close
cách
cách cách cách

Cha mẹ liệu đã chuẩn bị được cho mình cách dạy con tuổi mới lớn?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Dạy con biết bao giờ mới là đủ? Nhỏ dạy con đã khó, trẻ càng lớn lại càng khó khăn hơn. Suy nghĩ của cha mẹ không chỉ lớn dần theo suy nghĩ trẻ mà còn phải tìm thấy điểm chung và sự đồng nhất để thấu hiểu con. Tuổi mới lớn sẽ là rào cản lớn nhất của cha mẹ trên hành trình nắm bắt tâm tư con cái. Cha mẹ đã biết phải làm gì khi đứng trước giai đoạn nhạy cảm này? Hãy cùng tìm hiểu để biết đâu là phương pháp tối ưu nhất trong cách dạy con tuổi mới lớn.

1. Đâu là khó khăn của cha mẹ trong cách dạy con tuổi mới lớn?

Tự do là mục tiêu của mỗi đứa trẻ khi tiến dần đến lứa tuổi dậy thì. Trẻ càng lớn tư duy càng đối lập với cha mẹ, con cái mong muốn có thể giới riêng, cha mẹ thì muốn cứ mãi bao bọc. Việc trẻ không còn muốn tâm sự cùng cha mẹ sẽ gây khó khăn cho việc tìm cách dạy con tuổi mới lớn. Ở ngưỡng tuổi này, trẻ không chỉ phát triển rất nhanh về thể chất mà suy nghĩ còn trở nên trừu tượng, khó đoán hơn rất nhiều. Trẻ dần khép kín tâm hồn để tạo khoảng trời riêng, thế giới riêng đầy độc lập không muốn có sự can dự của bố mẹ. Cha mẹ càng muốn lại gần trẻ sẽ càng xa lánh càng giấu kín, hình thành khoảng cách giữa phụ huynh và con cái. Những bí mật riêng tư cần giấu kín vì nỗi sợ cha mẹ phản đối, những câu chuyện muốn chia sẻ cùng bạn bè do bố mẹ không cùng sở thích, quan điểm. Mỗi thế hệ, mỗi suy nghĩ, mỗi lối sống khiến cha mẹ không thể theo kịp xu hướng của giới trẻ hiện tại. Có những cái thuộc về đam mê của con nhưng lại là sự vô bổ trong mắt cha mẹ. Nếu không thể khiến con cái muốn tâm sự cha mẹ sẽ gặp phải khó khăn rất lớn trong cách dạy con tuổi mới lớn.

Thật khó để tâm sự khi con cái đã lớn

2. Tâm lý của con tuổi mới lớn

Tuổi mới lớn sẽ kéo theo sự thay đổi của trẻ cả về tâm sinh lý và tư duy trong học tập. Đây là độ tuổi trẻ phát triển rất nhanh và có sự thay đổi trông thấy về ngoại hình. Vậy nên trẻ bắt đầu để ý nhiều hơn đến cơ thể, trang phục và phụ kiện. Con gái sẽ bắt đầu biết làm đẹp, chau chuốt bản thân, để ý cái nhìn của người khác về mình và có cái nhìn sâu sắc hơn về cái đẹp. Con trai cũng để tâm khá nhiều đến hình tượng của bản thân trong mắt bạn khác giới và mạnh mẽ hơn trong việc thể hiện cái tôi của mình.

Tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi này bắt đầu có sự giao động và bị tác động nhiều bởi các yếu tố xung quanh. Cảm xúc của trẻ sẽ xuất hiện thêm nhiều màu sắc khác như bướng bỉnh, nông nổi, không còn nghe lời như trước. Hành vi có có sự khác biệt như dễ chút giận lên mọi thứ xung quanh hoặc la hét, dùng hành động để giải tỏa cảm xúc một cách thái quá. Chưa kể đến việc trẻ sẽ bắt đầu tò mò về những phản ứng của cơ về và tâm lý khi tiếp xúc với bạn khác giới, đặc biệt là với người mình thích. Đây là thời điểm xuất hiện thứ cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy, lối sống, hành động của trẻ đó là tình yêu.

Trẻ mới lớn sẽ thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý

Khi con cái bắt đầu có tình cảm với bạn khác giới thường sẽ lộ ra những biểu hiện nhất định dù cố gắng che giấu. Thời điểm này nếu tinh ý cha mẹ có thể nắm bắt được bởi lần đầu biết đến cảm xúc này sẽ khiến trẻ khó kiềm chế, chưa biết điều khiển cảm xúc. Đây là thời điểm rất quan trọng mà cha mẹ sẽ cần phải rất khéo léo trong việc tìm hiểu, khơi gợi sự chia sẻ mà vẫn cho con cảm giác mình giữ được khoảng trời riêng không bị cha mẹ can thiệp quá sâu. Nếu cha mẹ không muốn thất bại trong cách dạy con tuổi mới lớn thì đừng vội la mắng cấm đoán trẻ, thay vào đó hãy tìm cách thấu hiểu và dạy dỗ. Một bước đi sai lầm trong thời gian nhạy cảm này có thể khiến trẻ mãi khép kín suy nghĩ với với cha mẹ thậm chí quay lưng lại và biểu hiện sự chống đối.

Sẽ là không quá nếu gọi tuổi mới lớn là tuổi nổi loạn vì trẻ sẽ bắt đầu đòi quyền tự do và thể hiện mạnh mẽ cái tôi của mình. Cha mẹ càng cứng rắn con sẽ càng phản kháng và nhiều bạn thậm chí còn thích thú với việc làm trái lại mong muốn của phụ huynh. Ở tuổi này đòn roi không những không còn tác dụng mà còn tạo nên suy nghĩ tiêu cực và tư tưởng chống đối, ghét bỏ. Vậy nên phương pháp tốt nhất cho giai đoạn này chính là kiên nhẫn và mềm mỏng.

3. Tránh sai lầm trong cách dạy con tuổi mới lớn

3.1. Tối kị xâm phạm đời tư của trẻ

Khi trẻ đã mong muốn tự do tức là không còn muốn có sự xuất hiện của bất kì ai trong đời tư của chúng kể cả là cha mẹ, những người trước kia đã từng tâm sự với trẻ rất nhiều. Nhiều bậc phụ huynh chọn cách đọc trộm nhật kí, đăng nhập tài khoản mạng xã hội của con để kiểm soát cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên đây là một hành động vô cùng sai lầm và nếu để trẻ phát hiện ra thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Hành động này là thiếu tôn trọng con cái, trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương và vô cùng xấu hổ, tệ hơn nữa là cảm thấy bị xúc phạm và có thái độ căm, ghét, thù hằn, mất lòng tin vào phụ huynh. Cho dù có tò mò cũng không được dùng lý do muốn thấu hiểu làm hành động này với trẻ. Đây không chỉ là sai lầm trong cách dạy con tuổi mới lớn mà còn là việc làm thiếu suy nghĩ thiếu chín chắn của phụ huynh.

3.2. Không được dùng những ngôn từ nặng nề để la mắng trẻ

Sai lầm của trẻ trong độ tuổi này nên được cha mẹ thấu hiểu và khuyên nhủ để con thấy được sai lầm của bản thân thay vì sử dụng đòn roi và mắng nhiếc. Việc làm này sẽ hình thành suy nghĩ tiêu cực cho trẻ và tạo khoảng cách với bố mẹ. Đơn giản như một việc nhỏ nhặt đó là con vô tình làm vỡ đồ khi rửa bát, cha mẹ là nặng lời mắng là đồ vô dụng sẽ khiến con cảm thấy bị xúc phạm và in sâu cụm từ này. Hệ lụy có thể kéo dài đến mãi sau khi con vấp ngã trong đời, con có thể sẽ nghĩ mình thật sự vô dụng. Những từ như ngu dốt, vô dụng, chẳng ra gì,… là những cụm từ hết sức nặng nề có thể ám ảnh tâm lý, để lại tổn thương rất lớn cho tâm hồn trẻ.

Nhiều ông bố bà mẹ còn cho rằng việc so sánh con với những đứa trẻ khác sẽ giúp con nhìn vào đó mà phấn đấu. Hoặc nói những chuyện không tốt của con  trước mặt bạn bè, người thân để con tự cảm thấy xấu hổ mà thay đổi. Nhưng tất cả những hành động đó chỉ để lại trong trẻ sự tổn thương về lòng tự trọng. Việc bị nhục nhã, mất mặt trước đám đông đã là quá sức chịu đựng với trẻ, chưa kể việc đó lại đến từ chính bố mẹ khiến con mất lòng tin vào gia đình, người thân và thậm chí không còn coi trọng cha mẹ.

La mắng chỉ khiến trẻ muốn chống đối lại cha mẹ

Thay vì hình phạt, trách mắng hay nói xấu con hãy dùng lòng bao dung với con trẻ. Cho con cái nhìn tin tưởng, yêu thương với cha mẹ, để cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc cho con. Khi con vấp ngã, nơi đầu tiên con trở về sẽ là gia đình, người con tin tưởng, tâm sự sẽ là cha mẹ. Muốn thấu hiểu con trẻ, muốn con tìm đến mình để chia sẻ cha mẹ phải gây dựng được lòng tin trong con. Phải để trẻ biết dù là bất cứ vấn đề gì cha mẹ cũng sẵn sàng lắng nghe không một lời trách mắng. Cha mẹ cùng con sẽ giải quyết vấn đề mà con đang gặp phải, dù là chuyện trường lớp, chuyện riêng tư hay những lỗi lầm mà con đã làm.

3.3. Dùng suy nghĩ cá nhân để cấm đoán con

Cha mẹ và con cái là hai thế hệ rất xa nhau nên suy nghĩ, việc làm, sở thích rất khó để có được điểm chung. Những thứ con yêu thích, đam mê, nuôi dạy tầm hồn con trưởng thành mạnh mẽ chưa chắc cha mẹ đã biết và đồng tình. Cũng như con cái không thể hiểu được thanh xuân đã qua của cha mẹ, những khó khăn cha mẹ từng trải để biết mà hiểu cho suy nghĩ của phụ huynh. Vậy nên cha mẹ là thế hệ đi trước phải thể hiện được sự chín chắc, mở lòng trước con cái. Lắng nghe những điều con đang mong muốn và thứ con muốn theo đuổi. Cả hai bên sẽ cùng phân tích mặt lợi hại của vấn đề để đi đến sự thống nhất quan điểm, thấu hiểu lẫn nhau.

Việc áp đặt suy nghĩ và tư duy đúng sai chỉ khiến cha mẹ tự tay xây nên bức tường ngăn cách với con trẻ. Kìm nén cảm xúc, ngăn cản sự phát triển của con khiến con trở nên thụ động, không có niềm tin, thậm chí dễ nghĩ đến những điều sai trái, nói dối hoặc suy nghĩ tiêu cực. Nhiều đứa trẻ sau khi phải sống như mong muốn của cha mẹ đã tự hỏi lí do mình được sinh ra và cảm thấy không còn được sống tự do như bản thân mong muốn. Hành động dại dột có thể theo ngay sau đó nếu cha mẹ không lập tức tỉnh táo và xem lại cách nuôi dạy con em mình. Muốn biết cách dạy con tuổi mới lớn trước tiên cha mẹ phải xem lại mình có đang hành xử đúng mực. Muốn trở thành những ông bố bà mẹ tâm lý cần phải biết mở lòng với con.

3.4. Trẻ đã qua tuổi đòn roi

Dùng vũ lực chưa bao giờ là cách dạy con tuổi mới lớn bởi trẻ ở độ tuổi này rất ít sợ đòn roi. Trẻ càng lớn thì lòng tự trọng của trẻ càng cao nên việc dùng vũ lực chính là hành động mất kiểm soát tai hại. Nhiều phụ huynh cũng biết rằng dùng đòn roi ở độ tuổi này không còn thích hợp nhưng vẫn không thể kiểm soát bản thân lúc nóng giận do lối dạy con bằng vũ lực đã tồn tại trước đó như một thói quen. Trẻ làm sai sẽ đánh đau, trẻ làm không vừa ý cũng đánh cho đến khi chịu sửa. NHiều ông bố bà mẹ vẫn dùng cách này để uốn nắn con từ nhỏ để trẻ đi theo khuôn khổ ý muốn của bản thân.

Không được dùng vũ lực để dạy trẻ

Những đứa trẻ lì lợm sẽ phản kháng và không còn sợ hãi khi chúng đến tuổi này, đòn roi chỉ khiến chúng càng chống đối, thậm chí tỏ ra vô lễ và sẵn sàng trở nên tồi tệ chỉ để cha mẹ phải hối hận. Còn những đứa trẻ hiền lành sẽ cam chịu mọi trận đòn roi, những cơn đau với chúng sẽ chỉ giống như cơn tức giận của bố mẹ, đến nhanh đi cũng nhanh nhưng ấn tượng thì không bao giờ quên. Đó là những đứa trẻ đáng thương nhất phải chịu đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Cha mẹ có bao giờ đặt bản thân vào những trận đòn của con cái để biết chúng nghĩ gì? Cha mẹ liệu có từng trưởng thành bằng đòn roi hay khi nghĩ lại cũng thấy hành động của mình là sai lầm.

3.5. Không dạy con các kỹ năng tuổi mới lớn

Nếu cha mẹ nào còn chưa làm điều này cho con thì quả là một thiếu sót rất lớn. Ngày nay trẻ được tiếp xúc với công nghệ khá sớm và rất nhạy bén trước việc thu thập thông tin. Đặc biệt là ở độ tuổi này trẻ đang thay đổi tâm sinh lý, trẻ có rất nhiều những câu hỏi cả về bản thân lãn bạn khác giới nhưng lại không muốn hỏi bố mẹ nên trẻ sẽ tìm đến internet. Mà cha mẹ nào cũng biết không phải thông tin nào đến từ internet cũng chính xác chưa kể con đọc một đằng nhưng lại hiểu một nẻo, rất dễ hiểu sai và có những việc làm không đúng đắn.

Với con gái thì việc đặt các câu hỏi với mẹ có thể sẽ dễ dàng hơn bởi con trai chắc chắn rất ít bạn dám đặt câu hỏi, kể cả với người đàn ông giống mình đó là bố. Cha mẹ đừng mong con sẽ tự tìm đến mình để hỏi mà phải chủ động tìm kiếm thông tin và trang bị kiến thức cho trẻ. Việc làm này không chỉ mang tính giáo dục mà còn thể hiện trách nhiệm của phụ huynh đối với con em họ. Trẻ cần được dạy dỗ và biết về mọi vấn đề của tuổi mới lớn như một cẩm nang tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy đến. Khi cha mẹ tìm hiểu về những cách dạy con tuổi mới lớn chính là bảo vệ con khỏi những sai lầm của sự thiếu hiểu biết.

Cha mẹ không chịu dạy hay con cái không chịu nghe

Ngoài kia có biết bao nhiêu tệ nạn xã hội đang rình rập cổng trường chỉ đợi tâm trí trẻ bị xáo trộn là lập tức kéo con bạn ra khỏi vòng tay của gia đình. Nếu cha mẹ không trang bị kiến thức, xây dựng lòng tin thì con cái mình rất có thể sẽ bị lôi kéo vào con đường tội lỗi. Ngoài trang bị về các bài học tâm lý, còn phải dạy con giữ vững lập trường và tránh xa các tệ nạn xã hội. Trẻ thiếu kiến thức sẽ có thể đánh mất tương lai và các bậc phụ huynh sẽ không thể nào sửa chữa được lỗi lầm này.

 4. Bí kíp hữu ích trong cách dạy con tuổi mới lớn

4.1. Dạy con nói lời xin lỗi

Khi còn nhỏ con thường được dạy nói lời cảm ơn trước vì khi đó mọi thứ con biết đều được mọi người chỉ dạy và con phải biết ơn về điều đó. Nhưng khi con lớn hơn, hiểu biết về những việc mình đang làm thì mỗi hành động sai trái của con đều phải nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi không đơn thuần chỉ là lời nói mà còn là hành động, là sự thấu hiểu, biết mình đã sai ở đâu mà sửa. Và nhiệm vụ của cha mẹ là ngồi lại, lắng nghe, phân tích cái sai cho con, để con hiểu mình cần phải làm gì để sửa lỗi và mọi hành động sửa sai đều sẽ bắt đầu bằng việc chân thành nói lời xin lỗi. Đừng đợi ai đó hay vấp ngã nào sẽ dạy trẻ điều này bởi đây là điều còn cần phải được học càng sớm càng tốt đặc biệt là trong thời điểm con đang có sự thay đổi và dễ bị chi phối bởi nhiều thứ xung quanh. Mọi cái nhìn mọi hành động và suy nghĩ đều rất dễ đi sai hướng. Nên con càng cần được cha mẹ phân tích vấn đề và chỉ ra cái sai tránh việc con bị lợi dụng và suy nghĩ theo hướng xấu.

4.2. Dạy con cách sử dụng đồng tiền

Cho con tiền tiêu vặt cũng là một thói quen của nhiều gia đình, bản chất việc làm này không xấu nhưng không phải ai cũng biết làm cho đúng. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng trong cách dạy con tuổi mới lớn. Trẻ tiêu tiền phung phí mà không hiểu được giá trị của đồng tiền sẽ ảnh hưởng rất xấu đến suy nghĩ và quá trình xây dựng nhân cách của trẻ. Muốn cho con tiêu tiền, cần phải dạy con biết quý trọng đồng tiền. Sử dụng đồng tiền sao cho đúng và trân trọng cách cha mẹ làm ra chúng. Tuổi này trẻ đã bắt đầu có chính kiến và có thể độc lập trong suy nghĩ nên cha mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ hiểu về đồng tiền và sự khó khăn để làm ra chúng. Tuy nhiên không được phép cho trẻ nhiều tiền bởi trẻ dễ bị dụ dỗ bởi những người xung quanh mà sử dụng chúng sai mục đích và bị cám dỗ bởi tiền bạc.

Trẻ cần được dạy về giá trị của đồng tiền

4.3. Dạy con không được bỏ cuộc

Lòng tin là thứ quan trọng nhất đối với con trong cuộc sống sau này. Ngoài việc tin tưởng vào cha mẹ, tin tưởng vào gia đình con còn phải tin chính bản thân mình. Không để con từ bỏ suy nghĩ rằng con sẽ làm được mọi thứ chỉ cần con không bỏ cuộc. Cha mẹ có thể giúp con theo đuổi những sở thích, đam mê lành mạnh để khơi dậy tinh thần cầu tiến trong con. Động việc giúp đỡ con đứng dậy sau những khó khăn để con biết vấp ngã không có gì to tát, con vẫn có thể làm lại vì cha mẹ ủng hộ con. Giúp con xây dựng lại niềm tin và bắt đầu lại mọi thứ từ đầu. Đó là lý do vì sai la mắng, đánh đập trẻ không bao giờ được phép có trong cách dạy con tuổi mới lớn. Những điều khiến trẻ dễ dàng bi lụy, mềm lòng và bỏ cuộc đều phải được cha mẹ loại bỏ ra khỏi tâm trí trẻ.

4.4. Dạy con những kiến thức cơ bản về sinh lý và tình dục

Ngày này các trường học đều đang đưa giáo dục giới tính bổ sung vào chương trình học tuy nhiên đó là trách nhiệm của nhà trường còn cha mẹ vẫn phải có trách nhiệm trang bị kiến thức riêng cho con. Vấn đề nhạy cảm này tuy đã được các thầy cô phổ biến nhưng nhiều trẻ là miễn cưỡng tiếp thu do còn ngại ngùng chứ chưa thật sự hiểu hết được vấn đề. Đặc biệt là các bé gái, sợ bị các bạn nam trêu chọc sẽ không dám đặt câu hỏi dù không hiểu gì hết. Vậy nên cha mẹ càng cần phải gần gũi con hơn để chia sẻ với con những vấn đề thầm kín này. Nhiều cha mẹ cho rằng việc dạy con biết trước những điều này sẽ khiến trẻ tò mò , khám phá và dễ dẫn đến hành vi sai lệch hơn.

Giáo dục giới tính là điều cha mẹ phải làm cho con cái

Nhưng cha mẹ quên mất rằng khi con tự tìm hiểu thêm thông tin trên mạng thì con cũng đã có những kiến thức cơ bản để bảo vệ mình. Chứ không phải là không được dạy rồi tự lên mạng tìm hiểu khi không có chút kiến thức nào để bảo vệ bản thân. Những đứa trẻ không được trang bị kiến thức thường sợ hãi khi gặp vấn đề và tìm cách trốn chạy hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Khi đó trẻ không những không dám nói với thầy cô mà còn lo lắng việc cha mẹ sẽ đánh mắng, thất vọng về mình. Vậy nên để con trẻ không làm điều dại dột khi phạm sai lầm thì cha mẹ cần phải để con biết rằng cha mẹ sẽ cùng con giải quyết mọi vấn đề. Và quan trọng hơn là dạy con cách để những điều tồi tệ đó không xảy ra.

4.5. Dạy con cuộc sống không bao giờ dễ dàng

Cách dạy con tuổi mới lớn còn quyết định ở việc xây dựng bản lĩnh cho trẻ. Con cần được biết rằng khi con càng lớn con sẽ càng thấy được nhiều hơn nữa những mặt xấu của xã mà cha mẹ đã che mắt con khi tâm hồn con chưa hoàn thiện. Nhưng giờ khi con sắp đến tuổi trưởng thành con cần phải được chuẩn bị tâm lý vững vàng để ra ngoài ngắm nhìn xã hội và tự mình đối mặt khi con gặp vấn đề. Khi con trường thành cha mẹ sẽ để con tự do, độc lập về mọi mặt bao gồm tâm lý của con. Con cần được biết những người con gặp từ khi sinh ra đến nay có những người không thật sự tốt như con nghĩ và con phải sẵn sàng tâm lí trước những cám dỗ mà cuộc sống trưởng thành mang lại.

con cần biết cuộc sống không hề dễ dàng

Cha mẹ sẽ không thể ở bên bao bọc mãi nên con cần phải biết xã hội không phải không có người tốt những kẻ xấu thì rất nhiều và con sẽ dễ dàng vấp ngã nếu con không kiên định. Đó là lý do vì sao khi cha mẹ tham khảo cách dạy con tuổi mới lớn cần phải dạy cho con không được phép bỏ cuộc trước. Xây dựng tâm lý là bước đi khó nhất đối với cha mẹ khi dạy dỗ con cái ở độ tuổi này. Bởi đây là nền móng vững chắc giúp con hoàn thành tốt tất cả những bào học khác.

Cách dạy con tuổi mới lớn có thể rất khó khăn và gian nan nhưng cha mẹ cần phải luôn ghi nhớ hai điều đó là lắng nghe và tin tưởng con cái. Làm được hay điều này cha mẹ chắc chắn sẽ thành công với cách dạy con tuổi mới lớn. Thứ cha mẹ trao cho con cũng sẽ được trẻ đáp lại bằng niềm tin và sự yêu thương, chân trọng. Chúc cha mẹ thành công trong việc tìm hiểu cách dạy con tuổi mới lớn.

>> Đọc thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.