Chiến lược phân phối là một chiến lược vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể bao phủ và phân phối sản phẩm trên khắp thị trường. Đây là một kiến thức cơ bản mà mọi người kinh doanh cần phải biết. Để có thể hiểu chiến lược phân phối là gì, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chiến lược phân phối chính là công việc mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các bản kế hoạch, sử dụng chiến lược đa kênh để có thể vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng.
Chiến lược phân phối có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây chính là yếu tố cốt lõi để giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu trong khoảng thời gian kế tiếp. Không chỉ vậy, chiến lược phân phối còn giúp doanh nghiệp lấy được niềm tin, sự trung thành của khách hàng. Điều là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trong một thị trường đầy khốc liệt.
Việc xây dựng chiến lược phân phối có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là kim chỉ nam mà còn là định hướng để giúp doanh nghiệp có thể tiến về phía trước.
Nếu không có chiến lược phân phối, mọi hành động, mọi nước đi của doanh nghiệp sẽ trở nên mơ hồ, mọi công tác chuẩn bị sẽ trở nên vô cùng lộn xộn. Điều này dễ khiến nhân viên mất đi sự tin tưởng, niềm tin yêu đối với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc không có chiếc lược phân phối còn khiến doanh nghiệp có sự xung đột trong việc phát triển đa kênh, xây dựng hệ thống marketing.
Bên cạnh đó, khi không có chiến lược phân phối còn khiến doanh nghiệp bị tăng cao chi phí cơ hội. Đồng thời sẽ xảy ra nhiều sự lung túng, sự chậm trễ khi có các đối tác tiềm năng kết nối.
Về lâu dài, doanh nghiệp sẽ trở nên giảm sút năng lực cạnh tranh, giảm vị thế của doanh nghiệp trong thị trường. Do vậy, chiến lược phân phối là việc làm vô cùng cần thiết, là linh hồn của định hướng công việc trong tương lai.
Trong quá trình xây dựng chiến lược phân phối, để tạo nên sự hiệu quả trong việc lập kế hoạch, doanh nghiệp cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai. Mỗi khách hàng sẽ có các đặc điểm khác nhau, tùy theo sở thích, vị trí địa lý hay thu nhập của từng khách hàng.
Điều này khiến doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ lưỡng từng phân khúc khách hàng, từng đối tượng khác nhau để có từ đó có một chiến lược cụ thể. Mỗi chiến lược sẽ có hiệu quả và phù hợp cho từng thời kỳ nhất định.
Sau xác định được khách hàng, doanh nghiệp sẽ xây dựng sản phẩm dựa trên những dữ liệu đã được phân tích từ khách hàng. Các sản phẩm này cần đáp ứng nhu cầu, sở thích của từng khách hàng, không chỉ vậy nó còn đem đến giá trị tương lai cho bản thân họ.
Trong quá trình xây dựng hàng hóa, doanh nghiệp cần chú ý 2 yếu tố cơ bản là tài sản thương hiệu và chủng loại sản phẩm. Việc xây dựng tài sản thương hiệu là cực kỳ quan trọng. Nó chính là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin đối với khách hàng. Đồng thời thương hiệu còn giúp doanh nghiệp chọn lọc khách hàng, gia tăng doanh thu, tạo sự phát triển bền vững.
Để có thể xây dựng được 2 yếu tố trên, doanh nghiệp cần nghiên cứu bên trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời có sự phân tích, tìm kiếm từ thị trường và các đối thủ xung quanh.
Từ những dữ liệu đã thu thập được ở 2 bước trên, doanh nghiệp sẽ bắt đầu phân tích, lựa chọn kênh phân phối thích hợp cho doanh nghiệp của mình. Kênh phân phối thích hợp sẽ tạo được hiệu quả nhanh chóng, đồng thời nhanh chóng mở rộng và tiếp cận một cách rộng mở tới khách hàng, tăng độ phủ sóng sản phẩm tới khắp mọi nơi.
Việc xây dựng kênh phân phối khá tốn nhiều chi phí và có thể kém hiệu quả nếu không được nghiên cứu kỹ càng. Do vậy, để có thể giảm chi phí, gia tăng tính hiệu quả, các doanh nghiệp này sẽ tự tay cung cấp tới từng khách hàng.
Không những thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể kết hợp và sử dụng các kênh trung gian. Một trong những lợi thế của các kênh trung gian chính là có độ phủ sóng vô cùng rộng lớn, đồng thời lại rất hiệu quả. Việc doanh nghiệp hợp tác với các kênh trung gian này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu được rủi ro trong chiến lược phát triển. Cách chọn lọc kênh phân phối này cũng được áp dụng chiến lược kéo và đẩy trong marketing mà chúng tôi đã trình bày ở bài trước.
Trong quá trình xây dựng chiến lược, việc quản lý các kênh phân phối là vô cùng hiệu quả. Việc quản lý sát sao sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, gia tăng chi phí. Bên cạnh đó, việc quản lý này còn giúp doanh nghiệp đạt được các tiêu chí về chất lượng và chức năng trong trong từng kênh phân phối.
Nguyên tắc cơ bản của chiến lược phân phối này chính là phân phối sản phẩm dịch vụ đến càng nhiều bên trung gian càng tốt. Chiến lược phân phối này thường áp dụng đối với mặt hàng rau xanh, thực phẩm sống, nước giải khát,… Nhìn chung, đây là các sản phẩm có chi phí rẻ, được dùng cần thiết trong đời sống hàng ngày.
Đây là một chiến lược mà các cá nhân kinh doanh có vốn ít, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hay áp dụng. Ở chiến lược này, doanh nghiệp cần phải phân phối hàng hóa trực tiếp tới tay người tiêu dùng.
Với công nghệ hiện đại ngày này, các doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức tiếp cận là sử dụng các sàn thương mại điện tử, nơi mà người tiêu dùng có thể trực tiếp thanh toán và mua hàng online. Không chỉ vậy, chiến lược này còn được áp dụng đối với bán hàng qua điện thoại, sử dụng các tờ rời để có thể phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Đây là một chiến lược được đánh giá vô cùng hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí. Ở chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ sử dụng các công ty trung gian để có thể phân phối sản phẩm.
Để có thể sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu và phân tích thói quen của người tiêu dùng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ cần bố trí sản phẩm, phân chia các vị trí hỗ trợ hậu cần để lúc này có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng.
Chiến lược của phân phối độc quyền chính là hạn chế các đối tượng trung gian để có thể dễ dàng quản lý, đồng thời sẽ giúp tránh sự mất mát các thông tin, bảo vệ bản quyền của thương hiệu sản phẩm.
Ở chiến lược này, doanh nghiệp sẽ chọn một nhà phân phối độc quyền trên ở mỗi khu vực khác nhau. Sau khi đã có sự thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ cần tuân thủ nguyên tắc chỉ được bán sản phẩm duy nhất cho môt nhà phân phối, để tạo nên một nhà phân phối độc quyền. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không được bán sản phẩm cho nhà phân phối khác sẽ làm mất vị thế kinh doanh trong thị trường.
Bên cạnh đó, nhà phân phối độc quyền cùng cần phải cam kết, không được phân phối hay bán sản phẩm cho các đối thủ kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của các sản phẩm có thể được phân phối độc quyền chính là những hàng hóa đắt tiền, thuộc phân khúc khách hàng cao cấp và cận cao cấp. Thông thường, các loại hàng hóa này sẽ là ô tô, dược – mỹ phẩm hay thiết bị điện tử.
Phân phối chọn lọc là một chiến lược trung gian giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền. Ưu điểm của chiến lược này chính là việc nhà sản xuất sẽ không cần phải tốn kém nhiều chi phí, phân phối, bao phủ sản phẩm một cùng rộng lớn khiến phân tán nguồn lực. Ở chiến lược, doanh nghiệp sẽ cần phải lựa chọn kỹ càng nhà phân phối tiềm năng để bán sản phẩm của mình. Do vậy, nhà phân phối sẽ điều mà doanh nghiệp cần trăn trở và cân nhắc.
Đây là một trong những chiến lược phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng quần áo, các thương hiệu mỹ phẩm ở các khu phố, trung tâm thương mại. Hiện nay, các nhà sản xuất sẽ thường chọn các thương hiệu lớn để có thể phân phối sản phẩm như H&M, Pull & Bear.
Trên đây chính là toàn bộ bài viết để giải đáp chiến lược phân phối là gì. Mong rằng, từ các thông tin trên, các bạn đã hiểu và hình dung ra cách thức hoạt động của chiến lược phân phối. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục đồng hành và cung cấp thông tin ở bài viết tuần sau.
Hệ thống phân phối là công việc quan trọng trong quy trình cung cấp sản phẩm. Để có thể biết hệ thống phân phối là gì? Chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023