close
cách
cách cách cách

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu - Nguyên nhân và Giải pháp hiệu quả

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vấn đề được nhiều người trên thế giới quan tâm, bởi việc biến đổi khí hậu đã và đang ngày càng thay đổi gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề và sự tàn phá của nó đến các hệ sinh thái trên Trái đất và tác động trực tiếp đến đời sống hằng ngày của con người. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu hơn về biến đổi khí hậu này.

1. Biến đổi khí hậu được hiểu như thế nào?

Trong lịch sử của chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xảy ra với những thời khì lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng,  thời kỳ băng hà cuối cùng đã xảy ra cách đây 10.000 năm và tính đến hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng.

Biến đổi khí hậu là gì
 

Chung quy lại, biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu hoặc hiểu theo một cách khác là biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài thường là vài thập kỷ hoặc có thể dài hơn.

Việc biến đổi khí hậu này là do hoạt động của con người làm thay đổi một số hệ thống của nó, biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến các thành phần khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng tới các hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội và ảnh hưởng tới sức khỏe, phúc lợi của con người.

2. Những hiểu hiện của biến đổi khí hậu

Trong nửa thế kỷ trở lại đây, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, biểu hiện của sự biến đổi này được tổng hợp ngay dưới đây:

- Thứ nhất là sự nóng lên của khí quyển và trái đất là nhiều khu vực bị hạn hán quanh năm, các sinh thực vật chết hết ví dụ như dòng sông Danube , dòng sông dài thứ hai châu Âu được bắt đầu từ Đức chảy theo hướng Đông đến Biển Đen ở Romania, đây là một trong những cửa ngõ quan trọng trong việc giao thương, công nghiệp tàu biển.  Nhưng do sự biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài xảy ra vào năm 2011 - 2012 đã khiến mực nước sông Danube xuống thấp kỷ lục đã làm cho tàu thuyền ở đây bị mắc cạn và khu vực đường thủy vốn đông đúc trở nên tê liệt.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Thứ hai là sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất ví dụ như những rạn san hô tại Dibba vào năm 2004, dải san hô nằm trên bờ biển phía Đông của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vẫn đang rực rỡ sắc màu nhưng đến nay thì các rạn san hô đầy màu sắc đã bị phá hủy bởi các loại tảo có hại có tên là thủy triều đỏ, loại tảo này có khả năng liên kết với nhau làm tăng khí nhà kính, tăng nhiệt độ đại dương và giết nhiều sinh vật biển bằng cách giảm lượng oxy hòa tan trong nước.

- Thứ ba là băng tan làm cho mực nước biển dâng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển như các đảo San Blas ở Panama là quê hương của ngươi Guna, họ sống và cư trú trên các nhà bè trôi nổi trên các mặt biển,  tuy nhiên do biến đổi khí hậu mà cứ đến mùa mưa bão thì người dân phải sống chung với cảnh ngập lụt kéo dài.

- Thứ tư là sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người, điển hình là hình ảnh Vườn quốc gia Rocky Mountain trước đây là những cây thông khỏe mạnh, vươn cao, trải dài hàng chục triệu m2 ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và phía tây Canada nhưng cũng do sự biến đổi khí hậu mà ngày nay khi người ta nhìn vào Vườn quốc gia này thì chỉ thấy được sự xác sơ hơn của các cây thông do bị sâu bọ xâm hại, được biết rằng là do nhiệt độ ấm lên nên khiến các côn trùng phát triển mạnh mẽ và tấn công tàn phá rừng một cách nặng nề.

3. Những nguyên nhân gây ra việc biến đổi khí hậu?

Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu, một số thành phần của hệ thống khí hậu như các đại dương và các chỏm băng cao chót vót, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính của con người.

Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích sâu hơn các nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu toàn cầu

- Biến đổi khí hậu trong thời đại địa chất

Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi, khoảng  50 triệu năm về trước một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất làm bề mặt Trái Đất bị bao phủ một lượng khói bụi dày đặc và Trái Đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có ánh sáng mặt trời khiến cho Trái Đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt.

Cũng trong tình trạng do biến đổi khí hậu, vào khoảng 2 triệu năm trước công nguyên, Trái Đất cũng trải qua nhiều lần thời kỳ băng hà lạnh lẽo và thời kỳ gian băng ấm áp với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm. Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10-15 nghìn năm, sau cuộc biến đổi khí hậu này Trái Đất ấm dần lên và  các sinh vật mới dần dần phát triển.

Đầu thế kỷ XIV, châu Âu lại phải trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài trăm năm, những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cư đi nơi khác.

Những biến đổi khí hậu xảy ra này trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân tự nhiên, đặc biệt là  sự chuyển động của trái đất, các vụ phun trào của núi lửa và hoạt động của mặt trời.

- Nguyên nhân của biến đổi khí hậu trong thời kỳ hiện đại

Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, biểu hiện rõ nhất của nó là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người, từ những năm thời kỳ tiền công nghiệp con người đã sử dụng nhiều năng lượng chủ yếu là từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch, sau đó thì thải vào khí quyển ngày càng tăng  làm cho các chất khí này gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.

Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng ,… đã đóng góp khoảng 46% vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng  8%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% và các ngành sản xuất hóa chất khoảng 24%, còn lại 3% là các hoạt động khác như chôn rác thải,….

nguyên nhân biến đổi khí hậu

Tính đến nay, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước phát triển chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1100 tấn gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ.

Tuy nhiên trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm tới 45% tổng lượng phát thải toàn cầu, các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2% và các nước kém  phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu, đây là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về quyền bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto.

Nguyên tắc đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu là "Các Bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng có hại của chúng"

Điều 10 trong Nghị định thư Kyoto còn ghi "Tất cả các bên, có xem xét những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và các tình huống, mục tiêu và những ưu tiên phát triển đặc biệt của quốc gia và khu vực, không đưa thêm bất kỳ cam kết mới nào cho các bên không thuộc”.

4. Hậu quả của việc biến đổi khí hậu gây ra những năm gần đây

Hậu quả của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vấn đề nhức nhối trong vài thập kỷ gần đây, bởi hậu quả nặng nề, sự tàn phá khủng khiếp của nó. Các hậu quả của quá  khứ , hiện tại và cả lẫn trong tương lai là vấn đề nan giải khi hậu quả của biến đổi khí hậu hiện ra một cách rõ rệt hằng ngày và gây ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi sinh vật và ảnh hưởng đến con người.

Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với sự sống từ động thực vật và con người rất là nặng nề, cùng chúng tôi điểm qua các hậu quả của biến đổi khí hậu để lại.

4.1. Thay đổi hệ sinh thái

Hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động đầu tiên đến hệ sinh thái của tự nhiên làm thay đổi tất cả các hệ sinh thái mà nó tác động đến, đầu tiên là biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước, việc biến đổi khí hậu này làm tình trạng xâm nhập mặn ngày càng cao dẫn tới nguồn nước bị ô nhiễm nặng và các hoạt động của con người cần tới lượng nước ngọt và nước sạch ngày càng ít dần đi.

Thứ hai là việc biến đổi khí hậu làm cho quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp nặng cũng gặp không ít khó khăn, với ngành công nghiệp nặng lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng  gây ô nhiễm không khí vô cùng nặng nề, cùng với đó là những thử thách do nguồn năng lượng và nguyên nhiên liệu trở nên ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác tận diệt của con người trong vài chục năm gần đây, còn với ngành nông, lâm, ngư nghiệp thì việc biến đổi khí hậu đã là chết rất nhiều động thực vật nên nguồn khai thác của các ngành này càng hạn chế và ít đi làm cho việc hoạt động dễ bị đình trệ.

Một ví dụ điển hình cho sự biến đổi hệ sinh thái do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đó là tình trạng san hô bị tẩy trắng:  Rạn san hô Great Barrier tuyệt đẹp được trải dài 2.600km ngoài khơi bờ biển của Australia trước đây được coi là một trong những vùng sinh quyển đa dạng nhất thế giới, nó được tạo thành từ khoảng 3.000 rạn san hô và hàng tỷ sinh vật sống nhỏ và có tới 900 hòn đảo.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, hình ảnh thiên  nhiên được coi là di sản thế giới này đang bị suy thoái nghiêm trọng bởi sự nóng lên của Trái đất, môi trường axit hóa đại dương và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất với các rạn san hô nơi đây.

Tính tới nay thì một nửa số san hô ở Great Barrier đã biến mất trong 3 thập kỷ qua, sự axit hóa đại dương cũng khiến cho san hô bị tẩy trắng hàng loạt, đặc biệt khi san hô chuyển màu trắng chúng trở nên nhạy cảm và dễ chết hơn, điều này khiến cho môi trường sinh thái dưới đại dương bị ảnh hưởng trầm trọng.

4.2. Mất đa dạng sinh học

Khi biến đổi khí hậu tác động nên hệ sinh thái tất nhiên cũng kéo theo sự mất đa dạng sinh học khi môi trường sống của rất nhiều loài bị thay đổi, nhiệt độ tăng cao nên làm cho một số loài động thực vật biến mất thậm chí rất nhiều loài đã và đang có nguy cơ rơi vào thảm họa tuyệt chủng do thiếu môi trường sống.

Theo tính toán vài năm trước,  nếu như nhiệt độ Trái đất tăng thêm từ 1,1 độ đến 6,4 độ nữa thì sẽ có khoảng 50% loài sinh vật đứng trước thách thức bị tuyệt chủng giống nòi, ngay trong thời điểm hiện nay thì đã có một số loài động vật phải di cư do hậu quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu điển hình như loài cáo đỏ, trước đây chúng vẫn thường sống ở Bắc Mỹ thuận lợi nhưng giờ đây đã chuyển dần lên vùng Bắc Cực do nhiệt độ và môi trường ở đó phù hợp, mát mẻ hơn.

Thậm chí tới cuộc sống con người cũng bị ảnh hưởng,nhất là những người dân ven biển do tình trạng nước biển dâng cũng bị đe dọa về nơi cư trú cũng như diện tích canh tác, mất đi nguồn lương thực và thu nhập cho gia đình

4.3. Núi băng, sông băng tan chảy và nước biển dâng

Hậu quả của biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao dẫn tới tình trạng các tảng băng sẽ tan và sự giãn nở nhiệt  khiến óc mực nước biển dâng cao, de dạo các vùng đất thấp và đông dân cư ven biển trong đó có Việt Nam. Hiện tượng băng tan này có thể kể tới khu vực Nam Cực, năm 2017 một tảng băng với diện tích khoảng 260 Km2 đã tạc rời khỏi nên bán đảo và trôi nổi trên biển và tan dần sau đó điều này là tăng mực nước biển lên. Nếu việc này mà không được giải quyết triệt để thì thiệt hại sẽ không giới hạn ở một lục địa mà còn xuất hiện các khu vực ven biển trên thế giới.

Hậu quả của biến đổi khí hậu làm băng tan

Khi phần lớn lượng băng bị tan chảy sẽ khiến nước biển dâng cao kỷ lục sẽ nhấn chìm đất liền, xâm nhập mặn, sạt lở ven bờ mà Việt Nam là khu vực có diện tích lớn nằm ven biển nên cũng bị ảnh hưởng lớn, điều này khiến diện tích đất liền ngày càng thu hẹp dẫn đến xóa sổ nhiều thành phố, mất đất canh tác, đất sống cho con người và các loài sinh vật ở Việt Nam

4.4. Chiến tranh và xung đột

Hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như gây nên sự khan hiếm về lương thực, đất đai canh tác, nơi trú ngụ, đây chính là những nguyên nhân gây nên tình trạng xung đột và chiến tranh giữa các vùng lãnh thổ, điển hình là cuộc xung đột do tác hại của biến đổi khí hậu ở Darfur, cuộc xung đột này đã kéo dài tới 20 năm do nhiệt độ tăng cao mà lượng nước mưa lại quá thấp.

4.5. Tác hại đối với nền kinh tế

Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu, do sự xuất hiện của những cơn bão lớn, thời tiết thì thất thường nên mùa màng thất bát, đó là còn chưa kể đến việc phải phát sinh chi phí để khắc phục những hậu quả của bão lũ, sạt lở đất, cung cấp nguồn lương thực, nguồn nước sạch cho cư dân chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu.

4.6. Dịch bệnh

Sau một mùa bão lũ sẽ kéo thêm nhiều loại dịch bệnh nơi khác kéo tới làm cho cả người và động thực vật dễ mắc phải, những dịch bệnh này một khi lan rộng khắp nơi thì các nước phải bỏ ra một chi phí lớn để phòng chống bệnh này ngay lập tức.

 Bùng phát dịch bệnh cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà con người phải đối mặt, hiện nay,tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo rằng  hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà những loại bệnh trước đây chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới thì giờ đây đã xuất hiện cả ở những khu vực ôn đới, con số thống kê cho thấy hàng năm có tới 150.000 người chết do mắc các bệnh về tim, đường hô hấp.

4.7. Hạn hán và những đợt nắng nóng

Một tác hại của biến đổi khí hậu nữa mà hiện nay những vùng như Ấn Độ, Pakistan và Châu Phi đang phải đối mặt hàng ngày đó là tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cũng như lương thực, theo như nghiên cứu thì lượng mưa ở những khu vực này ngày càng thấp và sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

Những đợt nắng nóng kéo dài dẫn tới những nguy cơ hỏa hoạn, cháy rừng cũng là hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta đang ngày càng thấy rõ, theo ước tính những đợt nắng nóng trên thế giới đang diễn ra với tần suất gấp 4 lần so với trước đây thậm chí, nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra như hiện nay thì trong 40 năm mới, tần suất này có thể sẽ tăng lên gấp 100 lần so với hiện nay.

 4.8. Bão lụt

Trong khi những khu vực trên chịu cảnh hạn hán thì nhiều khu vực khác trên thế giới lại liên tục hứng chịu tác động của những đợt bão lũ, nhiệt độ nước biển tăng càng làm cho sự xuất hiện của những cơn bão ngày càng dày đặc, không chỉ vậy mức độ nguy hiểm của chúng cũng ngày càng tăng cao.

***Hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Hậu quả của sự biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng trực tiếp tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nước ta đã và đang bị tác động trực tiếp bởi sự biến đổi của khí hậu,  theo báo cáo gần đây Việt Nam đang là nước chịu ảnh hưởng bởi khí hậu đang trở nên khắc nghiệt với nhiều thiên tai xảy ra.

- Tác động tới tài nguyên nước

Tài nguyên nước là một trong những nguồn tài nguyên chịu tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cùng với sự ô nhiễm nguồn nước do nhiệt độ trung bình tăng, sự thay đổi thất thường của thời tiết cùng với những thiên tai luôn đe dọa nên nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt bị giảm sút. Nước ngọt phục vụ cho các ngành liên quan và cần tới cũng bị khan hiếm , thiếu hụt trầm trọng các hồ chứa lớn bị trơ đáy, điều này chưa từng xảy ra trong những thập kỉ trước, lượng nước bốc hơi ở ao hồ lại tăng lên trong khi lượng mưa ngày càng ít nên càng khan hiếm nước ngọt.

Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới nguồn nước

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam làm lượng mưa thay đổi nên dòng chảy của những con sông cũng không còn tự nhiên như trước, thất thường trong lượng nước, dòng chảy ngay cả lượng nước ngầm cũng thay đổi như ít dần, ô nhiễm.

- Tác động tới tài nguyên rừng

Hệ sinh thái cũng như diện tích rừng của nước ta đang ngày càng bị suy giảm do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm tới 80%, bên cạnh đó, các khu rừng của nước ta đã và đang bị đe dọa lớn bị cháy rừng do nhiệt độ tăng cao, những đợt nắng nóng kéo dài. Điển hình là tại Nghệ An, Hà Tĩnh trong đợt tháng 6/2019 vừa đây có tới tận 4 vụ cháy rừng do đợt nắng nóng  tăng tới 41-43 độ, việc này đã được các nhà chức trách can thiệp rất mạnh trong việc bảo vệ và phát triển rừng cho thấy lá phổi xanh của Trái Đất đang bị tổn thất nghiêm trọng.

- Tác động tới sâu tới nền nông nghiệp

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động xấu tới lĩnh vực nông nghiệp, biến đổi khí hậu toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn thời tiết, mưa bão, hạn hán thất thường làm cho mùa màng thất bát, gia tăng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới nền nông nghiệp

- Tác động tới tài nguyên đất

Trong những hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới vấn đề tài nguyên đất, sự biến đổi khí hậu làm cho diện tích đất nông nghiệp bị hạn hẹp, tốc độ đô thị hóa kết hợp với tình trạng xói mòn, rửa trôi, xâm nhập mặn đã làm cho tình trạng này ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

- Tác động tới sức khỏe

Việt Nam hiện nay cũng giống nhiều quốc gia khác thậm chí còn tồi tệ hơn khi phải đối đầu với những dịch bệnh trên người và động thực vật do thời tiết khí hậu và các nguyên nhân xung quanh làm phát sinh nhiều loại vi khuẩn và làm cho hệ miễn dịch của cơ thể  từ người tới động vật cũng bị suy giảm đáng kể, có thể kể tới một số loại dịch bệnh đã làm cho ngành y tế nước ta phải hoang mang như dịch tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh, bệnh sốt xuất huyết.

 Thời tiết trong một ngày có 3 mùa làm cho sức khỏe của người già và trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh nhất.

- Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng

Do tác động của biến đổi khí hậu dẫn theo nhiều điều kiện thời tiết bất lợi như nắng nóng, bão lũ lớn, sạt lở đã hủy hoại rất nhiều cơ sở hạ tầng cũng như các cơ sở vật chất, trang thiết bị và làm đình trệ các hoạt động xây dựng các công trình

- Tác động tới môi trường

Sự kiện nổi nên nhiều trong những mùa nắng nóng là cháy rừng, nhiều đợt nắng khô kỉ lục đã làm cho các khu rừng dễ cháy hơn bao giờ hết nhất là ý thức kém trong việc sử dụng lửa tại các khu rừng của người dân, gây những thiệt hại rất lớn.

Do tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam mà hiện nay chúng ta phải đối mặt với những vấn đề như việc mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch với việc đáp ứng nhu cầu nước sạch, khi sử dụng chung nguồn nước cho nhiều mục đích khác nhau có thể dẫn tới sự xung đột, mâu thuẫn giữa các địa phương, đơn vị doanh nghiệp.

Một số khu vực bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, do xói mòn đất do vậy mà cư dân không có nơi cư trú, nếu không giải quyết được vấn đề này thì an sinh xã hội có nguy cơ bất ổn.

5. Các biện pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu?

- Để giảm thiểu được những sự biến đổi khí hậu thì con người cần hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

- Cần phải sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, sử dụng các ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái đất một cách tự nhiên không nên tạo ra nhiều khí quyển làm nóng trái đất

- Hạn chế khai thác rừng để làm nương rẫy và hạn chế sử dụng sách vở làm từ gỗ

- Tiết kiệm điện, sử dụng biết cách

- Hạn chế khai phá những nguồn năng lượng mới

Bài viết trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các bạn có thể đọc tham khảo để biết được hậu quả của nó và biết cách phòng chống nó đề bảo vệ một trái đất xanh.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.