Lợi nhuận gộp (Gross Profit) trong tiếng Anh là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Cụ thể lợi nhuận gộp là gì, đặc trưng của nó như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
Lợi nhuận gộp là số tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí. Lợi nhuận gộp (Gross Profit) hay còn có cách gọi khác là doanh thu thuần.
Công thức tính lợi nhuận gộp trong doanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Chi phí bán hàng
Trong đó:
Doanh thu: là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng
Chi phí bán hàng: bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa, chi phí trả cho nhân công, chi phí hao hụt, chi phí vận chuyển chế phẩm gồm chi phí nhập kho, chi phí giao hàng cho khách,...=> Chi phí bán hàng là tất cả các chi phí phát sinh từ các kho giữ thành phẩm đầu kỳ, sản xuất trong kỳ cho đến khi bán thành phẩm cho khách hàng.
Ví dụ như một doanh nghiệp thu được 100 triệu từ việc bán hàng. Giả sử chi phí cho việc mua nguyên liệu là 40 triệu đồng, chi phí trả cho nhân công là 20 triệu đồng. Vậy lợi nhuận gộp trong trường hợp này sẽ là 100 - (20+ 40) = 40 triệu đồng.
Chỉ số lợi nhuận gộp cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động cũng như vật tư nguyên liệu. Từ những con số đó, doanh nghiệp có thể xem xét chi phí biến đổi nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.
Một số khoản chi phí biến động doanh nghiệp cần lưu tâm như:
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất
Chi phí trả thêm cho lao động trực tiếp theo giờ hoặc theo sản lượng
Chi phí trả thêm hoa hồng cho nhân viên bán hàng
Phí trả thẻ tín dụng khi khách hàng thanh toán bằng thẻ
Chi phí khấu hao thiết bị trong quá trình sử dụng
Chi phí trả tiện ích cho khu vực sản xuất
Chi phí vận chuyển hàng hóa
1. Hệ số biên lợi nhuận gộp
Hệ số biên lợi nhuận gộp hay còn gọi là tỷ lệ lãi gộp (Gross Margin/ Gross Profit Rate) biểu thị số đồng lợi nhuận có thể thu về từ một số vốn đầu tư nhất định.
Hệ số biên lợi nhuận gộp được tính theo công thức sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / doanh thu thuần.
Trong đó:
Lợi nhuận gộp: là số tiền doanh nghiệp còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí bán hàng.
Doanh thu thuần: là tổng số tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, doanh thu hàng bán bị trả lại,...
Ý nghĩa của hệ số biên lợi nhuận gộp:
=> Hệ số biên lợi nhuận gộp càng cao chứng tỏ lãi ròng mà doanh nghiệp thu được càng lớn, đồng nghĩa với khả năng kiểm soát chi phí trong việc sản xuất kinh doanh.
=> So sánh lợi nhuận gộp giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực giúp xác định được chỉ số thành công, tiềm năng phát triển trong tương lai.
=> Nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó cần tìm hiểu về tỉ suất lợi nhuận gộp để biết được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên.
Ví dụ: Giả sử hai doanh nghiệp hoạt động trên cùng lĩnh vực với quy mô ngang nhau, chi phí bỏ ra để sản xuất hàng hóa tương đương, doanh nghiệp A có tỷ suất lợi nhuận gộp là 10 %, doanh nghiệp B có tỷ suất lợi nhuận gộp là 20 %, thì công ty thứ hai sẽ đáng để đầu tư hơn vì công ty thứ hai thu được nhiều tiền hơn cho mỗi đồng họ đã chi ra.
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “lợi nhuận gộp là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn áp dụng hiệu quả trong công việc. Chúc các bạn thành công!
>> Tìm hiểu thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa của lợi nhuận ròng với doanh nghiệp
Chia sẻ