Blog

Bảo hộ thương mại là gì? Bảo hộ thương mại được hình thành ra sao?

23/12/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đứng trước áp lực các mặt hàng nhập khẩu và các thế lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bảo hộ thương mại là cực kỳ cần thiết để bảo vệ nền kinh tế trong nước. Vậy rốt cục bảo hộ thương mại là gì? Nó bao gồm các biện pháp nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp về bảo hộ thương mại ngay trong bài viết dưới đây!

1. Thế nào là bảo hộ thương mại?

Bảo hộ thương mại, còn được quốc tế biết đến là protectionism, hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch. Đây là chính sách của một quốc gia thực hiện các hoạt động giao thương hàng hóa nhằm bảo vệ hoạt động kinh tế trong nước bằng cách đưa ra các biện pháp thuế quan, hạn ngạch và các biện pháp khác nhằm hạn chế các hàng hóa nhập khẩu của các nước khác.

Chính sách này được thực hiện bằng nâng cao một số tiêu chuẩn như độ an toàn, chất lượng thực phẩm, mẫu mã,… Nhằm hạn chế lượng nhập khẩu của các nước khác. Tất cả các chính sách này được thực thi nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự vượt trội của các đối thủ nước ngoài. Các chính sách đều có sự ưu ái nhất định vợi hàng hóa nội địa.

Đối với những nước nhỏ, các biện pháp được đưa ra nhằm bảo vệ hàng nội địa, bảo vệ kinh tế trong nước. Còn đối với những nước lớn, các biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước củng cố được sức manh, gia tăng thị phần, nâng cao tiềm lực tài chính.

Bảo hộ thương mại là gì

2. Một số điều nên biết về bảo hộ thương mại

2.1. Bảo hộ thương mại được hình thành như thế nào?

Trước các diễn biến nguy hại của các đối thủ cạnh tranh, Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế hàng nhập khẩu, khi các mặt hàng này tỏ ra có phần ưu thế hơn các sản phẩm ở trong nước. Bảo hộ thương mại được hình thành chủ yếu do đến từ phía chủ quan hoặc khách quan.

2.1.1. Khách quan

Ở mặt khách quan này, Nhà nước sẽ tiến hành các biện pháp bảo hộ nền kinh tế trong khi không có sự phát triển đồng đều và có sự chênh lệch về nguồn lực, năng lực sản xuất giữa các quốc gia. Bảo hộ thương mại được chính phủ đưa ra nhằm tạo ra sự đồng đều về năng lực kinh tế sản xuất giữa nền kinh tế nội địa và các nền kinh tế khác trên toàn thế giới.

Do lịch sử hình thành và phát triển khác nhau, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đối với nước ngoài luôn có sự chênh lệch. Do đó, các biện pháp bảo hộ thương mại được đưa ra sẽ giúp tạo sự cân bằng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đang có sức mạnh có phần yếu thế.

Trong một thế giới thị trường đầy biến động, giữa các quốc gia sẽ luôn có sự thù địch, kém thân thiện với nhau. Do đó, bảo hộ thương mại sẽ là một biện pháp cực kỳ hữu hiệu để bảo vệ nền kinh tế trong nước trước sự đe dọa của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bảo hộ thương mại giúp bảo vệ nền kinh tế nội địa

2.1.2. Chủ quan

Ngoài các yếu tố gây ra bởi phía bên ngoài, ở trong nội tại một quốc gia, nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều vấn về, còn có sự non nớt khi cạnh tranh với các đổi thủ trên thế giới. Do vậy, việc bảo hộ thương mại là cần thiết để bảo vệ và phát triển nền kinh tế.

Bảo hộ thương mại sẽ tỏ ra cực kỳ hữu hiệu đối với các doanh nghiệp non trẻ, mới tham gia vào thị trường kinh tế. Các biện pháp bảo hộ sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng tiềm lực, củng cố sức mạnh trong giai đoạn đầu mới hình thành và phát triển.

Không những vậy, khi áp thuế thu nhập cao, bảo hộ thương mại đã gián tiếp góp vào nguồn thu, gia tăng sự tăng trưởng của kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, bảo hộ thương mại còn giúp hạn chế sự tiêu cực của thị trường khi năng lực quản lý của một quốc gia còn nhiều vấn đề.

2.2. Bảo hộ thương mai sẽ có các biện pháp nào?

 2.2.1. Biện pháp thuế quan của bảo hộ thương mại

Biện pháp này được hình thành và xây dựng dựa trên các điều luật của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Thuế quan là một trong những cách thức bảo hộ thương mại phổ biến trên khắp thế giới. Tất cả các quốc gia, các nước trên thế giới đều sử dụng “quân bài” này như là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ nền kinh tế.

Ở cách thức này, Nhà nước sẽ áp mức thuế cao trực tiếp đối với các hàng ngoại nhập, đây là một giải pháp cực kỳ nhanh chóng và có giá trị tức thời trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, các loại thuế quan này sẽ được chia làm 3 loại là thuế quan đặc thù, thuế quan phi tỷ lệ phần trăm và thuế quan tỷ lệ phần trăm.

Đối với thuế quan tỷ lệ phần trăm, mức áp thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị của từng mặt hàng nhập khẩu.

Còn đối với thuế quan phi tỷ lệ phần trăm, mức áp thuế sẽ theo hai hình thức là thuế quan truyệt đối và thuế quan hỗn hợp. Đối với thuế quan tuyệt đối, loại thuế quan thường áp dụng đối với các mặt hàng nông sản, áp thuế trực tiếp lên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Ở loại thuế này, người bị đánh thuế có quyền lựa chọn thuế phần trăm hay phi thuế quan tuyệt đối. Còn ở thuế quan hỗn hợp, đây là loại thuế có sự kết hợp giữa thuế quan tuyệt đối và thuế quan tỷ lệ phần trăm.

Cuối cùng là thuế quan đặc thù, loại thuế quan này sẽ bao gồm các hình thức như thuế thời vụ, thuế bổ sung, thuế chống phá giá, thuế đối kháng và hạn ngạch của thuế quan.

Ở hình thức thuế thời vụ, chúng ta sẽ áp mức thuế suất khác nhau theo tùy từng thời điểm cụ thể, thông thường hình thức này thường được áp dụng đối với nông sản. Còn thuế bổ sung, loại thuế này chỉ được thực thi trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ nền kinh tế trong nước.

Tiếp theo là hình thức chống phá giá. Loại hình thức này chỉ được áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu bị phát hiện bán phá giá. Điều này sẽ gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế của một đất nước.

Riêng đối với thuế đối kháng, loại thuế này chỉ được áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu có các nước xuất khẩu ưu đãi. Cuối cùng là hạn ngạch thuế quan. Đây là biện pháp sẽ được áp dụng để quản lý hàng nhập khẩu bằng hai mức thuế quan. Thông thường, những mặt hàng ở trong hạn ngạch thuế quan thường có mức thuế khá thấp.

Xem thêm: Khám phá các rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp nhất

Thuế quan giúp chống phá giá trong nước

2.2.2. Biện pháp phi thuế quan của bảo hộ thương mại

Đây là những biện pháp được quy định trong hệ thống pháp luật và được hoàn thiện trong quá trình thực tiễn. Chúng ta có thể kể đến một số biện pháp phi thế quan như biện pháp hạn chế định lượng. Ở biện pháp hạn chế định lượng, biện pháp này có khả năng bóp méo thương mại quốc tế biện pháp này sẽ bị hạn chế sử dụng bao gồm như hạn ngành nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, giấu phép xuất khẩu tự nguyện và cấm nhập khẩu hàng hóa.

Ngoài ra, biện pháp phi thuế quan còn có bảo hộ thương mại tạm thời. Đây là những biện pháp hạn chế nhập khẩu dùng trong một số trường hợp nhất định như chống phá giá, trợ cấp, biện pháp tự vệ và biện pháp đối kháng. Kết hợp với đó là phi thuế quan bằng các rào cản kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kiểm dịch hay các tiêu chuẩn như kích thước, chất lượng,…

Biện pháp phi thuế quan của bảo hộ thương mại

3. Bảo hộ thương mại có các mặt tích cực và tiêu cực nào?

3.1. Mặt tích cực

Nhiệm vụ chính của bảo hộ thương mại là đem đến sự ổn định, gia tăng hoạt động thị phần của các doanh nghiệp trong nước. Các hàng hóa nội địa được bảo vệ sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, gia tăng thêm nguồn lực và tạo nguồn thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh đó, bảo vệ thương mại còn tiếp sức giúp các doanh nghiệp nội địa nâng cao tài chính doanh nghiệp và giữ vững lòng tin để có thể mở rộng quan hệ, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Giúp bảo vệ các doanh nghiệp nội địa

3.2. Mặt tiêu cực

Mặc dù, bảo hộ thương mại là cần thiết nhằm bảo vệ và phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiêu, nếu không xem xét và xây dựng một cách phù hợp, nó sẽ tạo nên nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Một trong những điều chúng ta có thể thấy khi bảo hộ thương mại qua mức chính là làm giảm sự đa dạng sản phẩm của một quốc gia. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bảo hộ thương mại còn làm triệt tiêu sự cạnh tranh, làm kém nhanh nhạy và linh hoạt trong nền kinh tế nội địa của một quốc gia.

Do vậy, mỗi quốc gia cần xem xét và nghiên cứu các biện pháp bảo hộ thật hiệu quả và hợp lý để vừa phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng hạn chế những hệ lụy mà chính sách gây ra.

Bảo hộ thương mại làm giảm đa dạng sản phẩm nội địa

Bài viết trên đây đã cho chúng ta thấy bảo hộ thương mại là gì, các biện pháp và những mặt tích cực và hạn chế của biện pháp bảo hộ này. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin về kinh tế ở các bài đăng tiếp theo.

Giao nhận xuất nhập khẩu là gì? Phương thức và quy trình thực hiện?

Một trong những vấn đề trong xuất nhập khẩu là vấn đề giao nhận. Vậy giao nhận xuất nhập khẩu sẽ có vấn đề ra sao? Quy trình sẽ được thực hiện như thế nào? Tất cả điều này sẽ được giải thích ở bài viết sau.

Giao nhận xuất nhập khẩu là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023