Mỗi năm, nhà trường sẽ tổ chức vài lần gặp mặt để giáo viên chủ nhiệm của từng lớp trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh. Vậy theo bạn cuộc gặp mặt này có thực sự cần thiết? Ý nghĩa của họp phụ huynh là gì và nó diễn ra như thế nào?
MỤC LỤC
Chắc chắn đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em đang tuổi đến trường. Để làm rõ vai trò quan trọng của họp phụ huynh, vieclam123.vn có gửi tới bạn những thông tin hữu ích bên dưới, cùng theo dõi và đánh giá xem bản thân đã làm tròn trách nhiệm của mình hay chưa nhé.
Cuộc họp phụ huynh thường được tổ chức ít nhất 3 lần một năm, đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. Ở các cuộc họp này, phụ huynh sẽ được thông báo về tình hình học tập cụ thể của con em, và các khoản đóng góp cũng như phương pháp giáo dục của nhà trường trong năm học đó.
Hiện nay, một số phụ huynh thường chuyển khoản cho giáo viên và viện lý do không tham gia các cuộc họp dành cho phụ huynh. Số đông phụ huynh cho rằng, việc học tập của con có thể trao đổi qua điện thoại, các khoản đóng góp khi có giấy về là có thể chuyển khoản được.
Vì thế, rất nhiều phụ huynh vắng mặt trong cuộc họp quan trọng này. Thực tế thì việc họp mặt phụ huynh không đơn giản chỉ là để thông báo các khoản đóng góp. Buổi họp này có rất nhiều ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới việc tìm phương pháp giáo dục học sinh tốt nhất để có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường.
Thứ nhất, họp phụ huynh giúp bạn nắm rõ về tình hình học tập của con em mình. Những cuộc trao đổi qua điện thoại sẽ không đủ để giáo viên có thể thông báo hết cho bạn về tình hình học tập của các em ở lớp ra sao, điểm mạnh, điểm yếu của con là gì.
Phụ huynh hiện nay thường khá bận rộn, thường có rất ít thời gian để có thể theo sát được tình hình học tập của con cái. Tuy nhiên, đừng tiếc thời gian cho một buổi gặp phụ huynh để thực sự biết được con mình đang học tập như thế nào, có những thế mạnh và điểm yếu như thế nào để có thể đưa ra biện pháp giáo dục kết hợp phù hợp nhất.
Thứ hai, họp phụ huynh giúp bạn có thể nắm chắc được chiến lược đào tạo dài hạn của nhà trường, những điểm mới và cải cách trong giáo dục. Trong cuộc họp, các bạn hoàn toàn có thể nêu lên ý kiến riêng của mình nếu như thấy những điểm chưa thực sự hợp lý. Nếu không đi họp, bạn sẽ không thể biết được con em mình sẽ được giáo dục theo phương pháp như thế nào.
Thứ ba, cuộc hẹn trực tiếp với phụ huynh giúp bạn có thể trao đổi với các phụ huynh khác về việc dạy dỗ con cái và nắm bắt được tâm lý cũng như đặc điểm chung của bạn bè đồng trang lứa với con. Khi đó, việc dạy con của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu có con đang trong độ tuổi đến trường thì chắc hẳn bạn cũng biết rằng một năm nhà trường có thể tổ chức khoảng vài lần để gặp mặt trực tiếp với phụ huynh của từng lớp. Vậy bạn có nhớ rõ những thời điểm đó là bao giờ và chính xác là khi nào hay không?
Mỗi một năm học luôn có thời điểm đầu năm và cuối năm, những cuộc họp phụ huynh đầu năm thường là đưa ra định hướng hay kế hoạch học tập dành cho học sinh, trình bày với phụ huynh để tất cả nắm bắt được thông tin về chương trình học.
Họp phụ huynh đầu năm cũng là lúc để giáo viên chủ nhiệm cùng nhà trường đưa ra các khoản chi phí mà quý phụ huynh cần đóng góp, sau đó mới chính thức triển khai một năm học mới với những điều thuận lợi nhất.
Nhiều người thắc mắc tại sao cuối năm mà vẫn cần họp mặt phụ huynh? Những cuộc họp phụ huynh cuối năm sẽ là thời gian để giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của cả năm của mỗi học sinh. Dựa vào kết quả này, các phụ huynh sẽ nêu ra ý kiến trong cuộc họp với nội dung mong muốn giáo viên giúp đỡ để con mình học tập tốt hơn.
Hầu hết những cuộc họp phụ huynh cuối năm thường là tổng kết lại vấn đề bao gồm cả mặt tích cực lẫn hạn chế tồn tại trong suốt năm học qua. Như vậy, nếu có khuyết điểm thì phụ huynh sẽ cùng con em mình cải thiện và khắc phục nó.
Ngoài họp phụ huynh đầu năm và họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh cũng phải tham gia cuộc họp phụ huynh cuối học kì 1. Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 cũng mang tính chất là thông báo kết quả học tập trong suốt 1 kỳ học vừa qua.
Từ đó phụ huynh có thể nắm bắt được năng lực học tập của con mình và đưa ra hướng khắc phục hiệu quả.
Ở mỗi cuộc họp, ngoài giáo viên chủ nhiệm thì phía phụ huynh cũng có 1 trưởng ban phụ huynh do toàn thể phụ huynh bầu cử, người này sẽ làm nhiệm vụ phối hợp cùng giáo viên đưa ra ý kiến, ghi chép để cho buổi họp được thành công tốt đẹp.
Có phải bạn đang nghĩ rằng các bé học mầm non thì không cần họp phụ huynh? Điều đó là hoàn toàn sai lầm đấy nhé.
Về cơ bản, học sinh mầm non cũng thuộc 1 trong các cấp học quan trọng của học sinh, khi tham gia các em nhỏ cũng được học tập kiến thức về đời sống theo giáo trình bài bản.
Cũng trong quá trình học tập này, nhà trường và phụ huynh cũng có nhu cầu cần trao đổi thông tin về học sinh để cha mẹ nắm rõ được tình hình học tập của con, đồng thời nhà trường sẽ nắm rõ những mong muốn từ phía phụ huynh học sinh.
Tương tự như những cuộc họp khác, nội dung họp phụ huynh đầu năm mầm non chính là thời điểm để giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch làm việc trong suốt năm học mới, phổ biến những quy định chung của nhà trường để cha mẹ nắm được.
Kết thúc, nội dung họp phụ huynh đầu năm mầm non cũng sẽ được lưu lại bằng một biên bản họp với đầy đủ các thành phần tham gia.
Không phải là giáo viên, phụ huynh học sinh mới đóng vai trò quan trọng trong cuộc họp sắp tới.
Bạn đừng nghĩ rằng trong cuộc họp chỉ có giáo viên mới được nói còn cha mẹ học sinh thì ngồi nghe nhé. Cả 2 bên đều phải có sự tương tác tích cực, có vậy thì cuộc họp mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Sau khi trình bày tất cả các vấn đề mà giáo viên chủ nhiệm muốn truyền đạt, đã đến lúc phụ huynh cho ý kiến về từng vấn đề, nói ra quan điểm của cá nhân dựa trên lợi ích chung của 2 bên.
Những ý kiến họp phụ huynh này cũng sẽ được ghi chép vào biên bản cuộc họp, theo đó chúng sẽ là căn cứ quan trọng để nhà trường cùng giáo viên nhìn nhận lại vấn đề một cách khách quan hơn.
Tóm lại, ý kiến họp phụ huynh thực sự rất quan trọng, những ý kiến này có thể giúp học sinh được thay đổi điều kiện học tập theo hướng tích cực hơn. Đồng thời giúp nhà trường cải thiện chất lượng giảng dạy một cách tốt nhất.
Về cơ bản thì nội dung họp phụ huynh đầu năm hay nội dung họp phụ huynh cuối năm không có nhiều khác biệt.
Trước khi cuộc họp diễn ra thì giáo viên chủ nhiệm sẽ lên sẵn ý tưởng họp phụ huynh cuối năm hoặc đầu năm sau đó triển khai thành kịch bản cụ thể với từng phần rõ ràng.
Nếu bạn chưa từng tham gia bất cứ cuộc họp trực tiếp nào diễn ra giữa giáo viên và phụ huynh thì có lẽ bạn sẽ không thể hình dung ra buổi họp đó bao gồm những gì đâu nhỉ. Đừng lo, vieclam123.vn sẽ giúp bạn làm rõ những nội dung họp phụ huynh đầu năm hay nội dung họp phụ huynh cuối năm để bạn tham khảo nhé.
Trong ý tưởng họp phụ huynh cuối năm hay đầu năm thường bao gồm những nội dung sau đây:
- Giáo viên sẽ phổ biến và quán triệt những nội dung được ban hành văn bản của nhà trường tới quý phụ huynh
- Thông báo kết quả học tập của năm học vừa qua kèm theo tình hinh nhà trường, lớp của năm học đó
- Giáo viên thông báo nhiệm vụ của năm học mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại trà hoặc xây dựng các khu sáng tạo phục vụ việc học cho học sinh
- Giáo viên sẽ đề xuất và thống nhất phương pháp quản lý giữa nhà trường và gia đình, bao gồm thống nhất các khoản thu hỗ trợ cho hoạt động dạy và học
- Tiến hành bầu cử Ban đại diện Cha mẹ học sinh của các lớp, đồng thời bầu ra Hội trưởng, Hội phó hội cha mẹ học sinh
- Tiếp tục, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông qua kế hoạch học tập của năm học mới
Mỗi một giáo viên sẽ có những ý tưởng họp phụ huynh cuối năm khác nhau nhằm mục đích tạo ra sự thành công lớn nhất cho cuộc họp này. Về cơ bản, các cuộc họp này sẽ diễn ra theo ý tưởng và nội dung này, có khá nhiều vấn đề được diễn ra đúng không nào?
Vì vậy nếu như bạn thường xuyên không tham dự các cuộc họp theo lịch hẹn do nhà trường sắp xếp thì chắc chắn bạn đã bỏ lỡ rất nhiều thông tin đáng giá rồi.
Các cuộc họp có sự tham gia của giáo viên và phụ huynh thường kéo dài bởi vì nó được diễn ra không thường xuyên. Hơn nữa, tính chất cũng có phần quan trọng cho nên nó không thể diễn ra trong khoảng vài chục phút, thay vào đó thời gian họp thường dao động từ 2 - 3 tiếng.
Bất cứ một cuộc họp nào cũng cần có quy trình của nó, chỉ khi bạn tuân thủ theo quy trình họp phụ huynh thì thời gian mới được rút ngắn và hiệu quả thì tăng cao.
Vậy bạn đã biết quy trình họp phụ huynh được diễn ra như thế nào chưa?
Trước khi cuộc họp phụ huynh chính thức được tổ chức, giáo viên cần có khâu chuẩn bị thật chu đáo.
Theo đó, mỗi phụ huynh sẽ được phát 1 giấy mời trang trọng, lịch sự kèm theo các nội dung như thời gian, địa điểm họp, các thành phần tham dự, nội dung họp và mục đích chính của cuộc họp,...
Bên cạnh đó, cần tới 1 lực lượng phục vụ nước nôi, lực lượng này không ai khác chính là các bạn học sinh ưu tsu trong lớp do giáo viên chủ nhiệm đề cử.
Cuối cùng là chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp, cái này chắc chắn không được quên nếu không tôi không chắc là cuộc họp này sẽ diễn ra thành công đâu.
Khâu tổ chức cuộc họp thực sự quan trọng, nếu ai đang coi thường nó thì hãy xem lại đi nhé.
Các nội dung cần tuân thủ trong cuộc họp bao gồm: Ổn định tổ chức, nêu nội dung cuộc họp, bầu cử người ghi chép biên bản, giáo viên tuyên bố lý do họp, tiến hành điểm danh và sau đó bắt đầu theo nội dung đã chuẩn bị trước đó.
Nội dung đã chuẩn bị cụ thể như sau:
1) Trường hợp là họp đầu năm học mới:
- Giáo viên sẽ phổ biến những quy định chung của nhà trường, lớp bao gồm các phương hướng hay mục tiêu hoạt động cho toàn năm học,...
- Tiếp theo là giới thiệu ban cán sự của lớp, nêu những nổi bật của học sinh
- Cuối cùng là lấy ý kiến đóng góp từ phía phụ huynh
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học mới, giáo viên và hội cha mẹ học sinh sẽ tiến hành bầu cử hội trưởng hội phụ huynh để thay mặt nhà trường thông báo đến phụ huynh khi có kế hoạch triển khai nào mới.
Sau cùng là sẽ nêu ra các khoản chi phí cần đóng góp dành cho phụ huynh để bắt đầu một năm học mới thuận lợi.
2) Trường hợp họp phụ huynh cuối năm học
- Giáo viên sẽ thông báo kết quả học tập của học sinh
- Nêu ra một số đặc điểm nổi trội của từng học sinh cho phụ huynh nắm rõ ví dụ như ưu điểm, nhược điểm, là học sinh giỏi, học sinh cá biệt,...
- Giáo viên thông báo các khoản đã chi cho lớp của mình, tất nhiên số tiền đó là nằm trong quỹ mà học sinh đã đóng trước đó
- Tổng kết lại các hoạt động của lớp và hội phụ huynh trong 1 năm vừa qua
- Lấy ý kiến đóng góp hay những kiến nghị của phụ huynh học sinh
Cuối cùng là giai đoạn tổng kết vấn đề trong cuộc họp, lúc này giáo viên sẽ nhắc lại một số vấn đề chính được diễn ra trong cuộc họp.
Tiếp sau đó là đọc lại biên bản họp và tất cả mọi người trong phòng đều thông qua biên bản này.
Sau khi có biên bản họp chính thức thì cuộc họp có thể kết thúc tại đây, giáo viên sẽ tuyên bố kết thúc để phụ huynh ra về sau khi đã nắm được toàn bộ thông tin đã được truyền đạt.
Đối với những phụ huynh đi họp lần đầu chắc chắn đang rất hoang mang và có phần hồi hộp vì không biết nên phải chuẩn bị như thế nào. Dưới đây là một số Tips hữu hiệu có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm thiểu căng thẳng hơn.
Một số phụ huynh thường đi họp phụ huynh lấy lệ. Nếu như con em họ không có gì “đặc biệt”, họ sẽ thường chỉ nghe về các khoản đóng góp, đóng tiền, và đi về. Các vấn đề khác được đề cập tới trong cuộc họp ấy hầu như không quan tâm. Tuy nhiên, những vấn đề này chỉ là chưa liên quan chứ không phải sẽ không liên quan tới con em bạn. Hãy lắng nghe, đồng thời cùng với những phụ huynh khác tìm nguyên nhân và cách giải quyết. Một số vấn đề như bạo lực học đường, học sinh trốn học,.. thực sự rất đáng để quan tâm, dù cho con em bạn chưa có những biểu hiện như vậy. Bạn cần phải biết được nguyên nhân để có thể giúp con tránh khỏi những sai lầm không đáng có gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học hành.
Mỗi học sinh đều có những điểm yếu điểm mạnh riêng. Có những em học giỏi các môn văn hóa, nhưng có những em lại có điểm mạnh về các môn năng khiếu như đàn, hát, vẽ,… Điểm số ở trên lớp chỉ phản ánh một phần nào đó. Hãy bỏ những câu nói so sánh với “con nhà người ta” sau mỗi buổi họp về. Thay vì thế, hãy tìm những thế mạnh của con và giúp con phát triển hơn nữa những thế mạnh đó. Hãy nhớ rằng không một đứa trẻ nào thích so sánh và bị so sánh với người khác. Điều này không giúp cho con bạn khá hơn thậm chí còn khiến cho bé trở nên tự ti và có những hành động vô cùng tiêu cực.
Tất nhiên, thành tích học tập sẽ phần nào thể hiện sự cố gắng của con. Tuy nhiên, các phụ huynh không nên quá chú trọng về vấn đề này. Một số phụ huynh thường quá chú trọng tới vấn đề thành tích mà quên đi mất khả năng nhận thức cũng như sự cố gắng của con em mình. Hãy nhìn vào sự cố gắng của con để khích lệ động viên các bé đạt được điểm số tốt hơn nữa! Đừng vì những thông báo chưa tốt trong cuộc họp phụ huynh mà phủ định hoàn toàn sự cố gắng của con em mình!
Họp phụ huynh thực sự là việc làm cần thiết, đó là cách duy nhất để nhà trường thông báo tình hình học tập của học sinh đến phụ huynh của các em một cách rõ ràng. Đồng thời, cha mẹ cũng nắm rõ kết quả học tập của con em mình để có những phương án khắc phục hiệu quả. Mong rằng, những thông tin vừa rồi thực sự hữu ích tới bạn, đừng quên theo dõi vieclam123.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.
Nên cho con học trường quốc tế hay công lập là một trong những khó khăn của không ít phụ huynh ở thời điểm hiện tại. Bạn là gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn này? Theo dõi gợi ý bên dưới để sớm có quyết định đúng đắn nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ