close
cách
cách cách cách

Bảng chữ cái tiếng Anh - Cách phiên âm cách đọc và mẹo học

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bảng chữ cái tiếng Anh là nền tảng đầu tiên mà người học cần nắm được khi bắt đầu học tiếng Anh. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết về cách viết, phiên âm và cách đọc của 26 chữ cái trong bảng phiên âm tiếng Anh nhé.

 

Bạn nên dạy bảng chữ cái tiếng Anh sớm cho con mình.

1. Tìm hiểu về Bảng chữ cái tiếng Anh

1.1. Khái niệm và cấu tạo của bảng chữ cái tiếng Anh:

Bảng chữ cái tiếng Anh (English alphabet) là bảng chữ Latinh gồm 26 chữ cái được sắp xếp theo một thứ tự cụ thể bắt đầu từ A tới Z.

Bảng chữ cái tiếng Anh gồm 5 nguyên âm và 21 phụ âm. Phần lớn các chữ cái có cách viết tương đồng bảng chữ cái Tiếng Việt, như bảng dưới đây:

Bảng chữ cái tiếng Anh dạng viết HOA
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Bảng chữ cái tiếng Anh dạng viết thường
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z

Bảng chữ cái tiếng Anh bao gồm 2 thành phần nguyên âm và phụ âm, trong đó:

Có 5 nguyên âm (vowel letter): a, e, o, i, u các bạn có thể ghi nhớ nhanh bằng từ "uể oải" của tiếng Việt

Có 21 phụ âm (consonant letter): b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z

Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh:

STT

Chữ cái tiếng Anh

Phiên âm

Cách đọc theo phiên âm tiếng Việt

Viết hoa Viết thường
1 A a /eɪ/ Ây
2 B b /biː/ Bi
3 C c /siː/ Si
4 D d /diː/ Di
5 E e /iː/ i
6 F f /ɛf/ Ép
7 G g /dʒiː/ Dzi

8

H

h

/eɪtʃ/

Ét’s

9 I i I Ai

10

J

j

/dʒeɪ/

Dzei

/dʒaɪ/
11 K k /keɪ/ Kêy
12 L l /ɛl/ Eo
13 M m /ɛm/ Em
14 N n /ɛn/ En
15 O o /oʊ/ Âu
16 P p /piː/ Pi
17 Q q /kjuː/ Kiu
18 R r /ɑr/ A
19 S s /ɛs/ Ét
20 T t /tiː/ Ti
21 U u /juː/ Diu
22 V v /viː/ Vi
23 W w /ˈdʌbəl.juː/ Đắp liu
24 X x /ɛks/ Esk s
25 Y y /waɪ/ Quai

26

Z

z

/zɛd/

Diét

/ziː/
/ˈɪzərd/

Lưu ý: Cách đọc theo phiên âm tiếng Việt chỉ là gợi ý để học tiếng Anh cho dễ nhớ và phát âm, không phải quy chuẩn phát ẩm tiếng Anh chuẩn.

Bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn

Cách sử dụng khẩu hình miệng, dây thanh để phát âm tiếng Anh

Có một số âm trong bảng chữ cái alphabet của tiếng Anh phát âm khó, không giống với tiếng Việt. Vì vậy, để có thể phát âm một cách chính xác, bạn cần lưu ý sử dụng môi, lưỡi, dây thanh để phát âm một số âm cơ bản sau đây:

Đối với môi:

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Môi mở vừa phải (âm khó): / ɪ /, / ʊ /, / æ /
  • Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
  • Lưỡi răng: /f/, /v/

Đối với lưỡi:

  • Cong đầu lưỡi chạm nướu:  / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /
  • Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
  • Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
  • Răng lưỡi: /ð/, /θ/.

Đối với dây thanh:

  • Rung (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

1.2. Nguyên âm (vowel sound) trong bảng chữ cái tiếng Anh

Nguyên âm trong cách viết bao gồm 5 nguyên âm: u, e, o, a, i (Có thể ghi nhớ theo trình tự sắp xếp các chữ cái trong từ “uể oải” trong tiếng Việt). Nguyên âm có thể đứng riêng lẻ hoặc đứng ghép cùng phụ âm.

Trong cách đọc, nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi Dưới đây là bảng cách đọc nguyên âm trong tiếng Anh:

Phân loại nguyên âm

Nguyên âm

Cách đọc

Sử dụng môi, lưỡi

Ví dụ

Nguyên âm đơn

/i:/

Đọc là “i” phát âm hơi kéo dài

Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười, 

Lưỡi nâng cao lên, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.

bee /biː/

/ɪ/

Đọc là “i” phát âm ngắn gọn

Môi hơi mở rộng sang 2 bên, Lưỡi hạ thấp

bit /bɪt/

/e/

Đọc là “e”, phát âm ngắn gọn

Môi mở rộng hơn, lưỡi hạ thấp hơn so với khi phát âm âm / ɪ /

bet /bet/

/æ/

Đọc là “a”, phát âm ngắn gọn, miệng hơi khép lại, âm phát ra ở phần trước lưỡi

Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, Lưỡi được hạ rất thấp

bat /bæt/

/ə/

Đọc là “ơ”, phát âm ngắn gọn 

Môi hơi mở rộng, Lưỡi thả lỏng.

 

/ɜ:/

Đọc là “ơ”, phát âm hơi kéo dài

Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm

bird /bɜːd/

/ʌ/

Đọc gần giống âm “ắ”

Miệng thu hẹp, Lưỡi hơi nâng lên cao

but /bʌt/

/ɑ:/

Đọc là “a”, phát âm hơi kéo dài, miệng hơi mở ra, âm phát ra ở phần sau lưỡi

Miệng mở rộng, Lưỡi hạ thấp 

bath /bɑːθ/

/ɒ/

Đọc là “o”, phát âm ngắn gọn, miệng hơi khép lại khi phát âm

Hơi tròn môi, Lưỡi hạ thấp

bog /bɒg/

/ɔː/

Đọc là “o”, phát âm hơi kéo dài, hai môi trên và dưới tròn lại khi phát âm

Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm

bore /bɔː/

/ʊ/

Đọc là “u”, phát âm ngắn gọn

Hơi tròn môi, Lưỡi hạ thấp.

book /bʊk/

/uː/

Đọc là “u”, phát âm hơi kéo dài

Khẩu hình môi tròn, Lưỡi nâng lên cao, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.

boots /buːts/

Nguyên âm đôi:

-Nhóm tận cùng là ə: /ɪə/, /eə/, /ʊə/ 

 

-Nhóm tận cùng là ɪ: /eɪ/ , /ai/ , /ɔɪ/ .-Nhóm tận cùng là ʊ: /əʊ/ , /aʊ/.

/ɪə/

đọc giống âm “ía-ờ ”

Môi từ dẹt thành hình tròn dần, Lưỡi thụt dần về phía sau

shear /∫ɪə/

/eə/

đọc giống âm “ é_ờ ”

Hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau.

share /∫eə/

/ʊə/

đọc giống âm “ u-ờ ”

Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, Lưỡi đẩy dần ra phía trước. 

sure /∫ʊə/

/eɪ/

đọc giống âm “ ê ”

Môi dẹt dần sang 2 bên, Lưỡi hướng dần lên trên

lake /leɪk/

paid /peɪd/

rein /reɪn/

say /seɪ/

/ai/

đọc giống âm “ ai ”

Môi dẹt dần sang 2 bên, Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước

my /maɪ/

line /laɪn/ 

buy /baɪ/

sight /saɪt/

/ɔɪ/

đọc giống âm “ oi ”

Môi dẹt dần sang 2 bên, Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước

boy /bɔɪ/: bé trai

choice /tʃɔɪs/: sự lựa chọn

toy /tɔɪ/ : đồ chơi

soy /sɔɪ/

/əʊ/

đọc giống âm “ ô ”

Môi từ hơi mở đến hơi tròn, Lưỡi lùi dần về phía sau

so /səʊ/

/aʊ/

đọc giống âm “ au ”

Môi tròn dần, Lưỡi hơi thụt dần về phía sau 

now /naʊ/

how /haʊ/ 

about /əˈbaʊt/

south /saʊθ/

1.3. Phụ âm (Consonant sound) 

Phụ âm là những âm được hiểu là khi lấy hơi từ thanh quản thì luồng khí bị cản trở lại. Phụ âm chỉ khi kết hợp với nguyên âm mới phát ra thành tiếng. Có tất cả 21 phụ âm, cách đọc các phụ âm cụ thể như sau:

Phụ âm

Cách đọc

Ví dụ

m

giống "m" tiếng Việt

man /mæn/

woman /ˈwʊmən/

seem /siːm/

n

giống "n" tiếng Việt

now /naʊ/

any /ˈeni/

can /kæn/

ŋ

giống "ng" tiếng Việt

sing /sɪŋ/

link /lɪŋk/

angry /ˈæŋɡri/

p

gần giống "p" tiếng Việt nhưng có bật hơi mạnh

pie /paɪ/

speak /spiːk/ 

tap /tæp/

b

giống "b" tiếng Việt

buy /baɪ/ 

able /ˈeɪbl/ 

tab /tæb/ 

t

gần giống "t" tiếng Việt nhưng có bật hơi mạnh

time /taɪm/

stop /stɑːp/

foot /fʊt/ 

d

giống "đ" tiếng Việt

dime /daɪm/

adopt /əˈdɑːpt/

food /fuːd/ 

k

gần giống "c" và "k" tiếng Việt nhưng có bật hơi mạnh

came /keɪm/

sky /skaɪ/ 

back /bæk/

g

giống "g" tiếng Việt

game /geɪm/

legal /ˈliːɡl/ 

bag /bæɡ/ 

f

giống "ph" tiếng Việt

fine /faɪn/

afford /əˈfɔːrd/

leaf /liːf/

v

giống "v" tiếng Việt

vine /vaɪn/

advice /ədˈvaɪs/

leave /liːv/ 

s

giống "x" tiếng Việt

sue /suː/

excite /ɪkˈsaɪt/

race /reɪs/

z

giống "z"

zoo /zuː/ 

exact /ɪɡˈzækt/

raise /reɪz/

h

giống "h" tiếng Việt

hat /hat/

hold /hoʊld/

who /huː/

l

giống "l" tiếng Việt

line /laɪn/

slot /slɑːt/

mail /meɪl/ 

giống âm “ch” trong tiếng Việt nhưng có phát âm mạnh hơn.

choose /tʃuːz/

achieve /əˈtʃiːv/

beach /biːtʃ/

Gần giống âm “ch” trong tiếng Việt nhưng bật nhẹ hơn âm tʃ

join /dʒɔɪn/

education /ˌedʒuˈkeɪʃn/

badge /bædʒ/

θ

Khi phát âm âm này cần đưa lưỡi đặt giữa hai hàm, sau đó mới phát âm.

thin /θɪn/

ethic /ˈeθɪk/

bath /bæθ/ 

ð

gần giống âm “d” trong tiếng Việt nhưng âm hơi dẹt.

that  /ðæt/

within /wɪˈðɪn/

bathe /beɪð/

ʃ

Phát âm giống âm “s” trong tiếng Việt nhưng cần uốn lưỡi nhiều hơn.

shop /ʃɑːp/

attention /əˈtenʃn/ 

wash /wɔːʃ/

ʒ

Giống âm “d” nhưng cần chu môi và nhấn mạnh hơn

measure /ˈmeʒər/

explosion /ɪkˈsploʊʒn/

massage /məˈsɑːʒ/

r

giống âm “r” trong tiếng Việt

red /red/

brown /braʊn/

door /dɔːr/ 

j

Gần giống âm “nh” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhẹ hơn.

you /juː/ 

yes /jes/

yolk /joʊk/

w

gần giống âm “o” trong âm “oa”, hay “u” trong âm “uy”

word /wɜːrd/

while /waɪl/

away /əˈweɪ/

1.4. Một số từ bắt đầu bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh

A: Apple (quả táo), Apartment (căn hộ), Art (nghệ thuật)

B: Balloon (quả bóng), Boy (con trai), Board (tấm ván)

C: Cap (mũ), Cave (hang động), Crab (con cua)

D: Dog (con chó), Day (ngày), Dance (nhảy)

E: Email (thư điện tử), Elephant (con voi), Eel (con lươn)

F: Finger (ngón tay), Four (số 4), Five (số 5)

G: Game (trò chơi), Girl (con gái), garbage (rác)

H: Horse (con ngựa), Hand (bàn tay), Hat (cái mũ)

I: Ice (đá), Idea (ý tưởng), Interesting (thú vị)

J: Joke (lời nói đùa), Jump (nhảy), Jam (mứt)

K: Kid (trẻ con), Koala (gấu túi), Kite (cái diều)

L: Lion (sư tử), Language (ngôn ngữ), label (nhãn)

M: Mom (mẹ), Map (bản đồ), Mouse (chuột)

N: Nail (móng), North (phía bắc), Nap (giấc ngủ)

O: Octopus (con bạch tuộc), Ocean (đại dương), Orange (quả cam)

P: Pink (màu hồng), Pearl (ngọc trai), Panda (gấu trúc)

Q: Queen (nữ hoàng), Quote (lời trích dẫn), Quail (chim cút)

R: Rabbit (con thỏ), Red (màu đỏ), Road (đường)

S: Soft (mềm), Supper (siêu), Sand (cát)

T: Turtle (con rùa), Teacher (cô giáo), Telephone (điện thoại)

U: University (trường đại học), Unicorn (ngựa), Unit (đơn vị)

V: Vase (bát), Violin (đàn vi ô lin), Virus (vi khuẩn)

W: Water (nước), Wall (tường), World (thế giới)

X: Exit (lối thoát), Extra (vai phụ)

Y: Yellow (màu trắng), You (bạn), Yard (sân)

Z: Zebra (ngựa vằn), Zipper (khóa kéo), Zip (dây kéo)

2. Một số cách học bảng chữ cái tiếng Anh đơn giản

2.1. Đọc bảng chữ cái tiếng Anh qua hình ảnh minh họa

Để trẻ dễ thuộc bảng chữ cái Tiếng Anh, bạn hãy đọc lớn lên và tham khảo thêm các gợi ý sau:

Bảng chữ cái tiếng Anh cách điệu

Có rất nhiều cuốn sách tiếng Anh dành cho trẻ em được bày bán trên thị trường hiện nay. Những cuốn sách đầy màu sắc, hình ảnh các chữ cái được in đậm, to, rõ ràng, chắc chắn sẽ khiến bé cảm thấy thích thú. Bên cạnh những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh còn có hình ảnh minh họa về đồ vật hay con vật có bắt đầu bằng những chữ cái ấy.

Học bảng chữ cái tiếng Anh qua tranh ảnh, sách, giáo trình sẽ khiến bé dễ học, dễ nhớ, mở rộng vốn từ vựng cũng như dễ ôn tập lại. Nếu như các bậc phụ huynh có thời gian thì có thể học bảng chữ cái tiếng Anh cùng con, bằng cách chỉ vào mặt chữ và hỏi bé cách phát âm của chữ cái đó.

Học bảng chữ cái tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ, giai đoạn từ 3-6 tuổi sẽ giúp bé tiếp thu nhanh hơn, tăng khả năng ghi nhớ, nhận mặt chữ của trẻ, làm nền tảng để trẻ học chữ ở những cấp độ cao hơn.

2.2. Đọc to cho trẻ từ lúc nhỏ

Bạn hãy đọc to bảng chữ cái Tiếng Anh cho con từ sớm nhất có thể. Không bao giờ là quá sớm để đọc bảng chữ cái cho con cả. Khi con còn nhỏ, bạn chọn đọc những câu chuyện thú vị cho con nghe sẽ khiến chúng hào hứng với sách và thích đọc sách hơn. Khi trẻ đã có niềm yêu thích với sách và truyện, lúc đó, bạn có thể khiến con háo hức tìm hiểu bảng chữ cái.

Bạn tham khảo những cuốn sách phổ biến cho tẻ em hoặc những cuốn sách mà mình yêu thích khi còn nhỏ. Chọn sách dành cho thiếu nhi trong thư viên và nhà sách. Chọn những câu chuyện phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Nếu câu chuyện không thú vị, trẻ em sẽ không mấy quan tâm.

>> Tham gia thi thử Toeic với bộ đề thật của IIG hoàn toàn miễn phỉ chỉ có tại vieclam123.vn ngay bây giờ để đánh giá chính xác năng lực TOEIC của bản thân.

2.3. Dạy con qua sách ảnh

Nhiều trẻ thích nhìn vào những bức tranh vui nhộn, màu sắc vì vậy, bạn nên tìm chọn những cuốn sách có hình minh họa hấp dẫn. Bạn cho con nhìn vào bức hình có các chữ cái trong hình. Điều này giúp trẻ hiểu rõ hơn về câu chuyện cũng như có hứng thú với sách.

Dạy bảng chữ cái tiếng Anh bằng hình ảnh sẽ giúp trẻ dễ nhớ hơn.

2.4. Đọc những câu chuyện tương tự nhiều lần

Trẻ em thường muốn nghe những câu chuyện tương tự nhiều lần. Khi nghe câu chuyện nhiều lần, trẻ có thể hình thành những liên tưởng giúp học chữ và từ. Cách này sẽ rất hiệu quả nếu bạn chọn được cuốn sách dùng để dạy chữ cái.

2.5. Chỉ ra các từ và chữ cái

Khi đọc to cho trẻ nghe, bạn hãy cho chúng xem nội dung đó trong cuốn sách để chỉ ra các từ và chữ mà bạn đang đọc. Điều này giúp trẻ liên kết âm thanh bạn đang đọc với hình dạng của chữ cái trong hình cũng như giúp con hiểu được chữ viết, chữ cái và từ.

Khi chỉ ra các từ và chữ cái riêng, bạn chỉ sự khác biệt giữa chữ hoa và chữ thường. Điều này giúp trẻ nhận biết sự khác biệt trước tiên sau đó học cách sử dụng từ.

2.6. Đọc to các dấu hiệu

Khi gặp một từ nào đó như bảng hiệu trên đường phố, chữ viết trên bao bì thực phẩm, tạp chí hay ở bất cứ đâu, bạn nên chỉ ra những từ và chữ cái này cho con thường xuyên và đọc thành tiếng. Bằng cách này, bạn đã giúp trẻ nhận biết rằng các chữ cái thường xuyên gặp ở bên ngoài.

Theo đó, khi gặp một từ nào dó, bạn nên dừng lại và chữ ra tất cả theo những gợi ý ở trên cho con trẻ và nói với con những chữ cái tạo nên từ đó.

2.7. Làm đồ thủ công vui nhộn theo hình dạng của các chữ cái

Bạn có thể dạy trẻ học theo nhiều cách khác nhau. Một số trẻ em có xu hướng học rất tốt qua nghệ thuật và đồ thủ công. Nếu con bạn có thiên hướng này hãy dạy chúng bằng những đồ thủ công. Bạn có thể cắt mũ giấy có viết chữ cái ở trên hoặc cắt thành những con động vật. Bất cứ tạo hình nào giúp cho việc học chữ trở lên vui vẻ và sáng tạo để trẻ háo hức học.

Làm đồ thủ công vui nhộn theo hình dạng của các chữ cái

2.8. Vẽ và tô màu chữ

Nếu con thích tô vẽ, bạn hãy cho chúng vẽ chữ. Hãy sáng tạo và làm cho các chữ cái trông giống như những thứ khác mà chúng thích như động vật, nhân vật hoạt hình. Hoặc cho con vẽ các chữ cái kích thước lớn và tô màu theo cách mà chúng muốn. Hiện nay có nhiều cuốn sách tô màu dùng cho trẻ học bảng chữ cái tiếng Anh trực tuyến hay trong các hiệu sách.

2.9. Dạy trẻ những chữ cái trong tên của con

Bảng chữ cái tiếng Anh sẽ đặc biệt có ý nghĩa với trẻ khi bạn nói rắng tên của con được tạo thành từ các chữ cái cụ thể. Theo đó, bạn hãy viết tên của con sau đó chỉ ra từng chữ cái. Khi biết các chữ cái trong tên của con, bạn thử bảo con viết tên của mình theo nhiều cách có thể. Ví dụ con tên LINH là ghép của L /ɛl/, I /aɪ/, N /ɛn/, H /eɪtʃ/, với việc sử dụng ví dụ thì con sẽ ghi nhớ bảng chữ cái nhanh hơn.

2.10. Cho trẻ chạm vào hình dạng của các chữ cái

Khi trẻ chạm vào các chữ cái có thể giúp chúng học chữ cái tốt hơn. Bạn có thể mua hoặc tạo các chữ cái vui vẻ hoặc thú vị để trẻ chạm vào như chữ cái làm bằng giấy nhám.

2.11. Tạo hình chữ cái bằng đồ ăn nhẹ mà con thích

Trong lúc ăn nhẹ, bạn có thể dạy bảng chữ cái tiếng Anh bằng đồ ăn nhẹ đó trước khi ăn. Ví dụ như dùng tương ớt để viết chữ A hoặc chữ X. Điều này là cách khéo léo để dạy con chữ cái hiệu quả cũng như tạo sự liên kết của việc học chữ cái với các loại thực phẩm con thích từ đó giúp con nhớ tốt hơn.

2.12. Học bảng chữ cái tiếng Anh qua bài hát

Các bài hát bảng chữ cái nổi tiếng là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất dùng dạy trẻ em về các chữ cái. Trước tiên, bạn hãy hát cho trẻ nghe để làm quen với bài hát sau đó dạy con từng câu và cách hát. Khi đã thuộc lòng bài hát, bạn hãy thực hành hát với con thường xuyên để thuộc lòng chữ cái.

Ngoài ra, khi hát, bạn nên bổ sung thêm bằng công cụ trực quan là các thẻ flashcard để trẻ có thể hình dung hình dạng chữ cái trong bài hát ra sao. Khi trẻ đã thành thục bài hát bảng chữ cái tiếng Anh, bạn thách chúng hát ngược sẽ giúp cho việc học thú vị hơn, có thể ôn kiến thức tốt hơn.

Học bảng chữ cái qua bài hát

2.13. Học chữ cái qua các câu đố

Bạn tìm các câu đố bảng chữ cái để trẻ em sắp xếp các chữ cái theo thứ tự. Trò chơi này giúp con tư duy về hình dạng của các chữ cái và hình dạng của bảng chữ cái tốt hơn. Để hiệu quả hơn, bạn hãy để con đọc to các chữ cái trong quá trình giải câu đố.

Ví dụ: Câu đố "chữ cái tiếng anh nào nhiều người thích nghe nhất" (trả lời: CD vì nhiều người thích nghe đĩa nhạc CD)

2.14. Tải các game bảng chữ cái Tiếng Anh vào điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính

Video hướng dẫn trẻ học bảng chữ cái tiếng Anh

Có rất nhiều game cho trẻ em có thể chơi để học bảng chữ cái vì nhiều trẻ thường bị thu hút bởi những màu sắc tươi sáng của màn hình điện thoại hay máy tính. Vì vậy, đây là cách hiệu quả đặc biệt để thu hút sự quan tâm của cont rẻ. Bạn có thể tìm game trên mạng hoặc kho ứng dụng trên điện thoại.

2.15. Đố con tìm kiếm từ và chữ cái tiếng Anh

Khi trẻ cảm thấy dễ dàng hơn với việc học bảng chữ cái tiếng Anh và một số từ cơ bản, bạn hãy kiểm tra kiến thức đã học theo cách nâng cao hơn bằng cách cho con tìm kiếm từ theo hình thức một trò chơi vui nhộn. Khi con tìm kiếm được nhiều từ, bạn hãy khen ngợi con. Lưu ý, bạn nên chắc chắn con có đủ khả năng tìm kiếm từ hãy đưa ra để không làm con thất vọng hay buồn vì không tìm được trong việc học chữ cái. Trẻ em học bảng chữ cái tiếng Anh sẽ đạt được ở các mức độ khác nhau nên bạn cần kiên nhẫn.

Học bảng chữ cái tiếng Anh từ những trò chơi.

2.16. Cách đọc bảng chữ cái Tiếng Anh ngược

Khi đã khá thành thạo đọc bảng chữ cái tiếng Anh xuôi, bạn có thể thử thách mình học bảng chữ cái ngược khó khăn hơn. Cách hiệu quả và nhanh nhất là sử dụng bài hát bảng chữ cái ngược hay tạo một câu chuyện giúp ghi nhớ từng chữ cái theo thứ tự.

Bạn gõ học cách hát bảng chữ cái ngược vào thanh tìm kiếm trên google hay youtube để tìm bài hát hữu ích dành cho mình. Tốt nhất hãy xem video bài hát có hình ảnh các chữ cái để hát theo.

Khi đã tìm đượ video phù hợp, bạn hãy luyện tập hát bài hát nhiều lần cho tới khi học thuộc lòng. Giai điệu và hình ảnh của bài hát sẽ giúp bạn dễ học bảng chữ cái ngược nhanh hơn bao giời hết. Nhiều bài hát bảng chữ cái ngược thường có giai điệu chậm rãi trước sau đó tăng tốc nhanh hơn sẽ giúp bạn thực hành nhiều hơn.

Khi học thuộc lòng, bạn hãy hát mà không cần nhìn vào video nhiều lần. Cuối cùng, bạn đọc lại bảng chữ cái ngược mà không hát bài hát, theo lời trong bài hát. Lúc này khi bạn phát âm từng chữ cái thì đồng thời trong đầu sẽ hát bài hát trong đầu sẽ giúp bạn dễ nhớ chứ cái tiếp theo hơn.

Trẻ có thể học bảng chữ cái tiếng Anh bằng nhiều cách khác nhau.

Như vậy, trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về bảng chữ cái tiếng Anh, cách viết, phiên âm, cũng như hướng dẫn đọc cụ thể để bạn có thể dễ dàng theo dõi. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn học tốt hơn những kiến thức nền tảng nhất.

>> Xem thêm bài viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.