Blog

Cấu trúc tài chính là gì? Ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính

23/02/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có tài chính để duy trì hoạt động, xúc tiến đầu tư và phát triển tổ chức. Do vậy, việc xem xét, đánh giá và phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp chúng ta hiểu được đặc trưng cơ bản về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hôm nay, vieclam123.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu cấu trúc tài chính là gì và cách phân tích cấu trúc tài chính thông qua bài viết ngay dưới đây!

1. Cấu trúc tài chính được hiểu thế nào? Đặc điểm của cấu trúc tài chính

1.1. Cấu trúc tài chính được hiểu như thế nào?

Cấu trúc tài chính còn được biết đến với thuật ngữ Financial Structure. Đây là một trong những yếu tố để cấu thành nên một doanh nghiệp. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn có thể hoạt động, bắt buộc phải hình thành nên từ 2 nguồn tài chính và nguồn vốn. Chính cấu trúc này sẽ giúp những người quan tâm hiểu được cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cấu trúc của chúng trong một doanh nghiệp.

Thông qua bảng cấu trúc tài chính, người chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư sẽ biết được tỉ trọng của từng bộ phận trong tài sản và nguồn vốn. Để từ đó, người lãnh đạo sẽ có được các chiến lược tài chính phù hợp nhằm ổn định tài chính, xử lý các khoản nợ như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, cấu trúc tài chính còn cho chúng ta thấy được nợ và vốn chủ sở hữu mà một công ty sử dụng trong hoạt động của mình. Mối quan hệ tương quan giữa chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro và chi phối mối quan hệ giá trị mà doanh nghiệp liên kết. Các nhà quản trị sẽ cần phải có cách thức thực hiện để nợ và vốn chủ sở hữu có thể tối ưu hóa cấu trúc tài chính. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không những đảm bảo mức độ tự chủ, an ninh tài chính, đông thời còn tạo sự hiệu quả nhờ có chi phí vốn hợp lý trong từng giai đoạn khác nhau.

Xem thêm: Bật mí đến bạn mẫu báo cáo tài chính đầy đủ và chuẩn nhất hiện nay

Cấu trúc tài chính là gì?

1.2. Cấu trúc tài chính có đặc điểm thế nào?

Mỗi doanh nghiệp đều có những lựa chọn để thiết lập cấu trúc kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Các cấu trúc này tài chính này chủ yếu giống nhau nhưng có sự khác nhau căn bản về lựa chọn tài chính.

Phần lớn, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu vào nợ và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả sẽ nhận được từ các nhà đầu tư tín dụng và sẽ trả dần theo thời gian với hình thức lãi suất. Còn chủ sở hữu sẽ được huy động từ các cổ đông, đồng thời họ sẽ được trao quyền để điều hành doanh nghiệp. Tùy thuộc vào chi phí hay nhu cầu nhà đầu tư, mỗi doanh nghiệp sẽ có mối quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng cấu trúc tài chính, các nhà quản trị còn có thể lựa chọn giữa nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Nhu cầu của nhà đầu tư đối với 2 loại này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Các nhà quản trị sẽ tìm cách tài trợ doanh nghiệp ở mức thấp nhất, giảm nghĩa vụ sử dụng vốn và cho phép các nhà đầu tư “rót” nguồn lực nhiều hơn vào doanh nghiệp. Có thể thấy, các nhà quản trị sẽ xem xét và đánh giá cấu trúc vốn bằng cách tối ưu hóa chi phí sử dụng của doanh nghiệp.

Cấu trúc tài chính có đặc điểm như thế nào?

2. Phân tích cấu trúc tài chính có ý nghĩa ra sao?

Phân tích cấu trúc tài chính là việc doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện theo niên hạn tài chính. Việc phân tích này sẽ giúp các nhà quản lý tài chính trả lời được các câu hỏi như:

Từng bộ phận của nguồn vốn chiếm tỷ trọng bao nhiêu?

Tỷ trọng này có thực sự phù hợp với doanh nghiệp ở hiện tại?

Doanh nghiệp nên chọn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả?

Cơ cấu tài chính có đang phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực hay quy mô của doanh nghiệp.

Từ những câu hỏi này, những người quan tâm sẽ biết được những thông tin cần thiết trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ đánh giá được sự phù hợp và tính phù hợp trong việc huy động vốn.

Giúp người quản lý biết được khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp

3. Doanh nghiệp sẽ phân tích cấu trúc tài chính như thế nào?

Để phân tích được cấu trúc tài chính, người quản lý sẽ cần quan tâm đến 3 nội dung: phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản, phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn. Việc phân tích này sẽ được thực hiện cụ thể như sau:

3.1. Phân tích nguồn vốn

Việc phân tích này sẽ giúp người quản lý tài chính đánh giá, xem xét tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại, đồng thời có thể tìm được xu hướng biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Để thực hiện điều này, người quản lý sẽ thực hiện bằng cách tính tỷ trọng ở từng bộ phận của nguồn vốn, rồi so sánh cơ cấu nguồn vốn hiện tại với cơ cấu nguồn vốn kỳ gốc.

Căn cứ vào tỷ trọng trong từng bộ phận của nguồn vốn, người quản lý tài chính sẽ phân tích để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp có phù hợp với cơ cấu nguồn vốn. Từ đó, họ sẽ đánh giá mức độ tự chủ, khả năng an ninh tài chính, chính sách huy động, chính sách đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Dựa vào những kết quả phân tích ở trên, người quản lý sẽ đánh giá được xu hướng biến động cơ cấu biến động trong tương lai. Ngoài ra, từ các chỉ số này, họ có thể so sánh cơ cấu nguồn vốn bình quân ngành của doanh nghiệp khác có điều kiện tương đương nhưng kết quả kinh doanh tốt hơn.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

3.2. Phân tích tài sản

Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, sau khi đã có được nguồn vốn, người quản trị sẽ cần quan tâm đến việc phân bố và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Quá trình sử dụng vốn này sẽ được thể hiện thông qua tính phù hợp của mua sắm, đầu tư tài sản với đặc điểm, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Ngoài ra, nó còn cho thấy được khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu trong hoạt động kinh doanh.

Cũng giống như phân tích nguồn vốn, phân tích tài sản là việc tính tỷ trọng trong từng bộ phận của tài sản rồi so sánh cơ cấu tài sản hiện tại với cơ cấu tài sản kỳ gốc. Điều này sẽ cho phép người quản lý có thể đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản hiện tại và xu hướng biến động tài sản trong tương lai.

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

3.3. Phân tích mối tương quan giữa nguồn vốn và tài sản

Để thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, người quản lý sẽ tiến hành phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp. Việc tìm hiểu này sẽ được thực hiện thông qua 3 chỉ số:

3.3.1. Chỉ số nợ so với tài sản

Chỉ số này sẽ được tính bằng cách lấy nợ phải trả chia cho tổng tài sản. Nhờ chỉ số này, người quản lý sẽ biết được chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản trong doanh nghiệp. Nói cách khác, một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ được hình thành từ mấy đồng nợ phải trả, để từ đó biết được mức độ huy động nợ để đầu tư tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng.

3.3.2. Chỉ số khả năng thanh toán

Chỉ số này sẽ cho chúng ta biết được mức độ đầu tư vào tài sản bằng nợ phải trả. Đồng thời, nhờ chỉ số này, chúng ta sẽ hiểu được doanh nghiệp đang sử dụng chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả hoặc doanh nghiệp đang độc lập tài chính hay có sự rủi ro và giảm sút.

Đánh giá khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp

3.3.3. Chỉ số tài trợ

Chỉ số này sẽ cho biết một đồng sử dụng trong kinh doanh được tài trợ từ bao nhiêu đồng của vốn chủ sở hữu. Từ chỉ số này, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng độc lập và sự vững mạnh tài chính của doanh nghiệp là bao nhiêu phần trăm. Đây chính là cách để đánh giá được sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn.

Như vậy, với các thông tin trên, chúng ta đã hiểu được cấu trúc tài chính là gì và cách phân tích loại cấu trúc này. Có thể thấy, tài chính vững mạnh là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Tất cả điều này sẽ được thể hiện một cách rõ ràng thông qua chỉ số tài chính doanh nghiệp. vieclam123.vn sẽ tiếp tục khai thác chủ đề thú vị trong các bài đăng tiếp theo. 

Giám sát tài chính là gì? Nội dung và mô hình giám sát tài chính

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cực kỳ quan tâm đến giám sát tài chính, bởi nhờ tổ chức này mà các doanh nghiệp mới có thể huy động vốn đầu tư, kêu gọi hỗ trợ tài chính. Để hiểu hơn thế nào là giám sát tài chính, các bạn sẽ đến với bài viết dưới đây!

Giám sát tài chính là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023