close
cách
cách cách cách

Hướng dẫn cách phát âm ed trong tiếng Anh chuẩn như người bản xứ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đuôi “ed” là một trong những hậu tố cơ bản trong tiếng Anh. Cách phát âm ed trong tiếng Anh sẽ khác nhau tùy vào động từ phía trước nó. Vậy quy tắc cách phát âm ed như thế nào, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn để phát âm chuẩn như người bản xứ nhé.

1. Cách thêm ed vào sau động từ

"Ed" có 3 cách phát âm là /id/ /t/ /d/ tùy vào trường hợp cụ thể, dưới đây sẽ là các cách thêm ed vào động từ và cách phát âm ed cho từng trường hợp.

1.1. Với động từ kết thúc bằng “e”

Với những động từ kết thúc bằng “e”, chúng ta chỉ cần thêm “d” vào sau động từ.

Ví dụ:

  • Live → lived (sống)

  • Agree → agreed (đồng ý)

  • Like → liked (thích)

  • Move → moved (chuyển động)

Cách phát âm ed

1.2. Đối với các động từ kết thúc bằng một phụ âm “h,w,y,x” mà phía trước là một nguyên âm (u, e, o, a, i)

Động từ kết thúc bằng phụ âm h, w, y, x: chỉ thêm “ed” mà không gấp đôi phụ âm.

Ví dụ: 

  • Stay → stayed (ở lại)

  • Play → played (chơi)

  • Allow → allowed (cho phép)

  • Follow → followed (theo)

1.3. Động từ có kết thúc bằng các phụ âm còn lại mà phía trước là một nguyên âm

+ Đối với động từ 1 âm tiết và động từ 2 âm tiết có trọng âm ở sau: gấp đôi phụ âm rồi thêm “ed” 

Ví dụ: 

  • Fit → Fitted (vừa vặn)

  • Stop → stopped (dừng lại)

  • Hug → hugged (ôm)

  • Rub → rubbed (chà, chà sát)

  • Permit → permitted (thừa nhận)

  • Travel → travelled (đi)

+ Đối với động từ có 2 âm tiết có trọng âm ở âm tiết đầu: chỉ thêm “ed” mà không gấp đôi phụ âm 

Ví dụ: 

  • Listen → listened (nghe)

  • Enter → entered (đột nhập)

1.4. Động từ kết thúc bằng phụ âm “y”

- Trước âm “y” có một nguyên âm: chỉ thêm “ed”

Ví dụ:

  • Play → played (chơi)

  • Obey → obeyed (vâng lời)

- Trước âm “y” là một nguyên âm: biến “y” thành “i” rồi thêm “ed”

Ví dụ:

  • Study → studied (học)

  • Deny → denied (phủ nhận)

  • Hurry → hurried (vội vàng)

  • Carry → carried (mang theo)

Cách phát âm ed

1.5. Với những động từ còn lại

Với những động từ không kết thúc bằng phụ âm “e”, chúng ta chỉ cần thêm “ed”.

Ví dụ:

  • Work → worked (làm việc)

  • Learn → learned (học)

  • Happen → happened (xảy ra)

  • Look → looked (nhìn vào)

2. Cách phát âm đuôi ed của động từ

Với những động từ có thêm đuôi “ed” thường có 3 cách phát âm chính là /id/, /t/, /d/. Vậy trường hợp nào phát âm đuôi “ed” là /id/, trường hợp nào thì phát âm “ed” là /t/, trường hợp nào phát âm “ed” là /d/, cùng theo dõi tiếp bài viết của Vieclam123.vn nhé.

2.1. Đuôi "ed" phát âm là /id/

Âm ed được đọc thành /id/ khi những động từ có âm cuối phát âm là /d/ hay /t/

Cách nhớ: Đếm /d/ tiền /t/

Ví dụ:

  • added /ædid/  thêm vào

  • needed /ni:did/ cần

  • wanted /w ɒntid / muốn

  • invited / invaitid/ mời

  • provided /prәvaidid/ cung cấp

  • included /in'klu:did/ bao gồm

  • expected /iks´pektid/ chờ đợi

  • waited /weitid/ đợi chờ

  • accepted /ək'septid/ chấp nhận

  • Created /kri:'eitid/ sáng tạo, tạo ra

  • accept ed /ək'septid/ chấp nhận

2.2. Đuôi "ed" phát âm là /t/

Âm ed được đọc là /t/ khi những động từ có âm cuối phát âm là  /t∫/, /∫/,  /s/ , /f/,  /k/, /p/

(về mặt chữ cái thường là các chữ s, ch, x, sh, k, ce, p, f, gh, ph)

Nghĩa là một từ kết thúc bằng một âm vô thanh (Dây thanh quản ngừng rung khi âm vô thanh được phát ra )thì ed được đọc một cách vô thanh)

Cách nhớ: cháu (/t∫/) sợ (/∫/) xuống (/s/) pờ (p) phải(/f/) không(/k/).

Cách phát âm ed

Ví dụ:

  • watched: /wa:t∫t/ xem

  • Coughed  /kɔːft/: Ho

  • Fixed /fɪkst/: Sửa chữa

  • Washed /wɔːʃt/: Giặt

  • Catched /kætʃt/: Bắt, nắm bắt

  • Asked /æskt/: Hỏi

  • Worked/wɜ:kt/  làm việc

  • Keeped /ki:pt/ giữ

  • Helped  /'helpt/giúp đỡ

  • Produced/'prɔdju:st/ sản xuất

  • Developed /di'veləpt/ phát triển 

  • Reached/ri:tʃt/ đến, với đến

  • walked  /wɔ:kt/ đi bộ

  • raised  /reizd/  nâng cao

  • Based /beist/    căn cứ, căn bản

  • Passed   /´pa:st/vượt qua

  • Stopped  : /sta:pt/ Dừng

  • established  /ɪˈstæblɪʃt/     thiết lập

  • produced   /'prɔdju:st/  sản xuất

2.3. Đuôi "ed" được phát âm là /d/

Âm ed được đọc là /d/ khi âm cuối cùng được phát âm là những từ còn lại (5 nguyên âm/ a// i/ / u/ / e/ / o/  /b/ /d/ /g/ /l/ /m/ /n/ /r/ /z/ /v/ /ð/…)

Nghĩa là một động từ có kết thúc một cách hữu thanh ( Dây thanh quản tiếp tục rung khi âm đó được phát ra) thì ed sẽ được đọc một cách hữu thanh)

Ví dụ:

  • described: /diskraibd/ miêu tả

  • loved: /lәvd/ yêu

  • raised  /reizd/  nâng cao

  • buzzed: /bәzd/ ném liệng kêu vù vù

  • screamed: /skrimd/ hét lên

  • opened: /oupәnd/ mở

  • banged: /bæηd/ đập, nổ

  • filled: /fild/ điền vào lấp đầy

  • shared: /∫εrd/ chia sẻ

  • hugged: /hәgd/ ôm

  • breathed: /briðd/ thở

  • worried: /wз:id/ lo lắng, bồn chồn

  • used  /ju:zd/  sử dụng, dùng

  • showed /ʃoud/ hiển thị, biểu diễn

  • tried    /traid/thử , cố gắng

  • Called   /kɔ:ld/ gọi

  • Turned /tə:nd/ xoay chuyển

  • followed  /'fɔloud/  theo, theo sau

  • Begined  /bi'gind/  bắt đầu

  • Moved /muvd/   hành động

  • Believed /bi'livd/ tin tưởng

  • Allowed   /ə'laud/cho phép

  • Lived  /livd/sống

  • happened /'hæpənd/  xảy ra

  • carried /ˈkærid/  mang theo

  • appeared  /ə'piəd/  xuất hiện

  • offered   /´ɔfəd/ phục vụ

  • considered /kən´sidəd/ xem xét, cân nhắc

Cách phát âm ed

  • required   /ri'kwaiə(r)d/ yêu cầu

  • continued /kən´tinju:d/ tiếp tục

  • changed   /tʃeɪndʒd/  thay đổi

  • remained  /riˈmeind/ còn lại, còn

  • remembered /rɪˈmɛmbərd/ nhớ lại

  • received /ri'sivd/ nhận

  • agreed  /ə'gri:d/ đồng ý

  • involved /ɪnˈvɒlvd/   liên quan đến

  • drawed  /dro:d/   rút ra

  • applied   /ə'plaid/ ứng dụng

  • explain  /iks'pleind/ giải thích

  • covered   /'kʌvəd/  che phủ

  • growed /glʌvd/ lớn lên trưởng thành

  • claimed  /kleimd/   yêu cầu

3. Cách phát âm ed khi đi với tính từ

Các tính từ tận cùng bằng ed thì cách phát âm ed luôn được phát âm là /id/.

Ví dụ:

1. Aged /eiʤid/ cao tuổi lớn tuổi

2. Blessed /blesid/ thần thánh  thiêng liêng

3. Crooked /krʊkid/ khoắm cong vặn vẹo

4. Dogged /dɒgid/ gan góc gan lì

5. Learned /lɜːnid/ có học thức uyên bác uyên thâm

6. Naked /neikid/ trần truồng trơ trụi

7. Ragged /rægid/ rách tả tơi bù xù

8. Wicked /wikid/ tinh quái ranh ma

9. Wretched /reʧid/ khốn khổ bần cùng khốn cùng

Ví dụ: an aged man /ɪd/ một người đàn ông lớn tuổi

– a blessed nuisance /ɪd/ một sự phiền toái may mắn

– a dogged persistence /ɪd/ một sự kiên trì bền bỉ

– a learned professor – một vị giáo sư uyên bác

– a wretched beggar một người ăn xin khốn khổ

Lưu ý: Khi các từ này mang chức năng động từ thì ta sẽ phải chia theo cách đọc của  động từ chứ không phải đọc là /id/ như trong tính từ.

Ví dụ:

  • he aged/d/ quickly  anh ấy già nhanh chóng 

  • she blessed/t/ me – cô ấy ban may mắn cho tôi.

  • My brother has learned/d/well  anh trai tôi đã học rất tốt

4. Bài tập về cách phát âm ed

Cách phát âm ed

Bài tập 1: Chọn từ có cách phát âm đuôi ed khác với những từ còn lại

1. a. Demanded            b. requested             c. started                  d. worked

2. a. leaded                   b. launched              c. watched               d.  finished

3. a. joined                    b. faxed                   c. happened             d. enjoyed

4. a. naked                     b. corrected             c. interested            d. asked

5. a. borrowed               b. reserved               c. shared                 d. attracted

6. a. stopped                  b. entertained           c. informed             d. installed

7. a. improved               b. stayed                   c. changed              d. produced

8. a. phoned                  b. invested                 c. participated         d. wanted

9. a. waked                   b. walked                   c. naked                   d. talked

10. a. traveled               b. frightened              c. studied                 d. prepared

Đáp án:

1. D

2. A

3. B

4. D

5. D

6. A

7. D

8. A

9. C

10. C

Hãy ghi nhớ thật tốt những kiến thức về cách phát âm ed ở trên và luyện tập thật nhiều để có thể phát âm chuẩn như người bản xứ nhé. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp các bạn học tốt tiếng Anh hơn. 

>> Xem thêm: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.