close
cách
cách cách cách

Cách sử dụng các cấu trúc prefer, would prefer và would rather

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tiếng anh là môn học quan trọng và bắt buộc trong chương trình học của học sinh sinh viên. Học tiếng anh không phải ngày một ngày hai mà cần thời gian dài và sự kiên trì, quyết tâm cao. Chỉ có trau dồi ngoại ngữ tốt mới giúp các bạn trẻ đi đến thành công một cách nhanh nhất. Cấu trúc ngữ pháp trong tiếng anh là cần thiết để hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói trong tiếng anh và cấu trúc về mong muốn và sở thích như cấu trúc prefer, would prefer và would rather cũng không thể bỏ qua. Cùng vieclam123.vn hỗ trợ học sinh trong việc hiểu kỹ hơn các cấu trúc về câu thể hiện sự mong muốn, sở thích.

1. Cấu trúc prefer

“Prefer” có ý nghĩa là “thích hơn”, cấu trúc với “prefer” được dùng để diễn tả sự yêu thích một ai đó hay một cái gì đó hơn ai đó hay hơn một cái gì đó của người nói mà có thể nói rõ hoặc không nói rõ đối tượng được so sánh.  Việc sử dụng các cấu trúc với prefer rất phổ biến trong các bài tập tiếng anh hay trong giao tiếp tuy nhiên cấu trúc cũng rất dễ gây nhầm lẫn giữa các dạng với nhau

1.1. Công thức cấu trúc prefer

Prefer là một từ đi được cả với động từ có “To” và động từ đuôi “Ing”. Tuy nhiên, mỗi cấu trúc của prefer lại diễn tả ý nghĩa khác nhau và mang những sắc thái khác nhau

-  S+ Prefer ( chia theo thì trong câu) + N1 ( danh từ thứ 1) + To + N2 ( danh từ thứ 2) : Thích cái gì hơn cái gì

Ví dụ

He prefers dogs to cats – anh ấy thích chó hơn là mèo

-  S + Prefer + V-ing (+ To + V-ing) : ai đó ( hay cái gì đó) thích làm cái gì hơn cái gì

Ví dụ:

She prefers playing football to playing volleyball – Cô ấy thích chơi bóng đá hơn là chơi bóng chuyền.

-  S + Prefer + To + V : Thích làm cái gì hơn

Ví dụ:

I prefer to read  novel – Tôi thích đọc tuyển thuyết hơn

-  S + Prefer + To V + N1 + Rather Than ( + V- nguyên thế) + N2

Ví dụ :

We prefer to eat fish rather than vegetables – Chúng tôi thích ăn cá hơn ăn rau

1.2. Cách sử dụng

cách sử dụng prefer

Cấu trúc “prefer” là những cấu trúc rất thường xuyên xuất hiện trong  các đề thi tiếng anh hay trong giao tiếp nói về chủ đề sở thích cá nhân. Sử dụng cấu trúc “prefer” không hề đơn giản nếu không nắm chắc cách sử dụng của nó vì cấu trúc rất dễ quên và nhầm lẫn trong cách sử dụng nó trong bài tập là cao.

+ Cấu trúc “prefer” mục đích sử dụng chủ yếu là để diễn tả sở thích, thích điều gì hơn trong một tình huống nói về một vấn đề nào đó hay trong giải bài tập ngữ pháp tiếng anh.

+ Cấu trúc “prefer” còn được sử dụng để viết lại câu trong tiếng anh, viết lại câu cùng nghĩa hay viết lại câu trái nghĩa nhau

Ví dụ:

To prefer doing something to V-ing something = S + like something/ V-ing something better than something / V-ing something: thích làm gì hơn làm gì

+ Cấu trúc “prefer” còn dùng để chia động từ To – V hay V-ing phụ thuộc tính chất và công thức “prefer” để chia động từ sau “prefer” phù hợp nhất.

1.3. Những lưu ý khi dùng cấu trúc prefer

Cấu trúc “prefer” được sử dụng phổ biến, không hề gây khó khăn cho các bạn nếu các bạn có ý thức học tập kiến thức. Một số lưu ý khi sử dụng cấu trúc “prefer”

+ Cấu trúc “prefer” được sử dụng với nghĩa chung mang tính chất lâu dài hơn các cấu trúc thể hiện sở thích, mong muốn khác.

+ Một điểm lưu lý về sử dụng cấu trúc “prefer” đối với dạng câu hỏi chúng ta phải mượn trợ động từ do / does / đi rồi đảo lên trước chủ ngữ

Ví dụ:

He prefers to listen to music – Anh ta thích nghe nhạc hơn ( câu ở dạng khẳng định)

=>  Does he prefer to listen to music ?- Có phải anh ta thích nghe nhạc hơn ( ở dạng câu hỏi )

+ Lưu ý về cấu trúc “prefer” trong câu phủ định chúng ta thêm “Not” vào sau prefer chứ không dùng Prefern’t

Ví dụ :

She prefer to read novel – Cô ấy thích đọc tiểu thuyết hơn ( Câu ở dạng khẳng định )

=>   She prefer not to read novel – Cô ấy không thích đọc tiểu thuyết hơn ( Câu ở dạng phủ định )

2. Cấu trúc would prefer

2.1. Công thức

Cấu trúc “Would prefer” khác với cấu trúc “prefer” ở chỗ khi thêm “would” thì chúng sẽ không dùng V-ing. Do đó, công thức của cấu trúc “Would prefer” thường đi với To-V

-  S + Would prefer something To something – Thích cái gì hơn

Ví dụ :

He would prefer stay at home to go the party – anh ấy thích ở nhà hơn là đi tới bữa tiệc

-  S + Would prefer + To do something : Thích làm cái gì hơn

Ví dụ :

I would prefer to go shopping – Tôi thích đi mua sắm hơn

-  S + Would prefer + To V + rather than + V + something

Ví dụ:

I would prefer to go the picnic rather than go to cinema – Tôi thích đi cắm trại hơn là đến rạp chiếu phim

2.2. Cách sử dụng

cách sử dụng would prefer

Cấu trúc “would prefer” cũng mục đích sử dụng chính giống như cấu trúc “prefer” dùng để diễn tả sở thích của một ai đó hay cái gì đó. Ngoài ra, cấu trúc “would prefer” sử dụng trong một số trường hợp sau:

+ Cấu trúc “Would prefer” sử dụng trong trường hợp khi nói điều gì mong muốn làm trong một tình huống cụ thể, không mang tính sở thích lâu dài như cấu trúc “prefer”.

+  Cấu trúc “Would prefer” còn được sử dụng trong viết lại câu đồng nghĩa thể hiện sở thích của ai đó, thích cái gì hơn trong tình huống cụ thể.

+ Bối cảnh sử dụng cấu trúc “Would prefer” thường yêu cầu sự lịch sự, trang trọng nhiều hơn là trong bối cảnh giao tiếp thường ngày.

+ Cấu trúc “Would prefer” còn được sử dụng để chia động từ To-V trong các dạng bài tập chia động từ trong tiếng anh.

2.3. Những lưu ý

+ Sử dụng cấu trúc “would prefer” nếu không nắm chắc chắn bản chất sử dụng sẽ gây nhầm lẫn, việc sử dụng cấu trúc không hiệu quả. Ngữ pháp tiếng anh chỉ đơn giản khi các bạn được học để hiểu để áp dụng vào bài tập vào giao tiếp tốt.

+ Cũng như cách sử dụng cấu trúc “Prefer” thì cấu trúc “Would prefer”  cũng cần lưu ý trong câu phủ định chỉ cần thêm Not vào sau “Prefer” thể hiện sự không yêu thích một vấn đề nào đó

Ví dụ

I would prefer not to playing soccer – Tô không thích chơi bóng đá

+ Lưu ý cấu trúc “Would prefer” trong dạng câu hỏi thì chỉ việc đảo chữ “Would” lên trước chủ ngữ

Ví dụ :

He would prefer to listen to music – Anh ấy thích nghe nhạc ( dạng câu khẳng định)

=> Would he prefer to listen to music – Anh ấy có thích nghe nhạc không ( dạng câu hỏi hay còn gọi câu nghi vấn )

+ Điểm quan trọng cần lưu ý là trong một số giáo trình tiếng anh vẫn sử dụng V-ing sau “Would prefer”. Điều này cũng không quá khó hiểu khi trong giáo trình Cambridge University chỉ khẳng định khi có “Would” thì chúng ta không thường sử dụng V-ing theo sau chứ không phải không dùng. Tuy nhiên, sử dụng “Would prefer” theo sau bởi một động từ nguyên mẫu có “To” hơn là một động từ có đuôi “Ing”.

3. Cấu trúc would rather

3.1. Công thức

Thể hiện sở thích, mong muốn của một ai đó về một vấn đề nào đó, ngoài việc sử dụng cấu trúc “prefer” hay “would prefer” thì cấu trúc “would rather” cũng được sử dụng và nhắc nhiều trong các dạng bài tập tiếng anh.

-  S + Would rather  + V + something : thích làm cái gì hơn

Hay S + ‘d rather + V  + something

Ví dụ:

He would rather eat bread to noodle – anh ấy thích ăn bánh mỳ hơn phở

-  S + Would rather + V + something than (V) something: thích làm cái gì hơn cái gì

Hay S + ‘d rather + V + something than + V + something

Ví dụ:

I’d rather stay at home tonight than go to the shopping – Tôi thích ở nhà tối nay hơn là đi mua sắm

Trên đây là một số công thức đơn giản trong cấu trúc “Would rather” hay được sử dụng trong tiếng anh.

3.2. Cách sử dụng

cách sử dụng would rather

Cấu trúc “Would rather” có cách sử dụng phức tạp hơn các câu trúc thể hiện sở thích, mong muốn khác. Việc ghi nhớ cách sử dụng của cấu trúc “Would rather” không hề dễ dàng nếu các bạn không luyện tập thường xuyên.

+ Đối với loại câu mà chỉ có một chủ ngữ

Sử dụng “Would rather”  (than) để diễn tả sự mong muốn hay ước muốn của một người và chia làm 2 thời điểm

 - Thời điểm ở hiện tại

Công thức :

S + Would rather + Verb in simple form

Ví dụ

He would rather go to class on Monday than Sunday – anh ấy thích đi học vào thứ hai hơn là chủ nhật 

- Thời điểm ở quá khứ

Sử dụng động từ sau “would rather” phải là “have + P2”

Công thức:

S + Would rather +have + verb in past participle

Ví dụ:

I would rather have gone the picnic yesterday than today – Tôi thích đi cắm trại hôm qua hơn là hôm nay

+ Đối với loại câu mà có hai chủ ngữ

Sử dụng cấu trúc would rather that ( nghĩa là ước gì, mong gì) dùng trong một số trường hợp sau:

 - Dùng với câu cầu khiến ở hiện tại: là loại câu mà người thứ nhất mong muốn người thứ hai làm việc gì đó nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai. Trong trường hợp nào động từ bỏ To ở mệnh đề thứ 2

Công thức :

S1 ( chủ ngữ thứ nhất) + would rather that + S2 ( chủ chữ thứ hai ) + verb in simple form

Ví dụ:

I would rather that she calls me tomorrow – Tôi muốn ngày mai cô ấy gọi cho tôi

- Dùng với câu giả định đối lập với thực tế ở hiện tại

Sử dụng động từ sau chủ ngữ thứ  hai sẽ chia ở quá khứ đơn (simple past), “to be” phải chia là “were” ở tất cả các ngôi

Công thức :

S1 ( chủ ngữ thứ nhất) + would rather that + S2 + verb in simple past tense

Ví dụ:

Lan would rather that it were spring now – Lan thích bây giờ là mùa xuân

+ Đối với câu giả định trái ngược với thực tế ở quá khứ

Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng quá khứ hoàn thành (past perfect).

Công thức :

S1 ( chủ ngữ thứ nhất) would rather that + S2 ( chủ ngữ thứ hai ) + past perfect

Ví dụ:

He would rather that you had gone to party yesterday – anh ấy thích tôi đi tới bữa tiệc ngày hôm qua

+ Cấu trúc “Would rather” cũng được sử dụng trong viết lại câu với các dạng bài viết lại câu đồng nghĩa

Would rather + V+ than + V + something = Would prefer + To V + rather than + V + something

Ví dụ :

I would rather drink milk tea than juice – Tôi thích uống trà sữa hơn nước sinh tố

3.3. Những lưu ý

Sử dụng cấu trúc “Would rather” cần một số lưu ý sau:

- Trong cấu trúc “Would rather” chúng ta dùng thì quá khứ nhưng ý nghĩa lại là hiện tại hoặc tương lai

Ví dụ:

She would rather go fishing now – Cô ấy muốn đi câu cá ngay bây giờ

- Trong cấu trúc “Would rather” khi diễn tả điều muốn ai đó làm điều gì thì chúng ta lại không dùng động từ thì hiện tại và chia động từ ở quá khứ đơn.

-  Đối với dạng phủ định của cấu trúc “Would rather” thì cần thêm trợ động từ “did not” sau rather.

Ví dụ:

He would rather you did not go shopping – Anh ấy không muốn tôi đi mua sắm nữa.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.