close
cách
cách cách cách

Có nên đánh con không? Những cách kiềm chế cơn giận với con tốt nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đánh con vẫn là cách dạy con phổ biến của nhiều bố mẹ hiện nay. Hầu hết các phụ huynh đều ủng hộ cách giáo dục “thương cho roi cho vọt” này. Những bố mẹ đánh con thường dựa trên kinh nghiệm bản thân, rằng họ cũng đã lớn lên và trưởng thành từ đòn roi của bố mẹ. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc đánh con không phải là một cách giáo dục hiệu quả.

1. Lý do bố mẹ nên suy nghĩ có nên đánh con không?

1.1. Trẻ sẽ trở nên hung hăng hơn

Nhiều trường hợp thực tế cho thấy, những kẻ phạm tội nguy hiểm đều có tuổi thơ bị bố mẹ đánh đập, đe dọa, chịu những trận đòn nghiêm khắc. Vì những đứa trẻ khi lớn lên sẽ bắt trước những hành vi, thái độ, hành động của bố mẹ đã làm với chúng. Những đứa trẻ hay bị đánh đòn rất dễ bị nổi nóng, hay tức giận vô cớ với bạn bè, gia đình, hoặc thích sử dụng hành vi bạo lực, bắt nạt những người xung quanh.

Sự hung hăng của trẻ chính là sự phản ứng lại từ những nỗi đau sau mỗi trận đánh đòn. Và khi con lớn lên, con nghĩ rằng dùng bạo lực sẽ giải quyết được mọi vấn đề như bố mẹ muốn. Vậy bố mẹ có muốn con trở thành đứa trẻ hung hăng, bạo lực?

1.2. Những hành vi của trẻ sẽ thêm tồi tệ

Đã có nhiều thí nghiệm chỉ ra rằng, việc đánh con có thể giúp ngăn chặn những hành vi xấu của trẻ trong lúc đấy, nhưng lâu dài sẽ khiến con có những cư xử tệ hại hơn. Những trận đòn còn sẽ càng làm con thấy bất mãn và là nguyên nhân trực tiếp dẫn con đến những hành vi tiêu cực như nói dối, bắt nạt người khác, bỏ nhà đi, trốn học, những vấn đề ứng xử trên trường lớp, tham gia vào các tệ nạn xã hội…

Lý do khiến bố mẹ suy nghĩ về việc có nên đánh con không?

1.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ

Cha mẹ đánh con không chỉ để lại những nỗi đau thể xác mà còn để lại sự tổn thương về tinh thần nghiêm trọng. Nhiều chứng minh cho thấy, đánh con gây cho con những rối loạn về cả hành vi lẫn tinh thần. Con luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến bị trầm cảm, muốn tự tử. Hay thường tìm đến các chất kích thích, bia rượu, luôn mang trong mình cảm giác mặc cảm, tự ti và nhiều bất ổn trong cảm xúc. Đây có lẽ là lý do gây nên chứng tự kỉ hay đa nhân cách sau này ở trẻ.

1.4. Tạo vòng luẩn quẩn

Như đã nói ở trên, những trẻ bị đánh thường sẽ có xu hướng sử dụng bạo lực trong tương lai và sử dụng cách dạy con tương tự như cha ẹ đã từng làm với chúng. Vậy cách giáo dục bạo lực, cổ hủ này lại trở thành một vòng luẩn quẩn hết thế hệ này đến thế hệ khác không thể phá vỡ. Như vậy mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái qua các thế hệ có thực sự gắn kết?

1.5. Ảnh hưởng sự gắn kết giữa cha mẹ và con

Việc đánh đập con sẽ gây rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Một lí do vô cùng đơn giản là chúng ta sẽ không yêu thương những người khiến chúng ta bị tổn thương. Chắc chắn các bậc phụ huynh đều muốn nhận được từ con tình yêu thương và sự tôn trọng. Thế nhưng việc cha mẹ đánh con sẽ chỉ làm chúng thêm sợ hãi cho đến khi lớn lên chúng sẽ tìm cách chống cự lại. Đừng vội dành cho con những đòn roi, chúng sẽ cảm thấy như bị bố mẹ bỏ rơi, hắt hủi và vô hình chung sẽ dạy cho chúng cách sợ và né tránh cả bố mẹ.

Tôi tin chắc rằng với những gì kể trên thì các bậc cha mẹ cũng đã suy nghĩ lại về việc có nên đánh con. Chắc chắn là không nên “động tay động chân” với con trẻ, vì đây không phải là cách giáo dục hiệu quả nhất!  

2. Thời điểm nào nên đánh con?

Biết rằng đánh con không phải là phương pháp dạy con hiệu quả nhất, nhưng cũng không tránh khỏi những lúc quá tức giận khiến bố mẹ phải sử dụng đòn roi với con mình. Sau đây là những lưu ý về những độ tuổi bố mẹ không được đánh con và chỉ nên đánh con vào những trường hợp nào cho đúng.

2.1. Những độ tuổi bố mẹ không nên đánh con

- Trẻ ở dưới 3 tuổi: Nhân cách của trẻ phát triển nhiều nhất trong giai đoạn từ 3 tuổi. Đây là thời điểm trẻ vui chơi, phát triển về mặt tính cách, đạo đức và tính cá nhân xuất hiện. Trước 3 tuổi, điều này cũng mới phát triển ở nhiều đứa trẻ. Vậy nên sử dụng đòn roi với trẻ dưới 3 tuổi là điều tuyệt đối không được. Chúng còn quá nhỏ để bị bố mẹ đánh mắng.

- Sau 6 tuổi cần hạn chế đánh con: Đa số trẻ từ độ tuổi này đã đi học, tính tự tôn rất cao, biết thể hiện bản thân, phấn đấu và nỗ lực làm việc. Nếu đánh con ở độ tuổi này dễ làm ảnh hưởng đến lòng tự tôn của con trẻ, cản trở khả năng trải nghiệm của trẻ. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng đến nhân cách, ám ảnh trẻ suốt quá trình trưởng thành với những hành động bạo lực bố mẹ làm với chúng.

- Từ 12 tuổi trở đi không được đánh con: Đây là độ tuổi thiếu niên, trẻ gần như đã hoàn thiện về nhận thức, thể chất, đạo đức, và dần đã có cái tôi cá nhân của mình. Giai đoạn này trẻ tích cực thể hiện cái tôi của bản thân, nhận thức được mình là cá nhân độc lập, có những nhận thức về bản thân hơn trước. Nếu như bố mẹ đánh con ở độ tuổi này, trẻ dễ cảm thấy bị tổn thương, động đến sự tự tôn nên sẽ có những phản kháng mạnh mẽ. Nhất là trong giai đoạn dậy thì, bố mẹ tuyệt đối không nên sử dụng đòn roi quá nghiêm khắc với trẻ.

Đặc biệt với những trẻ hướng nội, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn một chút. Những đứa trẻ này rất nhạy cảm, khả năng điều chỉnh cảm xúc phức tạp, nội tâm phong phú nên nếu đánh mắng gay gắt sẽ khiến con rơi vào trạng thái trầm cảm, nguy hiểm hơn là tự kỷ.

Vậy khi nào nên đánh con?

2.2. Lúc nào nên đánh con?

Nhiều chứng mình cũng đưa ra nhận định là không phải không được đánh trẻ. Nhưng roi vọt cũng chỉ là phương thức giúp trẻ nhận thấy hậu quả của những việc chúng làm sai. Những trường hợp dưới đây bố mẹ có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn.

- Trẻ tiếp tục tái diễn những hành vi nguy hiểm: Mặc cho cha mẹ nhắc nhở nhiều lần nhưng con không thay đổi, cố tiếp xúc với những chỗ nguy hiểm, chơi những chỗ không an toàn hoặc hiểu nhưng lại không thực hiện. Bố mẹ không thể trông chừng con suốt được, nên dùng biện pháp để con nhớ hơn. Ví dụ như con nghịch phích cắm điện, nghịch lửa, phích nước… không chỉnh đốn kịp sẽ còn xảy ra những hậu quả khôn lường hơn.

- Không sửa được tật xấu: Cha mẹ và thầy cô nhắc nhở con quá nhiều lần, không nhận sai khi phạm lỗi còn cố tình tái phạm lại. Bắt buộc cha mẹ phải sử dụng biện pháp mạnh hơn giúp con hình thành thói quen tốt.

- Tư tưởng coi mình là trung tâm: Nhiều gia đình chiều hư con từ nhỏ, con không quan tâm đến người khác, không biết chia sẻ và thông cảm, khó hòa đồng với các bạn, khả năng thích ứng xã hội kém. Những đứa trẻ như vậy cha mẹ cần sớ chỉnh đốn nghiêm khắc hơn để tránh cho bé hình thành những tính cách xấu sau này.

3. Vị trí nguy hiểm không nên đánh con

Nói như vậy, nhưng nhiều lúc bố mẹ cũng không thể kiềm chế hành động đánh con. Nhưng không phải cứ đánh con bừa bãi, không phải chỗ nào trên người con cũng có thể đánh được. Một số vị trí trên người con bố mẹ tuyệt đối không được đánh:

- Gáy và vùng đầu: Vùng gáy và đầu là vùng tập trung nhiều những giây thân kinh quan trọng ảnh hưởng đến các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn… Nếu đánh mạnh vào những vùng này sẽ gây ngừng thở, gây ngất, ngưng tìm vô cùng nguy hiểm. Nhất là với những trẻ còn bé, chưa phát triển toàn diện rất dễ tử vong.

- Hai bên thái dương: Đây là một điểm yếu của xương não, tác động mạnh sẽ gây chấn động não bộ, choáng váng, ù tai, ngất… nguy hiểm hơn là tử vong. Hơn thế, chẳng may đánh vào cũng gây ảnh hưởng đến thị giác của con.

- Véo tai con: Hành động tưởng chừng vô hại này lại có thể gây thủng màng nhĩ của con, gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

- Đánh vào thắt lưng: Xương sống của trẻ phát triển chưa thể toàn diện như người lớn. Bố mẹ thường xuyên đánh vào vị trí thắt lưng của con sẽ gây tổn thương xương sống của con. Khi về già kết cấu xương không ổn định dẫn đến nhiều bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm…

4. Những cách kiềm chế đánh con dành cho các bậc phụ huynh

4.1. Tránh những hành vi bạo lực

Khi cảm thấy không thể chịu đựng được và muốn “động thủ” với con, hãy rời khỏi đó và sang một phòng khác. Đôi khi chỉ một cái tát cũng sẽ trở thành một trận đòn kinh khủng với con.  Tốt nhất là khi trẻ có dấu hiệu gây phiền phức bạn phải nói ngay với con chứ đừng im lặng. Càng im lặng, lâu dần sẽ dẫn đến kết quả bùng nổ hơn. Trong trường hợp bạn không thể kiểm soát được việc đánh con, bạn nên xin lỗi con và dạy dỗ con bằng lời nói giúp xoa dịu những tổn thương bạn đã làm.

4.2. Xả cơn tức giận bằng cách viết ra giấy

Đây là một cách rất hay để chuyển hướng những cơn giận dữ. Hãy viết ra những điều khiến bạn bực bội về con thay vì quát mắng con. Xả giận đúng chỗ sẽ không gây ảnh hưởng cho con.

Những cách kiềm chế đánh con dành cho bố mẹ

4.3. Luôn là tấm gương cho con

Việc la hét, đánh đập thường xuyên làm con nghĩ rằng làm tổn thương người khác là điều bình thường. Nhiều yếu tố tiêu cực sau này con có thể phản ứng, đáp trả lại bạn bằng cách hét lại, hoặc vứt đồ đạc phản kháng. Bạn có lại muốn khi chúng lớn lên, chúng sẽ lại dạy con cháu mình theo cách như vậy? Vì thế hãy dạy con bằng tình yêu thương, bằng lời nói và hành động nhẹ nhàng để làm tấm gương cho trẻ noi theo.

4.4. Bỏ qua những chuyện nhỏ để vui vẻ hơn

Đôi khi bạn không cần phải thể hiện vai trò làm cha mẹ của mình với con ở mọi nơi. Nhiều chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống bạn cần biết bỏ qua thay vì chấp nhặt con, tranh luận thêm gay gắt. Bạn chỉ cần đứng ra giải quyết khi việc đó thật sự là cần thiết. Lúc đấy tiếng nói của bạn mới thật sự có trọng lượng hơn với con.

Trong cuộc sống gia đình, nếu như cứ căng thẳng và nóng giận sẽ đánh mất đi tình cảm của con đối với cha mẹ. Những trận đánh đòn hay lời nói trách mắng không những gây tổn thương cho con mà còn tổn thương cho chính bạn sau này. Qua bài viết này, bố mẹ nên suy nghĩ về việc có nên đánh con không nhé!

>> Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.