Blog

Một số thông tin quan trọng về cách tính giá cước vận tải đường bộ

10/08/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiểu rõ cách tính giá cước vận tải đường bộ là một việc vô cùng quan trọng. Bởi trong những năm vừa qua, hoạt động mua bán online đang diễn ra ngày càng sôi động cũng như có sự xuất hiện của rất doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics. Vậy chúng ta sẽ có cách tính giá cước vận tải đường bộ như thế nào? Câu hỏi sẽ được vieclam123.vn giải thích một cách cặn kẽ ở ngay bên dưới nhé!

1. Quy định chung để tính giá cước vận tải đường bộ

Để có thể tính giá cước vận tải đường bộ một cách chính xác nhất, các bạn sẽ cần dựa vào 2 yếu tố là khối lượng hàng hóa sẽ cần vận chuyển và quãng đường để vận chuyển hàng hóa đó. Cho dù là khách hàng hay bất kỳ đơn vị vận tải thì cách tính trọng lượng hàng hóa là một điều vô cùng quan trọng. Bởi vậy, bạn sẽ cần quan tâm tới một số quy định đã ban hành như:

Trọng lượng của hàng hóa được tính theo cước vận chuyển sẽ là loại trọng lượng bao gồm toàn bộ bao bì và được tính theo đơn vị tấn với ký hiệu là T.

Khoảng cách để tính cước sẽ là chiều dài của việc vận chuyển hàng hóa thực tế và được tính theo đơn vị kilomet (km).

Khoảng cách áp dụng đối với việc tính cước tối thiểu sẽ là 1 km.

Theo đó, các đơn vận tải đường bộ sẽ bắt buộc phải áp dụng cách tính cước phí vận chuyển dựa trên khối lượng thực tế đối với từng loại hàng hóa khác nhau. Các loại mặt hàng này có thể nhẹ cân hoặc sẽ được quy đổi nếu như hàng hóa đó quá cồng kềnh. Ngay khi đã xác định được khối lượng, giá cước chính xác sẽ được tính theo công thực chứng là khối lượng thực của hàng hóa x Đơn giá của các vùng trả hàng.

Ngoài ra, đơn giá này còn chịu ảnh hưởng bởi rất yếu tố thực tế như thời gian, loại xe, dịch vụ sẽ đi kèm, tốc độ giao hàng nhanh trong ngày,… Bởi vậy mà cách tính cước vận tải đường bộ cũng sẽ được thay đổi tùy theo mức độ đặc biệt của các khu vực gửi hàng hay một số nơi sẽ nhận hàng như vùng sâu, vùng xa, khu vực đồi núi, đường gập ghềnh, xa thành phố,…

Quy định chung để tính giá cước vận tải đường bộ

2. Có những loại cách tính giá cước vận tải đường bộ nào?

2.1. Tính giá cước vận tải đường bộ theo loại hàng

Theo quy định của một số đơn vị vận chuyển logistics, việc tính giá cước vận tải đường bộ sẽ chịu tác động rất nhiều ở khối lượng của hàng hóa. Bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thời gian di chuyển, chi phí nhiên liệu cũng như hoạt động bảo dưỡng.

Đối với các loại hàng hóa phổ thông có khối lượng tương đối nhẹ và rơi vào khoáng dưới 3kg như: thư từ, giấy tờ, tài liệu, quà lưu niệm,… Cách tính giá cước vận tải ở đây sẽ được dựa trên trọng lượng thực, nghĩa là trọng lượng trực tiếp trên cân của các đơn vị dịch vụ vận chuyển. Theo đó, họ sẽ tính với công thức rất đơn giản như:

Cước vận chuyển hàng hóa = Trọng lượng thực (gram) x Đơn giá loại hàng (VNĐ)

Ví dụ cụ thể như, bạn đang ở quận Thanh Xuân đang có nhu cầu gửi nhanh hàng hóa với mức trọng lượng là 1.8 kg. Theo đó, giá cước chuyển phát nhanh thuộc khu vực nội thành của thành phố Hà Nội sẽ là 22.000 VND.

Xem thêm: Chi phí logistics là gì? Nhận diện vai trò của Logistics costs

Tính giá cước vận tải đường bộ theo loại hàng

2.2. Tính giá cước vận tải đường bộ đối với hàng hóa cồng kềnh

Không chỉ đối với các loại hàng hóa có khối lượng nhẹ mà những mặt hàng cồng kềnh cũng sẽ thuộc một trường hợp khác để tính giá cước riêng biệt. Bởi, mặc dù có khối lượng không quá nặng nhưng những mặt hàng lại có kích thước lớn, gây ra khó khăn trong việc đóng gói cũng như thực hiện vận chuyển, chiếm nhiều diện tích của mặt khác.

Thông thường, các đơn vị vận chuyển uy tín sẽ có quy định riêng về việc đánh giá hàng hóa cồng kềnh riêng. Chẳng hạn như, các loại hàng hóa có tổng kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao lớn hơn 200cm với trọng lượng kiện hàng lớn hơn 80kg hoặc có kích thước ở một chiều hơn 120cm thì sẽ được tính là loại hàng hóa cồng kềnh. Những loại mặt hàng này nếu ở phạm vị ngoài cước vận chuyển thông thường sẽ phải trả thêm một số phụ phí theo quy định của công ty.

Hàng hóa cồng kềnh sẽ có công thức tính riêng 

Hiện nay, phần lớn các đơn vị vận chuyển sẽ thực hiện so sánh giữa trọng lượng thực tế và trọng lượng quy đổi. Nếu kết quả nào cho ra giá trị lớn hơn thì sẽ được sử dụng để làm căn cứ tính giá cước của việc vận tải đường bộ.

Công thức chi tiết để tính trọng lượng quy đổi sẽ như sau:

Khối lượng của hàng hóa = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) / 5000

Thông thường, những loại mặt hàng sẽ được xếp hạng là cồng kềnh bao gồm: đồ nội thất, túi xách dạng hộp, các loại cây hoa, phụ tùng xe máy, ô tô, đồ dùng để tập, bánh kẹo, … Những mặt hàng này sẽ được gửi với số lượng lớn.

Tính giá cước vận tải đường bộ đối với hàng hóa cồng kềnh

2.3. Tính giá cước vận tải đường bộ theo trọng lượng quy đổi

Hiện nay, phần lớn các công ty vận tải đều áp dụng song song giữa 2 cách tính cước vận chuyển hàng hóa là trọng lượng thực và trọng lượng quy đổi. Nguyên nhân là bởi trong quá trình vận chuyển hàng hóa, có rất nhiều kiện hàng mặc dù có trọng lượng nhỏ nhưng lại chiếm rất nhiều không gian trong quá trình vận tải. Điều này sẽ khiến các nhân viên điều phối vận tải rất khó để cân đo theo cách thông thường.

Vì vậy, việc áp dụng cách tính giá cước vận tải theo trọng lượng quy đổi này sẽ đảm bảo được quyền lợi của cả 2 bên. Đồng thời, nó còn có thể áp dụng biểu giá cước vận chuyển phù hợp với mọi mặt hàng khác nhau.

Công thức để tính trọng lượng quy đổi sẽ là trọng lượng quy đổi = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) / 5000.

Các bạn cần đặc biệt lưu ý, những loại mặt hàng có các hình khối đa giác hay hình ống sẽ đều được quy định là hình chữ nhật để tính trọng lượng sẽ quy đổi. Điều này xảy ra là bởi các loại hàng hóa còn tạo ra quá nhiều khoảng trống trong không gian khiến người nhân viên không thể sắp xếp để vận tải.

Tính giá cước vận tải đường bộ theo trọng lượng quy đổi

2.4. Tính giá cước vận tải đường bộ đối với hàng hóa siêu trọng

Một loại cách tính giá cước vận tải khác mà các bạn cũng cần quan tâm những loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Theo quy định, hóa hóa siêu trường là những loại mặt hàng không thể tháo rời, có kích thước cực kỳ lớn với chiều dài hơn 20 mét, chiều rộng hơn 2,5 mét và chiều cao lớn hơn 4,2 mét. Chúng sẽ được bắt đầu từ điểm cao nhất của mặt đường phương tiện.

Bên cạnh đó, mặt hàng siêu trọng còn là hàng hóa có trọng tải lớn hơn 30 tấn và chúng không thể tháo rời hay chia nhỏ trong quá trình vận chuyển. Một số mặt hàng đặc biệt được xếp vào loại hàng hóa siêu trường siêu trọng như: thiết bị, máy móc công nghiệp, kết cấu bê tông, dầm cầu, thép cuộn, thép tấm, các loại xe cơ giới…

Cách tính giá cước vận tải của những loại mặt hàng siêu trường siêu trọng cũng sẽ được dựa vào trọng lượng quy đổi nhân với đơn giá theo quy định. Chúng sẽ có cách quy đổi trọng lượng hàng hóa như sau:

Các loại hàng hóa có thể thể tích nhỏ hơn 1,5 m3 thì sẽ được quy đổi theo công thức: Số (Kg) = (Dài x Rộng x Cao) / Hằng số tương ứng với dịch vụ giao hàng

Những loại hàng hóa có thể thể tích từ 1,5 m3 trở lên thì sẽ được quy định cứ 1,5 mét khối sẽ tương đương 1 tấn.

Tính giá cước vận tải đường bộ đối với hàng hóa siêu trọng

Như vậy, vieclam123 đã cung cấp những thông tin cần thiết về cách tính giá cước vận tải đường bộ. Các bạn hãy áp dụng những công thức này sẽ để sự tính toán về chi phí thật hợp lý nhé!

CBM là gì? Tìm hiểu ngay về đơn vị tính số khối hàng hóa - CBM

CBM được biết đến là một loại đơn vị chuyên dụng được dùng để tính khối lượng hàng hóa. Vậy loại đơn vị này sẽ được quy định như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết ở ngay bên dưới nhé!

CBM là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023