close
cách
cách cách cách

Tổng hợp 8 loại trí thông minh ở trẻ nhỏ mà phụ huynh nên biết được

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Howard Gardner: “ Trẻ em có đến 8 loại trí thông minh và tùy theo con mình có loại trí thông minh nào mà các bậc phụ huynh cần hiểu biết để có thể định hướng phát triển khả năng của trẻ, giúp trẻ có năng lực vượt trội của lĩnh vực đó”. Vậy 8 loại trí thông minh đó là những loại nào, có những đặc điểm gì, mời các bậc phụ huynh cùng Vieclam123.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu 8 loại trí thông minh ở trẻ nhỏ

1.1. Trí thông minh ngôn ngữ

- Trẻ có thể học tập nhiều thứ thông qua từng lời nói và ngôn ngữ

- Hứng thú với các câu chuyện, thích được nghe kể chuyện, thích tự kể chuyện và thích viết lách.

- Tập trung vào âm thanh, nhịp điệu ngữ nghĩa của từng từ ngữ

- Thích việc đọc, đặc biệt là đọc truyện cười, thơ ca, thích thú chơi các trò chơi đố vui, giải các câu đố, đố chữ...

1.2. Trí thông minh suy luận tư duy

- Trẻ có thể học tập, tiếp thu kiến thức thông qua việc phân tích toán học, logic

- Thích thú với trò chơi ghép hình, trò chơi có tính thử nghiệm, trải nghiệm, các trò chơi có liên quan đến các con số

- Luôn biết cách đặt ra những câu hỏi mang tính logic

- Có kỹ năng phân tích, lập luật tốt

- Thích những thứ có trật tự, quy củ và thích làm theo các bước tuần tự của chỉ dẫn

1.3. Trí thông minh không gian thị giác

- Trẻ học tập và tiếp thu kiến thức bằng các hình ảnh (visual), sử dụng thị giác là chủ yếu

- Thích tạo ra các hình vẽ, các hoa văn, luôn tập trung vào những thứ có sự kích thích về thị giác

Trí thông minh không gian thị giác

- Hay hình dung, tưởng tượng

- Có năng khiếu về hội họa nói riêng và về nghệ thuật nói chung

1.4. Trí thông minh âm nhạc, thính giác

- Trẻ có thể tổng hợp các thông tin kiến thức thông qua âm nhạc (musical)

- Thích hát hò, múa, chơi các loại nhạc cụ đặc biệt là chơi trống

- Có hứng thú với tất cả các âm thanh như: âm thanh từ nhạc cụ, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ giọng nói

- Khi bật nhạc hoặc gõ nhịp các vật gì đó sẽ dễ dàng tập trung học tập hơn, khả năng ghi nhớ kiến thức cũng tăng cao khi nghe hay đọc kiến thức thành lời

1.5. Trí thông minh vận động

- Thông qua các hoạt động trẻ học tập dễ dàng hơn

- Trẻ năng động và khỏe mạnh

- Thích thể hiện bản thân bằng việc thực hiện các chuyển động, các hành động của cơ thể như khiêu vũ, đóng kịch, tham gia các hoạt động thể thao...

- Học tập thông qua hành động, chuyển động, thông qua việc cảm giác về các sự vật

- Sử dụng điệu bộ, cử chỉ, hành động và các ngôn ngữ cơ thể để tiếp thu, học hỏi và giải quyết mọi vấn đề

1.6. Trí thông minh tương tác

- Thông qua các hoạt động hướng ngoại, trẻ phát huy khả năng học tập của mình

- Có thể cảm nhận được cảm xúc, và hiểu được cách cư xử của người khác

- Trẻ hoạt bát, linh động thích giao tiếp xã hội

- Thích tham gia vào các trò chơi với vai trò đội trưởng và trở thành người lãnh đạo xuất sắc

- Hợp tác làm việc theo nhóm và giúp đỡ các bạn cùng tuổi

1.7. Trí thông minh nội tâm

- Thông qua các hoạt động hướng nội giúp trẻ có thể học tập tốt hơn

- Thích các hoạt động một mình, biết tự động viên và khuyến khích chính mình

- Thường hứng thú với việc học tập một mình, độc lập

- Có khả năng nắm bắt được cảm xúc, tự tạo động lực và cải thiện tâm trạng của mình

- Thường khép mình và không có xu hướng chạy theo đám đông

1.8. Trí thông minh tự nhiên

- Trẻ nâng cao được hiệu quả học tập thông qua các hoạt  động thực tế

- Thích được trải nghiệm các hoạt động mới mẻ

- Thích tò mò, quan sát và hứng thú với các hiện tượng xung quanh

- Với các môi trường khác nhau, không đồng nhất trẻ đều có khả năng thích ứng tốt nhất

2. Cha mẹ nên làm gì để thúc đẩy các loại  trí thông minh ở trẻ

2.1. Đối với trí thông minh ngôn ngữ

- Cha mẹ hãy lắng nghe một cách chăm chú và nghiêm túc các câu hỏi mà con đặt ra, lắng nghe những trải nghiệm mà con chia sẻ

- Hãy cùng con đọc sách, đọc truyện thường xuyên

- Cho con đến nhà sách để có nhiều cơ hội đọc sách

- Khuyến khích con chia sẻ và kể lại câu chuyện mà con vừa mới đọc

- Cho con tham gia vào hoạt động viết báo tại trường, lớp

2.2. Đối với trí thông minh suy luận, tư duy

- Đối với các bé từ 5 tuổi trở nên hãy dạy cho con cách sử dụng máy tính bảng, máy tính để tính toán

- Cho con tự trải nghiệm các thử nghiệm

- Cho con thực hiện các thí nghiệm

- Khuyến khích con giải các bài mẫu cho các bạn cùng lớp xem

- Cho con chơi các trò chơi cờ: cờ tướng, cờ vua, cờ caro...

- Cho con thấy rằng tất cả các sự vật mà con nhìn thấy trong cuộc sống đều có thể xếp chúng thành nhóm theo đặc điểm: màu sắc, hình dáng, tính chất, ...

- Cùng con chơi các trò xếp đồ vật dựa vào nhóm đặc điểm của chúng, các đồ giống nhau, gần giống nhau, và có thể vẽ hình ảnh các đồ vật đó ra giấy và cùng con thảo luận về các vấn đề xoay quanh chúng

2.3. Đối với trí thông minh không gian, thị giác

- Khuyến khích trẻ phát huy hết khả năng quan sát các sự vật xung quanh, cũng như quan sát ở nhiều góc độ khác nhau, quan sát với một khoảng cách phù hợp. Sau đó phụ huynh có thể đưa ra một vài câu hỏi cho con: Nó có mùi gì? Tiếng kêu của nó ra sao? Màu sắc của nó như thế nào?...

- Hướng dẫn con tập trung quan sát các hiện tượng xung quanh, từ những thứ đơn giản nhất đều có thể giúp con phát triển sự thông minh của mình. Phụ huynh có thể hỏi con “Chú vịt nhựa màu vàng khi cho vào bồn tắm sẽ nổi hay chìm?”... để con tập trung hình dung, quan sát và đưa ra được nhận xét.

2.4. Đối với trí thông minh âm nhạc, thính giác

- Khuyến khích con lắng nghe, vỗ tay theo, hát theo một bản nhạc

- Cho con đến cửa hàng băng đĩa và chọn các bản nhạc và con thích

Phụ huynh cần làm gì với trí thông minh âm nhạc thính giác ở trẻ

- Có thể tạo điều kiện cho con tham gia vào các lớp học nhạc

- Cho con tham gia vào các đội văn nghệ có thể là ở trường, lớp, ở khu dân phố, khuyến khích con hát cho mọi người nghe.

2.5. Đối với trí thông minh vận động

- Cung cấp cho con các hoạt động trải nghiệm lôi cuốn

- Cho trẻ tham gia vào các lớp học, các hoạt động đóng kịch, khiêu vũ, chơi các trò chơi thể thao

- Có thể cùng tạo các hoạt động thể thao vui chơi cho cả gia đình: Đi bộ, chơi tennis, chạy bộ, đạp xe...

- Khuyến khích trẻ tập các động tác mẫu thể dục cho các bạn học tập

2.6. Đối với trí thông minh tương tác

- Khuyến khích con tham gia các hoạt động theo một tập thể hay một nhóm

- Khuyến khích việc cùng  nhau thảo luận và cùng giải quyết các vấn đề

- Chơi các trò chơi gia đình và giao cho bé làm nhiệm vụ quản lý, đứng đầu nhóm

2.7. Đối với trí thông minh nội tâm

- Dành cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để bé tự học tập và làm việc một mình

- Khuyến khích con viết nhật kí

- Tạo điều kiện cho con làm một vài việc gì đó cho gia đình, để con có cơ hội phát triển mình và tìm ra những việc mà mình yêu thích

2.8. Đối với trí thông minh tự nhiên

- Từ những hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống, phụ huynh giúp con liên hệ và mở rộng các kiến thức về khoa học

- Phụ huynh có thể giúp trẻ quan sát các hiện tượng thực tế, ví dụ: cây lớn lên như thế nào? Trước khi những cơn mưa xuất hiện thì trời có hiện tượng gì?...

- Trước sự thay đổi của các hiện tượng, phụ huynh hãy hướng dẫn, gợi ý cho con phán đoán điều gì có thể xảy ra tiếp theo.

Với những thông tin mà Vieclam123.vn mang lại về những đặc điểm của các loại trí thông minh mà trẻ nhỏ thường có, hy vọng các phụ huynh có thể đánh giá được con mình có những loại thông minh nào và tìm ra các phương pháp giúp trẻ phát triển được toàn diện theo đúng thế mạng của chúng.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.