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị doanh nghiệp như thế nào. 

Phương pháp kế toán tuân thủ được áp dụng là gì?

Câu trả lời cho nội dung vấn đề này chỉ được giải quyết triệt để khi kiểm toán viên có thể chủ động xem xét từng trường hợp cụ thể, hiểu rõ được các trường hợp đó có kết quả triển khai như thế nào?

Thứ nhất, nếu có khả năng cao xảy ra rủi ro trong quá trình kiểm soát khi kế hoạch kiểm toán thì kiểm soát sẽ có mức độ thỏa mãn thấp. Vì vậy người kiểm toán viên sẽ không thể đặt toàn bộ niềm tin vào hệ thống kiểm soát trong phạm vi nội bộ được nữa,

Thứ hai, nếu như được đánh giá có mức rủi ro thấp khi lập kế hoạch kiểm toán thì lúc này, mức độ thỏa mãn về hoạt động kiểm soát cũng phải tùy vào từng trường hợp mà đánh giá. 

Nhìn chung, hoạt động kiểm toán tuân thủ có ý nghĩa quan trọng đối với bộ máy kiểm soát hệ thống kiểm toán. Do đó, những người phụ trách doanh nghiệp hay đơn vị thực thi hoạt động kiểm toán cấp trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát hoạt động kiểm toán đều cần nắm bắt thật rõ bản chất Compliance audit là gì. Hy vọng thông qua nội dung này, vieclam123.vn đã củng cố cho bạn đọc một phần kiến thức vô cùng quan trọng trong hoạt động kiểm toán. 

Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng là gì?

Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì? Cập nhật nội dung được chia sẻ ở bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động kiểm toán nội bộ ở trong ngân hàng.

Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023