close
cách
cách cách cách cách cách

Kiểm toán Nhà nước là gì? Những thông tin xoay quanh hoạt động này

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kiểm toán Nhà nước là hoạt động tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhờ có hoạt động này mà lợi ích chung của toàn xã hội được đảm bảo. Vậy Kiểm toán Nhà nước là gì? Chức năng và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước ra sao? Tìm hiểu ngay với những thông tin được chia sẻ bên dưới nhé.

1. Thông tin tổng quan về kiểm toán Nhà nước

1.1. Kiểm toán Nhà nước là gì?

Kiểm toán Nhà nước chính là người giữ chức vụ kiểm toán trong hệ thống kế toán - kiểm toán thuộc sự quản lý trực tiếp của cơ quan Nhà nước. Theo đó, kiểm toán viên sẽ phải thực hiện những công việc liên quan tới nghiệp vụ kiểm toán của mình nhằm xác thực tính đúng đắn, làm rõ đúng sai trong các báo cáo của doanh nghiệp.

Kiểm toán Nhà nước là gì
Kiểm toán Nhà nước là gì?

1.2. Hoạt động kiểm toán Nhà nước bạn đã hiểu?

Hoạt động kiểm toán Nhà nước là hoạt động được thực hiện bởi các công chức viên thuộc bộ máy Nhà nước, hay nói cách khác họ chính là những kiểm toán viên Nhà nước tham gia tiến hành kiểm toán tính tuân thủ của mỗi doanh nghiệp.

Khi nhận nhiệm vụ, các kiểm toán viên Nhà nước sẽ kiểm tra, giám sát và xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các loại chứng từ, sổ sách hay số liệu kế toán của những đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội hay những cơ quan Nhà nước có sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.

Hoạt động kiểm toán Nhà nước được diễn ra thường xuyên theo định kỳ, có thể là 6 tháng hoặc có thể là 1 năm 1 lần.

Kiểm toán Nhà nước là vị trí không dễ gì có được, cho nên những ai theo nghiệp kế toán kiểm toán muốn sở hữu việc làm này thì cần đảm bảo các tiêu chí mà Nhà nước đặt ra.

Hoạt động kiểm toán Nhà nước bạn đã hiểu
Hoạt động kiểm toán Nhà nước bạn đã hiểu?

2. Điều kiện trở thành kiểm toán viên Nhà nước gồm những gì?

Những điều kiện hay tiêu chí mà cơ quan chức năng Nhà nước đặt ra đối với vị trí kiểm toán viên Nhà nước cụ thể như sau:

Thứ nhất, là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, có ý thức trách nhiệm cao và là người trung thực

Thứ hai, muốn trở thành kiểm toán viên Nhà nước bạn cần sở hữu bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên, trong đó chuyên ngành phải liên quan tới Kiểm toán, Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Luật, Kinh tế,...

Thứ ba, ứng viên khi tham gia ứng tuyển vị trí kiểm toán viên Nhà nước cần phải đảm bảo yếu tố về kinh nghiệm. Cụ thể, phải là người sở hữu 5 năm làm việc liên tục đối với chuyên ngành được đào tạo, đồng thời phải có thời gian làm nghiệp vụ liên quan tới kiểm toán ít nhất từ 3 năm trở lên, trong đó không tính khoảng thời gian tập sự, thử việc.

Thứ tư, một điều kiện vô cùng quan trọng để ứng viên có thể ứng tuyển vào vị trí kiểm toán viên Nhà nước đó chính là chứng chỉ Kiểm toán Nhà nước.

Điều kiện trở thành kiểm toán viên Nhà nước
Điều kiện trở thành kiểm toán viên Nhà nước

3. Phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước cụ thể

Nhiều người theo học ngành Kiểm toán nhưng chưa chắc đã hiểu rõ về phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Vậy hãy theo dõi những thông tin sau đây để biết chi tiết về vấn đề này.

3.1. Kiểm toán Nhà nước thực hiện công tác kiểm tra và xác nhận

Kiểm toán viên Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát công tác kế toán cùng với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách đối với các cơ quan, ngân sách Nhà nước.

Từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét và xác thực tính đúng đắn của các giấy tờ, sổ sách kế toán liên quan.

Việc đánh giá và nhận xét được dựa trên sự trung thực, khách quan nhằm xác định hoạt động kinh doanh của các đơn vị được kiểm toán là hoàn toàn hợp pháp.

Phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước cụ thể
Phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước cụ thể

3.2. Phụ trách kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh tế của Nhà nước

Kiểm toán viên sẽ đánh giá các hoạt động của Nhà nước, trong đó phải bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị bị kiểm toán.

Hệ thống Nhà nước là rất lớn, chính vì vậy không thể nào đánh giá hết toàn bộ chi phí, doanh thu đã phát sinh. Kiểm toán viên cần phải có phương pháp đánh giá sao cho phù hợp và chính xác nhất với các hạng mục được kiểm toán.

4. Kiểm toán Nhà nước cùng quyền hạn và chức năng

Để phục vụ cho công việc diễn ra thuận lợi, kiểm toán viên Nhà nước có những quyền hạn như sau:

- Được phép yêu cầu các đơn vị bị kiểm toán cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, chứng từ phục vụ cho cuộc kiểm toán. Tất nhiên những thông tin, chứng từ này phải là bản gốc và đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

- Kiểm toán Nhà nước được phép yêu cầu đơn vị bị kiểm toán kết luận hoặc kiến nghị về hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên Nhà nước khi có sai sót trong báo cáo tài chính.

Kiểm toán Nhà nước cùng quyền hạn và chức năng
Kiểm toán Nhà nước cùng quyền hạn và chức năng

- Được phép kiến nghị các cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành xử lý những vi phạm đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan thông qua hoạt động kiểm toán.

- Được phép đề nghị cơ quan chức năng, người có thẩm quyền xử lý đối với các cá nhân, tổ chức và cơ quan có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán Nhà nước. Hoặc các trường hợp cố tình cung cấp thông tin sai lệch, chậm trễ cho kiểm toán viên Nhà nước cũng cần xử lý theo quy định.

- Kiểm toán viên Nhà nước được phép trưng cầu giám định chuyên môn khi cảm thấy cần thiết.

5. Nắm rõ cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước

Có thể bạn chưa biết, tổ chức kiểm toán Nhà nước được thống nhất theo cơ cấu như sau:

- Bộ máy điều hành gồm có Văn phòng kiểm toán Nhà nước; Vụ Tổng hợp; Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Đảng - Đoàn thể.

- Đơn vị kiểm toán Nhà nước chuyên ngành bao gồm: Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành kiểm toán lĩnh vực quốc phòng; chuyên ngành Ib kiểm toán lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng; Kiểm toán chuyên ngành II kiểm toán lĩnh vực ngân sách của Trung ương Bộ, ngành kinh tế tổng hợp; Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III (ngân sách Trung ương Bộ, ngành và cơ quan thuộc Chính phủ); Kiểm toán chuyên ngành IV (Lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở); Kiểm toán chuyên ngành V (Đầu tư, dự án công nghiệp và dân dụng); Kiểm toán chuyên ngành VI (Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước); Kiểm toán chuyên ngành VII (Kiểm toán ngân hàng và các Tổ chức tài chính).

Nắm rõ cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
Nắm rõ cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước

- Đơn vị kiểm toán nhà nước tại khu vực bao gồm: Khu vực I (Hà Nội); Khu vực II (Thành phố Vinh - Nghệ An); Khu vực III (Thành phố Đà Nẵng); Khu vực IV (Thành phố Hồ Chí Minh); Khu vực V (Thành phố Cần Thơ); Khu vực VI (Thành phố Hạ Long); Khu vực VII (Thành phố Yên Bái); Khu vực VIII (Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa); Khu vực IX (Thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang); Khu vực X (Thành phố Thái Nguyên); Khu vực XI (Thành phố Thanh Hóa); Khu vực XII (Thành phố Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk); Khu vực XIII (Thành phố Vũng Tàu)

6. Cuộc kiểm toán Nhà nước cần hình thành dựa trên cơ sở nào?

Kiểm toán Nhà nước cần phải dựa vào các căn cứ pháp luật rõ ràng, đó là những căn cứ nào cùng tìm hiểu nhé.

- Cuộc kiểm toán Nhà nước được diễn ra dựa trên Luật kiểm toán Nhà nước

- Dựa vào chuẩn mực đạo đức của người hành nghề kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán được ban hành tại Việt Nam.

Cuộc kiểm toán Nhà nước cần hình thành dựa trên cơ sở nào
Cuộc kiểm toán Nhà nước cần hình thành dựa trên cơ sở nào?

Kiểm toán Nhà nước là gì và những thông tin xoay quanh hoạt động này đã được làm rõ. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích phục vụ công việc. Đừng quên cập nhật những tin tức hấp dẫn khác tại vieclam123.vn mỗi ngày để gia tăng vốn kiến thức của mình hơn nhé.

Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán

Là người học kiểm toán, bạn cũng nên nắm rõ những chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán. Không phải ai ra trường cũng có thể làm việc ở vị trí kiểm toán luôn, vậy nên những kiến thức này thực sự là cần thiết. Vậy chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán là gì, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé.

Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.