close
cách
cách cách cách cách cách

Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì? Mô tả công việc chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hệ thống kiểm toán rất đa dạng, ngoài kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập còn có kiểm toán nội bộ ngân hàng. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì và đâu là công việc cụ thể của những người làm nghề này?

1. Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì?

Nếu như kiểm toán nội bộ doanh nghiệp là những người phát hiện ra sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì kiểm toán nội bộ ngân hàng chính là người làm việc trực tiếp cho ngân hàng, họ giúp ngân hàng khắc phục những điểm yếu trong hệ thống quản trị và quản lý của mình.

Trong ngân hàng, kiểm toán nội bộ chính là vị trí có vai trò vô cùng quan trọng, họ chính là những người trực tiếp rà soát, kiểm tra để cho ra những đánh giá hay ý kiến về tình hình tài chính của ngân hàng ở thời điểm hiện tại.

Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì
Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì?

Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ ngân hàng cũng chính là những người đánh giá thực trạng ngân hàng sau đó đưa ra những định hướng phù hợp với mục tiêu mà ngân hàng đang theo đuổi.

Người ta thường ví kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp hay ngân hàng như ngọn hải đăng, nó có tác dụng soi đường cho doanh nghiệp và ngân hàng đi đúng hướng mà họ vạch ra từ ban đầu.

2. Công việc của kiểm toán nội bộ ngân hàng bạn đã nắm rõ?

2.1. Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Nói về nhiệm vụ cơ bản, kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ phải đảm nhiệm việc giám sát tuân thủ những mảng công việc chính mà Nhà nước và pháp luật Việt Nam quy định.

Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ trong ngân hàng cũng là người thực hiện việc giám sát từ xa một số nghiệp vụ của một số đơn vị liên quan thông qua các số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp và đánh giá trên hệ thống một cách độc lập.

Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm toán nội bộ ngân hàng
Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Trong ngân hàng cũng có nhiều phòng ban khác nhau, vậy nên nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ ngân hàng còn là đánh giá những nghiệp vụ về mặt chất lượng theo checklist mà phòng ban đưa ra.

Tiến hành tổng hợp các báo cáo của các phòng ban đưa ra dưới sự giám sát của quản lý cấp trên. Chưa hết, kiểm toán ngân hàng cũng phải giám sát và làm báo cáo theo kiến nghị từ cấp trên.

2.2. Chi tiết quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán ngân hàng

Nhìn thì có vẻ khá đơn giản và ít đầu việc, thế nhưng để hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó thì kiểm toán trong ngân hàng cần phải có một trình tự thực hiện bài bản. Đó là những bước nào mời bạn theo dõi những thông tin gợi ý dưới đây:

2.2.1. Kiểm toán ngân hàng tiến hành lập kế hoạch

Kiểm toán ngân hàng tiến hành lập kế hoạch
Kiểm toán ngân hàng tiến hành lập kế hoạch

Ở giai đoạn lập kế hoạch, các kiểm toán viên của ngân hàng sẽ phải xác định phạm vi hoạt động và mục tiêu, trong đó xem xét kỹ những hướng dẫn có liên quan tới lĩnh vực kiểm toán chẳng hạn như quy định pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn ngành hay thủ tục cần thiết,...

Ngoài ra, kiểm toán trong ngân hàng sẽ phải xem xét kết quả từ những cuộc kiểm tra trước đó để lên các mốc thời gian cụ thể cho quá trình kiểm toán.

2.2.2. Tiến hành kiểm toán thực tế

Kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ phải phỏng vấn trực tiếp những nhân sự chủ chốt tại ngân hàng, mục đích là để nắm bắt được sự hiểu biết của đội ngũ nhân viên về các quy định, quy trình cũng như những biện pháp kiểm soát.

Đồng thời, kiểm toán nội bộ trong ngân hàng sẽ phải xem xét tài liệu và những hiện vật liên quan, thực hiện kiểm soát trong một khoảng thời gian nhất định.

2.2.3. Tổng hợp và làm báo cáo kiểm toán ngân hàng

Khi đã có trong tay những đánh giá cụ thể, kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ tổng hợp và làm báo cáo kiểm toán trong ngân hàng. Tuy nhiên để tạo ra một bản báo cáo kiểm toán được công nhận thì kiểm toán ngân hàng cần phải trải qua các bước như soạn thảo báo cáo, trình bản thảo lên cấp trên và phát hành báo cáo.

Tổng hợp và làm báo cáo kiểm toán ngân hàng
Tổng hợp và làm báo cáo kiểm toán ngân hàng

Như vậy, có thể thấy rằng kiểm toán nội bộ ngân hàng là vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng, cũng bởi vậy mà những người đảm nhận vị trí này sẽ khá vất vả và áp lực.

Áp lực thường đến từ những đợt kiểm toán tại ngân hàng, việc phải đối mặt với những giấy tờ, sổ sách với những con số không mấy tròn trĩnh sẽ khiến kiểm toán viên phải căng mắt, thậm chí là “căng não” nếu không sẽ rất dễ mắc sai lầm.

Khi thực hiện kiểm toán, nếu để sai sót xảy ra mức độ nhẹ thì kiểm toán viên vẫn có thể kịp thời sửa đổi nhưng thường là rơi vào trường hợp thứ hai - sai lầm nghiêm trọng. Khi đó họ có thể sẽ phải trả cái giá khá đắt hoặc thậm chí là bị sa thải.

3. Yêu cầu cơ bản của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Thông thường khi tuyển dụng, các ngân hàng sẽ chú trọng hơn với những tiêu chí như là kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hay kỹ năng của ứng viên. Vậy theo bạn các yêu cầu này được thể hiện như thế nào?

3.1. Kiểm toán nội bộ ngân hàng cần kinh nghiệm

Để trở thành kiểm toán viên nội bộ trong ngân hàng, bạn nhất định phải có kinh nghiệm và hiểu biết về ngân hàng bán buôn. Nói chung là tất cả những mảng liên quan tới huy động vốn hay tài chính thì đều phải nắm rõ để biết cách thức áp dụng hiệu quả.

Kiểm toán nội bộ ngân hàng cần kinh nghiệm
Kiểm toán nội bộ ngân hàng cần kinh nghiệm

Bên cạnh đó, kinh nghiệm liên quan tới ngân hàng bán lẻ cũng là một trong số yêu cầu trọng yếu mà phía ngân hàng đặt ra cho ứng viên. Theo đó, ứng viên kiểm toán nội bộ ngân hàng cần phải biết cách giải quyết khi doanh nghiệp hay tư nhân cho vay, hiểu biết về mảng thẻ tín dụng hay những tài khoản ngân hàng,...

Cuối cùng, kinh nghiệm mà kiểm toán nội bộ ngân hàng cần phải có đó là đánh giá rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể, biết phân tích các số liệu và nhận diện các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

3.2. Chuyên môn là yếu tố không thể thiếu với kiểm toán ngân hàng

Các ứng viên phù hợp với vị trí kiểm toán viên nội bộ của ngân hàng thường phải tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính ngân hàng, hoặc các ngành có liên quan như kế toán, quản trị kinh doanh hay ngoại thương,...

Ngoài ra, các ứng viên đáp ứng điều kiện trên còn phải sở hữu trình độ từ đại học trở lên thì mới có cơ hội xét tuyển trong đợt tuyển dụng nhé.

3.3. Kỹ năng kiểm toán nội bộ ngân hàng cần phải có

Kỹ năng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu mà ngân hàng mong muốn ứng viên tham gia ứng tuyển vị trí kiểm toán nội bộ ngân hàng phải có.

Theo đó, bạn phải có khả năng phân tích về tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại, đồng thời phải biết đánh giá rủi ro trong tương lai.

Kiểm toán ngân hàng phải là người giỏi giao tiếp cả trong cách nói và cách diễn đạt lời văn. Khi giao tiếp cần tuân thủ tiêu chí rõ ràng, cô đọng để đối phương nghe là hiểu vấn đề mà bạn đang đề cập cũng như vấn đề mà họ đang quan tâm.

Kỹ năng kiểm toán nội bộ ngân hàng cần phải có
Kỹ năng kiểm toán nội bộ ngân hàng cần phải có

Làm việc tại ngân hàng, bạn không thể thiếu sự trung thực. Có thể nói đây là kỹ năng quan trọng nhất mà ngân hàng đặt ra cho ứng viên cho nên nếu không sở hữu nó thì chắc chắn bạn sẽ không thể đồng hành lâu dài với nghề được.

Ngoài tất cả những kỹ năng nêu trên, kiểm toán nội bộ ngân hàng cũng phải đảm bảo sự chuyên nghiệp trong từng hành động, cử chỉ hay lời nói. Chúng góp phần làm gia tăng hình ảnh cũng như thương hiệu cá nhân của bạn, từ đó giúp công việc được thăng tiến hơn.

4. Thu nhập dành cho kiểm toán nội bộ ngân hàng là bao nhiêu?

Theo đánh giá từ thị trường hiện nay, mức lương dành cho kiểm toán viên nội bộ ngân hàng dao động từ 10 - 25 triệu đồng/tháng.

Trong đó, khoảng lương phổ biến dao động ở mức từ 10 - 16 triệu đồng và khoảng lương trung bình rơi vào khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Nếu giữ chức vụ quản lý cấp cao tại ngân hàng thì bạn còn có thể nhận về mức lương hấp dẫn hơn.

Tùy vào từng vị trí, chức vụ, tiền thưởng và thâm niên mà kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ nhận về khoản thu nhập khác nhau. Theo đó khi mới vào nghề, đừng quá chú trọng vào tiền lương bởi vì bạn có thể thay đổi nó khi chứng minh được năng lực của bản thân. Tốt hơn hết, bạn nên tập trung vào việc hoàn thiện bản thân, nâng cao nghiệp vụ để khẳng định thương hiệu cá nhân trước nhé.

Thu nhập dành cho kiểm toán nội bộ ngân hàng là bao nhiêu
Thu nhập dành cho kiểm toán nội bộ ngân hàng là bao nhiêu?

Với những gì được chia sẻ ở bài viết trên, không những khái niệm kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì được giải đáp mà hơn thế, độc giả của vieclam123.vn còn được tiếp thu những kiến thức vô cùng hữu ích liên quan tới ngành nghề này. Những ai mơ ước trở thành một kiểm toán viên thì có thể bắt đầu công tác chuẩn bị và ứng tuyển ngay từ bây giờ, chúc bạn thành công và sớm đạt được mục tiêu lớn trong đời.

Kiểm toán Nhà nước là gì?

Là một người yêu thích tìm hiểu lĩnh vực kế toán kiểm toán hoặc là người theo đuổi ngành nghề này thì có lẽ kiến thức về kiểm toán nhà nước sẽ khiến bạn thích thú. Hãy cùng tôi khám phá và làm rõ khái niệm kiểm toán nhà nước là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

Kiểm toán Nhà nước là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.