Chi phí biên thuộc phạm trù của kế toán quản trị. Nghiên cứu về chi phí biên, kết hợp đưa ra đánh giá sự tác động của nó sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng đưa được quyết định đúng đắn cho công cuộc tối ưu hóa sản phẩm, đưa ra những chiến lược tốt nhất để làm giá bán ra hoặc lên kế hoạch lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những tổng quát trên cũng đồng thời khẳng định cho bạn biết rằng chi phí biên rất quan trọng. Vậy nên tìm hiểu chi phí biên là gì rất quan trọng.
Chi phí biên còn được gọi với tên tiếng Việt khác là chi phí cận biên hay tên tiếng Anh của nó là Marginal cost. Đó là một phần chi phí tăng thêm trong trường hợp phải sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Nó cung cấp thông tin để chúng ta biết phí tổn doanh nghiệp bỏ ra, cần đầu tư thêm nhằm có thêm đơn vị đầu ra. Có thể nói đây là một sự đánh đổi để giúp cho doanh nghiệp có thêm đơn vị đầu ra.
So với dự tính ban đầu, mỗi sản phẩm được sản xuất tăng thêm sẽ tương ứng với chi phí biến được tăng thêm. Từ con số chi phí này được ghi nhận mà chúng ta có thể đánh giá được khoản phí tổn để đầu tư vào việc sản xuất thêm sản phẩm trên từng đơn vị.
Hiểu đơn giản hơn, chi phí biên là việc biến đổi ở bên trong tổng chi phí cần bỏ ra khi sản xuất tăng thêm/giảm đi một đơn vị sản phẩm khi so với kế hoạch dự tính ban đầu.
Chi phí biên được tính toán như sau: tính tổng khoản phí sản xuất thêm sản phẩm rồi sau đó đem tổng chia cho sự thay đổi của lượng hàng được sản xuất.
Để cách tính trên thực tế hơn và dễ hiểu hơn thì bạn theo dõi ví dụ ngay bên dưới:
Công ty D lên kế hoạch sẽ sản xuất 100 sản phẩm, tổng chi phí dự kiến là 100 triệu đồng. Tuy nhiên nhận định thực tế, nhu cầu của thị trường tăng vượt số lượng sản xuất, do đó công ty D đã tiếp tục sản xuất thêm 100 sản phẩm, tổng chi phí để sản xuất thêm là 90 triệu đồng. Vậy lúc này, xác định chi phí biên đối với mỗi loại sản phẩm sản xuất thêm sẽ tính là thương của chi phí thay đổi (chi phí đổi so với kế hoạch ban đầu là 90 triệu) với số lượng hàng hóa thay đổi (100 sản phẩm). Kết quả tính toán thu được là 900.000đ/sản phẩm.
Hình ảnh dưới đây cung cấp cho bạn công thức tính đúng của chi phí biên:
Trong công thức trên, bạn cần xác định rõ từng yếu tố với: sự thay đổi tổng chi phí và sự thay đổi tổng sản lượng
Mỗi quy mô sản xuất ở khoảng thời gian cụ thể sẽ ứng với với chi phí có thể tăng hoặc giảm nếu như có sự thay đổi về khối lượng sản xuất.
Sản xuất thêm khối lượng nhất định hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thêm chi phí phục vụ cho các khoản như mua thêm nguyên liệu, thuê công nhân. Ngoài ra, còn bao gồm cả việc đầu tư tài sản cố định để phục vụ cho việc sản xuất tăng thêm cũng là lý do làm cho chi phí sản xuất tăng.
Phí thay đổi sẽ được tính bằng cách lấy phí sản xuất của khối lượng sản phẩm cần sản xuất mới trừ phí sản xuất theo khối lượng sản phẩm ban đầu. Công thức biểu thị là “∆C = Cm – Cbđ”.
Ví dụ, doanh nghiệp B sản xuất ra số lượng 1000 đôi giày, tổng chi phí tương ứng là 400 triệu đồng. Nếu như tiếp sau đó, công ty lại sản xuất thêm 200 đôi nữa và hết tổng chi phí sản xuất giày trong cả hai đợt là 470 triệu đồng. Vậy hãy lấy tổng chi phí của cả hai đợt là 470 triệu đồng trừ đi chi phí ban đầu là 400 triệu đồng. Khi đó chúng ta sẽ tìm ra sự thay đổi của tổng chi phí. Con số thay đổi là 70 triệu đồng.
Tương tự, một quy mô sản xuất có thể tăng hay giảm về khối lượng của sản phẩm theo những thời điểm khác nhau. Số lượng thay đổi nhưng phải đủ để dễ dàng đánh giá thay đổi của chi phí.
Sản lượng thay đổi sẽ được tính toán như thế nào? Lấy khối lượng sản phẩm sản xuất thêm trừ khối lượng sản phẩm sản xuất trước. Công thức tính sẽ là ∆Q = Qm – Qbđ.
Quay trở lại với ví dụ sản xuất giày, doanh nghiệp đó sẽ chuyển từ sản xuất 1000 đôi thành 1,2 nghìn đôi. Số lượng thay đổi được ghi nhận ở con số 200 đôi. Cách tính toán này được thực hiện bằng việc lấy tổng khối lượng sản xuất ở lần sau trừ khối lượng sản xuất lúc đầu.
Việc phân tích chi phí biên là một nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. Lý do là vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi thực hiện mục tiêu tối ưu mức sản xuất, làm nền tảng để lợi nhuận được tối đa hóa.
Chi phí biên của sản phẩm được sản xuất thêm nếu như đạt được nhỏ hơn doanh thu biên thì tạo ra điều kiện tốt giúp công ty có thêm lợi nhuận. Trường hợp khác, doanh thu sản phẩm sản xuất thêm (doanh thu biên) ở tình trạng bằng hoặc là ít hơn chi phí biên thì phải nhanh chóng đưa ra những phương án cần kíp cải thiện doanh thu hoặc công tác quản trị đối với khoản chi phí. Nếu tình hình quá căng thẳng có thể dừng sản xuất tạm thời. Cần có quyết đoán và quyết định đúng đắn nếu không doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ.
Chi phí biên là gì được làm rõ với những phân tích tỉ mỉ về yếu tố này kèm theo các công thức tính toán quan trọng. Qua đó cho thấy chi phí biên sẽ bắt đầu vị giảm đi khi mà công ty nhận lợi ích đến từ lợi thế quy mô kinh tế. Nó cũng có thể tăng lên trong hoàn cảnh công ty hoạt động kém năng suất, có bất lợi về mặt quy mô. Lúc này, doanh nghiệp thường phải đối diện với các nguy cơ về sự gia tăng chi phí. Như thế, nếu xảy ra tình trạng doanh thu bằng chi phí biên thì doanh nghiệp cần xem xét thật kỹ về việc nên ngừng sản xuất tạm thời hay không.
Như vậy, qua bài viết này, khái niệm chi phí biên là gì đã được cập nhật và chia sẻ tỉ mỉ. Mong rằng, bạn đọc sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc tính chi phí này, áp dụng hiệu quả trong doanh nghiệp của mình.
Trong kinh doanh, chúng ta cần phải nắm vững nội dung của các khái niệm liên quan. Với bài chia sẻ bên dưới, lợi nhuận gộp sẽ là chủ đề chính được bàn luận tới. Theo dõi ngay để củng cố cho mình thêm kiến thức kinh doanh hữu ích nhé.
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023