Để có thể duy trì hoạt động của một doanh nghiệp, họ cần tổ chức và tính toán nhiều loại chi phí quan trọng. Trong số đó, không thể không nhắc đến chi phí kinh doanh đồng hành và xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chi phi kinh doanh là gì? Có những cách nào để tối ưu hoá chi phí kinh doanh? Câu hỏi này sẽ được giải đáp bằng một số kiến thức sau đây của vieclam123.vn bạn nhé.
MỤC LỤC
Chi phí kinh doanh là toàn bộ số tiền trực tiếp hoặc gián tiếp mà doanh nghiệp cần bỏ ra để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, chi phí còn được hiểu là những hao phí về sức lao động, vật chất, tài sản trong quá trình kinh doanh nhằm tạo ra doanh thu bù đắp các khoản hao phí này và vẫn dư ra một số tiền lợi nhuận.
Chi phí cho khâu sản xuất hàng hoá sẽ tiêu tốn nhiều tiền của doanh nghiệp nhất bao gồm chi phí cho các nguyên vật liệu nhập đầu vào, chi phí cho các trang thiết bị máy móc hay tài sản cố định để thực hiện sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần đầu tư công nghệ và thuê nhân công để tham gia quá trình sản xuất.
Hoạt động bán hàng cũng cần được đầu tư vì doanh nghiệp luôn muốn thúc đẩy bán hàng, bán được nhiều hàng hoá mình sản xuất được để có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Khi đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, chi phí mở cửa hàng hoặc vận chuyển hàng hoá, phần mềm quản lý bán hàng, v.v…
Để thực hiện được những điều này doanh nghiệp cần thuê nhiều nhân viên trong nhiều mảng khác nhau như: nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing. nhân viên kho vận, nhân viên vận chuyển. Hơn nữa, doanh nghiệp cần chu cấp lương, trợ cấp, hoa hồng và những đãi ngộ khác dành cho nhân viên để họ có động lực làm việc hơn.
Doanh nghiệp cần đầu tư một hệ thống quản lý nghiêm ngặt với toàn bộ hoạt động kinh doanh hoặc những hệ thống riêng lẻ chuyên sâu với từng mảng hoạt động. Chẳng hạn các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, tồn kho, hoặc quản lý hiệu suất marketing. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thuê những người có năng lực quản lý để làm cánh tay phải hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý và điều hành công ty, giám sát, điều chỉnh các hoạt động để kinh doanh hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cũng cần chi trả những khoản như sáng kiến cải tiến, vượt năng suất, chi phí nghiên cứu hoặc các chi phí hỗ trợ giáo dục dành cho nhân viên.
Không chỉ chăm chút vào những chi phí cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp còn đầu tư hoặc cần chi trả cho các hoạt động tài chính. Có thể kể đến một số hoạt động tài chính như: chi phí đầu tư chứng khoán, các khoản vay ngân hàng, chiết khấu thanh toán cho người mua, cho thuê tài sản cố định, v.v…
Một số khoản chi tiêu không thường xuyên xảy ra nên được liệt kê vào những khoản chi phí khác trong kinh doanh. Ví dụ thường gặp đó là các khoản chi phí thu hồi nợ đã xoá sổ, tiền vi phạm hợp đồng, tổn thất tài sản, chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, v.v…
Khi các danh mục chi phí được quản lý chặt chẽ, các khoản chi phí tiêu được minh bạch, rõ ràng thì doanh nghiệp có thể giảm được những nỗi lo về thất thoát tài sản hoặc những tổn thất không đáng có. Những vấn đề về chi phí phát sinh cũng được kiểm soát để có những phương án điều chỉnh phù hợp.
Chi phí kinh doanh thường là số tiền rất lớn mà doanh nghiệp cần chi trả. Nếu không quản lý tốt thì doanh thu không thể nào bù trừ được những tổn thất đó và có thể bị lỗ vốn. Mà lỗ vốn thì doanh nghiệp khó có thể tiếp tục kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp cần quản lý tốt các chi phí của hoạt động kinh doanh nói chung để có thể giảm chi phí và tăng mức lợi nhuận tối đa.
Khi nắm bắt được tình hình sử dụng ngân sách của mình, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra, rà soát để đánh giá, nhận xét mức độ sử dụng chi phí ra sao. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp với tài chính của công ty. Đồng thời, việc quản lý chặt chẽ các chi phí kinh doanh có thể giúp bạn tìm thấy được những ý tưởng mới đối với kinh doanh sản phẩm của mình.
Muốn tối ưu chi phí kinh doanh thì cần tăng hiệu quả công việc hoặc tăng hiệu suất làm việc của nhân viên, trang thiết bị thường dùng. Hiệu quả công việc tốt đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tốn ít thời gian làm việc hơn, dư ra chi phí dự trù ban đầu và có thể dùng nó cho mục đích khác.
Để công việc hiệu quả hơn thì yếu tố cốt lõi là nhân sự. Doanh nghiệp cần có những phương án tuyển chọn và đào tạo bộ máy nhân sự chuyên nghiệp, làm việc năng suất xứng đáng với những đãi ngộ mà công ty dành cho họ. Việc phân bổ nguồn nhân lực cũng rất cần thiết. Chúng ta cần biết cách phân chia đúng vai trò, số lượng cho tất cả nhân sự trong công ty. Có như vậy mới tối ưu được hiệu quả công việc.
Một cách khác để tối ưu chi phí kinh doanh đó là tối ưu tiếp thị sản phẩm hay marketing sản phẩm. Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách lên ý tưởng cho những chiến dịch marketing sao cho thu về được nhiều lượt chuyển đổi mua hàng nhất.
Khi marketing được tối ưu thì chi phí thực hiện sẽ không tốn nhiều vì không cần lặp lại marketing nhiều lần. Không những vậy, marketing hiệu quả còn giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn, doanh thu cũng ngày một tăng lên. Làm như thế vừa tối ưu chi phí và vừa tối đa được lợi nhuận do doanh thu cũng cao hơn trước.
Doanh nghiệp không chỉ đầu tư vào công nghệ sản xuất mà còn cần đầu tư vào công nghệ quản lý. Bởi vì, công nghệ quản lý giúp chúng ta có thể điều hành doanh nghiệp hiệu quả, khoa học mà không tốn nhiều thời gian. Mọi hoạt động kinh doanh được quản lý bao quát bởi phần mềm thì doanh nghiệp dễ dàng đối chiếu, so sánh, đánh giá hơn. Từ đó, thấy được những lỗ hổng về chi phí mà điều chỉnh theo cách tốt nhất.
Nhìn chung, với lượng kiến thức ở trên của vieclam123.vn thì chắc hẳn bạn đã có cho mình những đáp án cho câu hỏi chi phí kinh doanh là gì. Hy vọng với những hiểu biết này bạn có thể quản lý chi phí kinh doanh tốt hơn và hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp của mình
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn liên quan đến chất lượng sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp không thể bỏ qua những cách tối ưu chi phí chất lượng. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu kỹ càng về những vấn đề của chi phí chất lượng nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023