Các doanh nghiệp hiện nay phát triển theo nhiều loại hình, nhân lực được sắp xếp theo sự bố trí phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Pháp luật can thiệp vào việc sắp xếp nhân lực trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng khách quan, tuy nhiên có một vấn để nổi cộm được bàn luận nhiều và cần lời giải đáp hiện nay là vấn đề chồng làm Giám đốc vợ làm Kế toán trưởng được không?
Bài viết này sẽ đưa ra các căn cứ theo quy định Luật pháp cụ thể về vấn đề liên quan đến nội dung chúng ta đang cần làm rõ. Hãy theo dõi chi tiết những phân tích cụ thể qua bài viết dưới đây:
Vấn đề chồng làm giám đốc vợ làm kế toán trưởng có được không không phải một cá nhân có thể tự ý quyết định, vấn đề này có sự can thiệp của doanh nghiệp và đưa ra những căn cứ xác đáng cho những trường hợp liên quan. Căn cứ vào những cơ sở pháp lý này mà chúng ta có thể đưa ra được kết luận rõ ràng.
Theo đó, một số quy định, cơ sở pháp lý cụ thể được áp dụng để giải thích cho vấn đề này gồm:
- Điều luật cụ thể trong Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 2014.
- Điều luật cụ thể trong Luật Kế toán được ban hành vào năm 2015.
- Căn cứ vào Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ban hành quy định rất rõ ràng về điều luật kế toán.
Dựa vào những điều khoản cụ thể của các cơ sở pháp lý trên, chúng ta có thể phân tích rõ vấn đề chồng làm giám đốc, vợ có được làm kế toán trong cùng công ty hay không? Ở phần tiếp theo vieclam123 sẽ làm rõ vấn đề này.
Xem thêm: Giải đáp chính xác Kế toán trưởng có được ủy quyền cho Kế toán viên
Liệu rằng pháp luật có cho phép trường hợp hai vợ chồng cùng làm chung trong một công ty mà người chồng làm giám đốc và người vợ làm kế toán trưởng có được hay không? Nội dung này sẽ làm rõ rất nhiều vấn đề mà các bạn đang cần được giải đáp.
Căn cứ tại Khoản số 3 của Điều 52 trong Luật Kế toán được ban hành vào năm 2015; căn cứ tại khoản số 2, Điều số 19 của Nghị định số 174/2016/NĐ-CP có quy định về những cá nhân, những trường hợp không được làm kế toán như sau:
- Thứ nhất, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, vợ chồng, con cái (con nuôi và con đẻ), các anh/chị/em ruột thịt của những người được làm đại diện cho doanh nghiệp, giám đốc hay tổng giám đốc.
- Thứ hai, người giữ vai trò là cấp phó của chủ doanh nghiệp, của cá nhân đứng đầu, cấp phó của tổng giám đốc và giám đốc... đang phụ trách về mảng tài chính và kế toán của doanh nghiệp.
- Thứ ba, người đang giữ chức vụ kế toán trưởng ở cùng công ty kế toán.
Những cá nhân thuộc các trường hợp trên đây thì không được phép làm kế toán. Căn cứ vào đó chúng ta có thể trả lời rõ ràng vấn đề giữa chồng và vợ cùng làm trong một công ty nắm giữ các chức vụ quan trọng. Cụ thể chồng đang giữ chức vụ giám đốc của công ty rồi thì người vợ sẽ không được giữ chức vụ kế toán trưởng trong cùng công ty đó nữa.
Xem thêm: Điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng đơn vị Nhà nước là gì?
Liệu có phải ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng quy định khi người chồng làm giám đốc thì người vợ không được làm kế toán trưởng hay không?
Chúng ta có thể trả lời được rằng vẫn sẽ có những trường hợp khác mà người chồng giữ chức vụ giám đốc mà người vợ vẫn được làm kế toán trưởng.
Cụ thể các trường hợp như sau:
- Các doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân hoặc là các công ty thuộc loại hình TNHH do chính 01 cá nhân đứng chủ luôn. Căn cứ pháp lý của trường hợp này thì chúng ta căn cứ vào Điều số 188 của Luật doanh nghiệp được ban hành vào năm 2020.
Theo đó, những cá nhân trong trường hợp này sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp đối với toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đang sở hữu.
Căn cứ vào Điều số 74 của Luật Doanh nghiệp ban hành vào năm 2020 thì các công ty hoạt động với loại hình Công ty TNHH MTV, đó là doanh nghiệp được sở hữu bởi tổ chức cụ thể hoặc là bởi một cá nhân. Khi đó, cá nhân/tổ chức này sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với tất cả những khoản nợ mà công ty đang nợ, đồng thời có trách nhiệm, nghĩa vụ về mặt tài sản khác nằm trong giới hạn, phạm vi về vốn điều lệ. Vậy thì trong trường hợp này người vợ không thuộc những người không được làm kế toán trưởng.
- Các doanh nghiệp đang thuộc vào loại hình doanh nghiệp khác mà không được Nhà nước cấp vốn đầu tư.
- Các doanh nghiệp mà hoạt động có quy mô siêu nhỏ. Đối với các doanh nghiệp này thì có Quy định cụ thể tại Khoản số 1, Điều 6 của Nghị định số 39/2018/NĐ-CP như sau:
+ Các doanh nghiệp có quy mô vừa và quy mô nhỏ được phân vào loại nhóm các doanh nghiệp Siêu nhỏ - nhỏ - vừa.
+ Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ mà hoạt động trong lĩnh vực về nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và lĩnh vực xây dựng mà có số lượng những người lao động đóng bảo hiểm xã hội không quá 10 người/năm, tổng số doanh nghiệp không vượt qua mức 3 tỷ/năm, ...
+ Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ thuộc vào các lĩnh vực thương mại và lĩnh vực dịch vụ mà có số lượng người lao động đã tham gia đóng BHXH không vượt qua số lượng 10 người trong một năm, có tổng doanh thu không vượt quá 10 tỷ trong một năm...
Như thế, với những phân tích về căn cứ pháp lý trên đây, chúng ta có những thông tin chi tiết để hiểu rõ hơn về vấn đề chồng làm giám đốc vợ làm kế toán trưởng được không? Tùy vào từng trường hợp, từng loại hình doanh nghiệp mà pháp luật có quy định rõ ràng về vấn đề này.
Ngoài thông tin đó, vieclam123.vn làm rõ thông tin giải thích giúp bạn hiểu được vấn đề có được làm kế toán trưởng cho nhiều công ty hay không? Để biết được cụ thể, có được câu trả lời chính xác về vấn đề này thì mời các độc giả truy cập vào bài viết và tham khảo:
Chia sẻ