Báo cáo quyết toán là một hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Đây là một hoạt động cực kỳ quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng, đồng thời nó còn được dùng để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Vậy rốt cục báo cáo quyết toán là gì? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu vấn đề này ở ngay dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Báo cáo quyết toán là một bản báo cáo thống kê được các doanh nghiệp tạo ra với mục đích cung cấp những thông tin cần thiết về tài chính, kinh doanh, lợi nhuận, tiền đầu tư. Nhờ các thông tin này mà doanh nghiệp sẽ phát hiện được những sai sót, các sai phạm mà mình mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, báo cáo quyết toán còn giúp các nhà quản trị, người lãnh đạo trong doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác, kịp thời về tài chính, kinh doanh mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động. Đối với nhà nước, báo cáo quyết toán còn được dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận, cách sử dụng nguồn kinh phí hay ngân sách vào các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Báo cáo quyết toán đã có những quy định cụ thể trong chính sách của nhà nước. Theo đó, các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải trình bày một cách chi tiết theo phụ lục ngân sách để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính hay các cơ quan có thẩm quyền khác.
Mục đích của báo cáo quyết toán đã được nhà nước quy định rất rõ ràng ở khoản 2 điều 6 thông tư 107/2017/ TT-BTC. Theo đó, việc tạo ra báo cáo quyết toán sẽ được sử dụng với những mục đích sau:
Báo cáo quyết toán được tạo ra với mục đích giúp cho nhà nước tổng hợp được tình hình tiếp nhận, sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách ở các đơn vị hành sự nghiệp. Thông tin của bản báo cáo này sẽ được sử dụng để phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ của các đơn vị.
Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị về ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm phải thực hiện. Đây chính là căn cứ quan trọng để giúp cơ quan cấp, lãnh đạo của đơn vị tiến hành kiểm tra, đánh giá và giám sát hoạt động tài chính ở từng đơn vị.
Mặc khác, báo cáo quyết toán còn được sử dụng với mục đích phản ánh tình hình thu – chi của các đơn vị từ nhiều nguồn khác nhau. Tất cả các hoạt động này sẽ được báo cáo với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính hay các đơn vị có thẩm quyền khác.
Thông tin của báo cáo quyết toán thường được dùng để đánh giá tình hình thực hiện của cơ chế tài chính mà các đơn vị đang áp dụng. Đây là một căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan hành chính đánh giá sự hiệu quả của cơ chế và chính sách áp dụng ở từng đơn vị.
Xem thêm: Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành viết như thế nào?
Không phải tất cả các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính sẽ phải sử dụng báo cáo quyết toán. Theo quy định ở điều 6 thông tư 107/2017/TT-BTC và luật kế toán của năm 2015 chỉ có một số đối tượng đặc thù mới phải tiến hành lập báo cáo quyết toán.
Các đối tượng cần phải lập báo cáo quyết toán sẽ là các đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước làm vốn. Họ sẽ phải báo cáo rõ ràng, chi tiết phần kinh phí do nhà nước cấp.
Đối với trường hợp các đơn vị hành chính sự nghiệp phát sinh nhiều khoản thu chi từ nhiều nguồn khác nhau thì các đơn vị này vẫn phải lập báo cáo quyết toán như đối với ngân sách nhà nước. Đồng thời, bản báo cáo này cũng sẽ được báo cáo lên lãnh đạo của đơn vị hay cơ quan có thẩm quyền khác.
Lập báo cáo quyết toán là một thủ tục cần thiết mà các đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ phải tiến hành. Theo quy định của pháp luật đã ban hành chỉ có những loại hình doanh nghiệp sau mới phải lập báo cáo quyết toán.
Doanh nghiệp có loại hình gia công: thực hiện quyết toán 1 năm tài chính.
Doanh nghiệp sử dụng loại hình sản xuất và xuất khẩu: đối với loại hình này, các doanh nghiệp sẽ không phải có đề nghị hoàn thuế, không thu thuế. Quy định này sẽ không tình vào trường hợp đã hoàn thế, không thu thuế theo thông tư 16120/BTC-TCHQ.
Doanh nghiệp sử dụng loại hình chế xuất: bao gồm cả hoạt động gia công và sản xuất xuất khẩu.
Để có thể lập báo cáo quyết toán, các đơn vị doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lần lượt các bước sau đây:
Những người phụ trách lập báo cáo quyết toán sẽ phải cập nhật hệ thống chứng từ, phát ánh từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng tháng của năm tài chính. Đồng thời, họ sẽ phải giải quyết từng vướng mắc phát sinh trong từng nghiệp vụ kinh tế đó.
Các nghiệp vụ kinh tế này sẽ được hạch toán theo nguyên tắc hệ thống tài khoản chữ T theo luật kế toán đã ban hành. Kết quả của quá trình hạch toán sẽ bao gồm sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan, tổng hợp xuất nhập hàng tồn kho hay nguyên vật liệu, phân bổ chi phí trả trước hay chi phí giá thành,…
Sau khi đã hạch toán xong, họ sẽ phải cân đối và đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của từng nghiệp vụ đã phát sinh. Cuối cùng, người thực hiện sẽ phải hoàn thiện toàn bộ các sổ sách có liên quan.
Từ những số sách chi tiết đã được hoàn thiện, người thực hiện sẽ phải lập báo cáo tài chính cho đơn vị. Sau đó, họ sẽ tiến hành lập báo cáo quyết toán. Bản báo cáo này sẽ thể hiện tình hình nộp thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế môn bài, số thuế phát sinh,… Cuối cùng, họ mới tiến hành lập báo quyết toán thuế thu nhập cho từng cá nhân.
Kỳ báo cáo quyết toán đã được nhà nước quy định rất rõ ràng ở điều 6 trong thông tư 107/2017/TT-BTC. Theo đó, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán nguồn sẽ được thực hiện theo kỳ kế toán năm.
Số liệu báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm sẽ là số liệu thu, chi thuộc năm ngân sách trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Số liệu này sẽ được tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước, tức là đến 31/01 của năm sau.
Số liệu trên bản báo cáo quyết toán sẽ là số liệu thu, chi thuộc các nguồn khác ở đơn vị hành chính sự nghiệp. Số liệu này sẽ được tính đến khi kết thúc kỳ kế toán của năm đó, tức là đến ngày 31/12.
Trong trường hợp pháp luật có quy định phải lập báo cáo quyết toán của các năm khác thì bên cạnh báo cáo quyết toán của năm đơn vị phải lập thì còn phải lập thêm kỳ báo cáo kế toán của năm đó.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ bắt buộc phải báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại thông tư 107/2017/TT-BTC. Bên cạnh đó, các đơn vị này còn phải lập mẫu báo cáo phục vụ quyết toán ngân sách nhà nước, các yêu cầu về quản lý ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với các đơn vị có phát sinh hoạt động thu – chi không thuộc ngân sách nhà nước, họ vẫn sẽ phải lập báo cáo quyết toán và nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp trên sẽ phải tổng hợp báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp dưới theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây chính là toàn bộ đáp án cho câu hỏi báo cáo quyết toán là gì. vieclam123 mong rằng, với những gì mà bản thân đã tìm hiểu, các bạn sẽ có thêm thông tin chính xác và các quyết định phù hợp ở chính doanh nghiệp của mình.
Hồ sơ thanh quyết toán là một loại thủ tục quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực xây dựng cũng phải thực hiện. Vậy loại hồ sơ này bao gồm những gì? Cùng theo dõi dưới đây để hiểu hơn về loại hồ sơ này nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023