Quản lý chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong việc quyết định lượng hàng hóa sản xuất và bán ra thị trường. Những người làm công việc quản lý chuỗi cung ứng đều biết đến hiệu ứng Bullwhip (Bullwhip Effect) hay chính là hiệu ứng “cái roi da”. Bullwhip Effect có tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng theo chiều hướng tiêu cực. Vây Bullwhip Effect là gì và Bullwhip Effect có tác động như thế nào đến chuỗi cung ứng? Tìm hiểu chi tiết hơn về hiệu ứng này trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Bullwhip Effect là một hiệu ứng được sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa. Hiệu ứng này miêu tả rằng số lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra thị trường có sự sai lệch rất nhiều so với nhu cầu thực tế của thị trường.
Hiệu ứng Bullwhip Effect được phát biểu lần đầu tiên vào năm 1961 bởi tiến sĩ Forrester. Sự cạnh tranh về hàng hóa và thương hiệu trên thị trường vẫn luôn là rất sôi nổi. Bởi vậy mà các công ty đều trong tâm thế sẵn sàng tung ra sản phẩm mới và sản xuất hàng hóa với số lượng lớn.
Kết quả của các chiến dịch sản xuất hàng loạt là lượng sản phẩm bán ra thị trường cao hơn nhiều lần so với nhu cầu tiêu thụ thực tế và dẫn đến tình trạng tồn đọng quá nhiều hàng hóa. Ở đây chúng ta tạm thời không đề cập đến vấn đề phân phối hàng hóa.
Bullwhip Effect, hay hiệu ứng Bullwhip, còn có tên gọi khác là hiệu ứng đuôi bò hoặc hiệu ứng cái roi da. Đây là tên gọi khi hiệu ứng này mô phỏng hình ảnh của một chiếc roi da. Chỉ cần gốc roi dao động một khoảng nhỏ thôi cũng đủ khiến cho đầu kia của chiếc roi dao động một khoảng lớn. Theo ước tính, sự chênh lệch giữa hàng hóa sản xuất ra và nhu cầu tiêu dùng của thị trường có thể đạt là từ 3 cho đến 5 lần.
Dự báo nhu cầu không chính xác, giá cả biến động, đơn hàng được tăng thêm quy mô nhằm tối ưu chi phí và chiến lược tồn kho dự trữ của nhiều doanh nghiệp là bốn nguyên nhân chính dẫn đến Bullwhip Effect.
Bullwhip Effect được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1961, tuy nhiên phải đến năm 1990 thì giáo sư Hau Lee mới áp dụng khái niệm này vào trong chuỗi cung ứng khi tìm ra được những điểm tương đồng của Bullwhip Effect với tình trạng hàng hóa sản xuất ra không sát thực với nhu cầu thực tế.
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng người tiêu dùng chính là đối tượng nắm giữ phần gốc của chiếc “roi da”. Khi họ rung nhẹ đầu đó để phát ra tín hiệu – nhu cầu, thì ngay lập tức các điểm bán hàng sẽ ghi nhận và đặt hàng từ phía nhà phân phối.
Sai số bắt đầu xuất hiện từ ngay bước này khi mà các điểm bán đều cố ý đặt hàng nhiều hơn so với nhu cầu của người tiêu dùng. Với suy nghĩ tương tự, khi đặt hàng cho nhà sản xuất thị nhà phân phối lại cố ý đặt hàng nhiều hơn số lượng hàng hóa cần thiết.
Chính vì vậy mà từ nhu cầu thực tế cho đến khi nhà sản xuất tiếp nhận đơn đặt hàng thì số lượng hàng hóa dựa trên đơn đặt hàng đã lớn hơn nhu cầu thực tế nhiều lần. Việc cố ý cung cấp sai lệch thông tin là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Bullwhip Effect.
Nguyên nhân sâu xa hơn của hiện tượng này thực chất là do các doanh nghiệp sản xuất đang xa rời người tiêu dùng. Thông tin nhận được mang tính chất một chiều và bởi vì doanh nghiệp không có cách nào để xác minh nhu cầu thực tế nên họ chỉ sản xuất theo đúng đơn đặt hàng.
Một nguyên nhân khác của Bullwhip Effect đó là tâm lý làm lợi khi kinh doanh. Các điểm phân phối trung gian đều lo sợ hết hàng và để vuột mất cơ hội kiếm tiền. Chính vì vậy mà họ luôn giữ hàng tồn kho bởi chuỗi cung ứng có thể đột ngột đứt đoạn vì nguyên nhân nào đó.
Chính tâm lý này vô hình chung đã khiến cho lượng hàng hóa tồn kho tăng lên cao, gián tiếp làm giảm hiệu quả của kênh phân phối. Bởi vậy khi nhu cầu của thị trường thay đổi thì hàng hóa tồn kho bắt buộc phải được bán tháo ra ngoài, hay ra ít nhiều sự hỗn loạn trên thị trường.
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ một điều rằng không thể loại bỏ hiệu ứng Bullwhip Effect. Người làm kinh doanh luôn muốn kiếm tiền và luôn có tâm lý tích trữ một mặt hàng khi nhận thấy thị trường đang có nhu cầu cao về mặt hàng đó.
Chính vì thế mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận Bullwhip Effect và tồn tại chung với nó. Bạn cần học cách thích ứng với Bullwhip Effect để có thể phân tích chính xác nhu cầu của thị trường để định lượng tồn kho ở mức độ phù hợp. Tồn kho nhàn rỗi nhờ đó cũng sẽ được nhanh chóng xử lý, tránh dẫn đến hậu quả bán phá giá để xả hàng tồn kho.
Khi tìm hiểu Bullwhip Effect là gì, chúng ta đã biết được rằng chính tâm lý ôm hàng tồn kho và sự sai lệch thông tin giữa các điểm trung gian phân phối là nguyên nhân dẫn đến Bullwhip Effect.
Chính vì vậy, để giảm thiểu Bullwhip Effect thì thông tin giữa các điểm trung gian phân phối cần phải được thông suốt để tránh sự sai lệch. Tuy vậy, điều này là không dễ dàng thực hiện.
Thông thường khi nhận thấy một mặt hàng đang có nhu cầu cao thì các nhà phân phối sẽ tăng giá nhập. Đây rõ ràng là điều mà điểm bán hàng không mong muốn. Vì thế nên họ sẽ giấu đi thông tin có lợi để hưởng mức giá nhập như bình thường.
Data-cooking có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân tượng tự như “bệnh thành tích”. Có không ít cửa hàng hoặc điểm bán đang áp dụng chiêu trò tạo đơn hàng ảo để có thể đánh giá 5 sao nhằm tăng cường độ nổi tiếng của điểm bán hàng.
Bên cạnh đó, vì mục đích tư lợi cá nhân mà có nhiều điểm bán hàng ảo được tạo ra, và để hợp thức hóa những điểm bán ảo này thì tồn kho ảo cũng phải được ghi nhận. Đây là nguyên nhân khiến dữ liệu bị sai lệch. Nhà sản xuất lầm tưởng rằng nhu cầu về hàng hóa trên thị trường đàn gia tăng nên đẩy mạnh sản xuất. Kết quả là xuất hiện hàng hóa trôi nổi và ứ đọng gây hỗn loạn thị trường.
Quản lý hàng tồn kho mà chúng ta đề cập đến ở đây bao gồm quản lý số lượng hàng tồn kho ngoài thị trường và quản lý tồn kho của nhà sản xuất, phân phối.
Điều này khá khó thực hiện. Mặc dù các nhà sản xuất đều cử nhân viên tới từng điểm bán lẻ hoặc trung gian phân phối để xác nhận tồn kho, tuy nhiên đôi khi dữ liệu thu được lại có độ tin cậy không cao do nhiều nguyên nhân.
Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng cần cử những đội nhóm chuyên làm nhiệm vụ thâm nhập và thu thập thông tin thị trường. Từ đó, nhà sản xuất sẽ đề ra ngưỡng tồn kho an toàn sao cho không được phép vượt quá ngưỡng tồn kho tối đa. Việc tính toán lượng hàng tồn kho có thể được thực hiện theo mô hình EOQ hoặc mô hình POQ.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Bullwhip Effect là gì, nguyên nhân và ảnh hưởng của hiệu ứng này đối với thị trường và sản xuất hàng hóa. Bullwhip Effect rõ ràng là không thể bị loại bỏ bởi tâm lý ham lợi nhuận của người làm kinh doanh. Chỉ có bám sát thị trường thì nhà sản xuất mới có đủ thông tin để không bị cuốn theo những dự báo biến động giá cả hoặc dự báo khan hiếm.
Brand Portfolio là gì? Brand Portfolio được phân loại như thế nào? Brand portfolio gồm những cấp độ nào? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023