AFTA là gì?Tham gia AFTA, lợi ích và thách thức Việt Nam phải đối mặt
AFTA là gì?Tham gia AFTA, lợi ích và thách thức Việt Nam phải đối mặt
AFTA được biết tới là một tổ chức quốc tế mà trong đó, các quốc gia sẽ tham gia để cùng nhau ký kết và hưởng sự tự do về thương mại, dịch vụ, hàng hóa, sự đầu tư. Nghe qua chúng ta sẽ nhìn thấy được rằng việc tham gia vào AFTA sẽ mang lại lợi ích nhất định. Vậy rốt cuộc AFTA là gì? Bên cạnh những lợi ích đó thì AFTA có tạo ra thách thức nào đối với Việt Nam hay không? Cùng tìm hiểu thông tin về AFTA một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
A-F-T-A được viết tắt từ cụm “ASEAN Free Trade Area”, hiểu là khu vực mậu dịch tự do Asean. AFTA bản chất chính là hình thức liên kết thương mại quốc tế nhằm mục tiêu hình thành, xây dựng nên một thị trường thống nhất không những về hàng hóa mà còn thống nhất tất cả các loại dịch vụ, từ đó tạo ra được một nền tảng kết nối bền chắc để tiến đến phát triển kinh tế khu vực.
Việc tham gia vào AFTA sẽ đem đến cho các nước một số lợi ích nhất định, điển hình và hấp dẫn hơn cả đó là việc được giảm thuế phí từ 0,5%, thậm chí có thể được miễn giảm thuế khi đưa hàng hóa vào trong nước bạn.
Đầu những năm 90, sau khi cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc với sự tác động rất nhiều cho nền kinh tế quốc tế thì nền kinh tế, chính trị của các nước Asean đã có những thay đổi rõ rệt. Nhiều thách thức lớn ập đến khiến các nước trong khối Asean khó có thể vượt qua.
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa thời điểm đó diễn ra hết sức nhanh và mạnh, đặc biệt ở hoạt động thương mại, những quốc gia thuộc khối ASEAN đi theo chủ nghĩa bảo hộ truyền thống thì đang mất dần đi sự ủng hộ đắc lực từ những nhà hoạch định chính sách.
Trong khi đó, thế giới lại có xu hướng hình thành nhiều tổ chức hợp tác khu vực vô hình chung tạo nên một vòng tròn thương mại khép kín. Điều này đã gây ra sự cản trở lớn cho khu vực ASEAN khi khó đưa hàng hóa thâm nhập vào các thị trường có sự kết nối bền chắc.
Ngoài ra, việc kết thúc chiến tranh và trải qua được cơn khủng hoảng kinh tế, rất nhiều chính sách hội nhập được thúc đẩy, khuyến khích. Một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nga cùng với các nước Đông Âu sở hữu nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực dồi dào, trở thành những tâm điểm thu hút sự đầu tư hơn cả khu vực Asean.
Những cản trở, thách thức vừa nêu đã dấy lên cho hiệp hội các nước Asean sự cảnh báo về những nguy cơ bất ổn. Do vậy, để ổn định và phát triển hoạt động, giữ vững vị thế trên trường quốc tế và tránh được các tác động xấu từ biến đổi của thị trường chung thì ASEAN được đòi hỏi phải mở rộng thành viên trong hiệp hội vừa tăng cường tầm hợp tác trong khu vực.
Biện pháp đầu tiên được đưa ra nhằm ứng phó với các tác động trên được phía Thái Lan đề xuất, đó là thành lập khu vực mậu dịch riêng tại cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh Asean họp tại Singapore. Với đề xuất đó, quyết định thành lập AFTA đã được đưa ra ngay tại hội nghị.
Khu vực mậu dịch tự do này ban đầu chỉ có 6 thành viên gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines. Về sau, một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN được yêu cầu tham gia vào AFTA, trong đó có Việt Nam.
Với quá trình ra đời đó, bạn có biết mục đích của AFTA là gì?
Mục đích khi thành lập AFTA chính là xóa bỏ hoàn toàn rào cản thuế quan của các nước thành viên tham gia AFTA. Đồng thời, giúp cho hiệp hội ASEAN có được lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Tham vọng lớn cho sự ra đời của AFTA đó chính là làm chất dẫn, xúc tác để đưa hiệp hội ASEAN trở thành một “nhà máy” sản xuất nguồn hàng hóa lớn có sức ảnh hưởng và cung ứng toàn cầu. Đồng thời, ASEAN từ đó có sức hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư và mối quan hệ hợp tác của các tập đoàn lớn trên thế giới.
XEM THÊM: Asean là gì? Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội Asean bạn đã nắm rõ?
Việc tham gia AFTA đã đem đến những thay đổi lớn cho Việt Nam trên bình diện kinh tế theo chiều hướng tích cực. Điển hình như việc Việt Nam đón nhận nhiều điều kiện tốt hơn để thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế và ở cả lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, tạo ra nhiều cơ hội mở rộng việc làm xuất nhập khẩu.
Nhiều loại thuế quan được miễn giảm nhờ việc trở thành thành viên trong AFTA. Vậy nên hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Đồng thời, việc nhập khẩu của hàng hóa của các nước khác trong khu vực cũng giúp cơ hội sử dụng sản phẩm của người dân nước ta trở nên đa dạng hơn, kích cầu tiêu dùng, từ đó làm cho hoạt động sản xuất, buôn bán càng thêm phần nhộn nhịp.
Không thể phủ nhận kể từ khi tham gia AFTA thì kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ rõ rệt. Chẳng những thế còn có thể mở rộng quy mô, đoàn kết và hợp nhất với các quốc gia khác ở mọi vấn đề khi đàm phán.
Việt Nam luôn là quốc gia cần nguồn vốn đầu tư dồi dào để phát triển. Và việc tham gia AFTA vừa hay giúp cho chúng ta tận dụng được nguồn vốn từ các quốc gia phát triển khác. Bên cạnh đó, từ việc thu hút đầu tư, chúng ta có được cơ hội học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên vốn sẵn có để tận dụng một cách hiệu quả.
Minh chứng của điều này nằm ở tỷ lệ 30% kim ngạch nhập khẩu của nước ta phụ thuộc vào các quốc gia thành viên khác của AFTA. Nhiều mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế từ 0 đến 5% thuế sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi giúp chúng ta dễ dàng thâm nhập thị trường mới.
Việc hội nhập giữa các nước trong Afta sẽ tạo nên sức ép để các nước buộc phải chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, cân bằng về giá cả để từ đó tạo nên một nền cơ cấu phù hợp. Sự chuyển dịch này sẽ hướng tới đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ, đồng thời giảm quy mô của lĩnh vực nông nghiệp.
Không thể phủ nhận rằng tham gia vào AFTA, Việt Nam đón nhận được rất nhiều lợi ích lớn phục vụ cho sự phát triển đất nước, nhất là về kinh tế, sự giao lưu thương mại, dịch vụ. Thế nhưng quá trình hội nhập cũng đưa nước ta vào cục diện phải đối mặt với nhiều thách thức.
Cụ thể những thách thức đó bao gồm:
Thứ nhất, ở điểm xuất phát, nền kinh tế nước ta chưa phát triển mạnh bằng các nước thành viên khác. Chúng ta cũng chưa thực sự tham gia mạnh vào hoạt động lưu chuyển hàng hóa, vậy nên xét về kinh nghiệm và cách thực hiện thì chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều. Về hàng hóa và sức cạnh tranh, hàng hóa của nước ta có chất lượng còn ở mức thấp, thế nên khó tìm được thị trường tiêu thụ.
Thêm vào đó, việc tham gia thị trường AFTA còn tạo sức ép cho hàng hóa nước ta khi phải chịu nhiều loại chi phí nhập khẩu, cộng vào hàng hóa sẽ khiến giá cả tăng cao. Do đó, Việt Nam sẽ phải hướng tới tăng cường sản xuất mặt hàng được miễn thuế, đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra mạnh mẽ.
Với những thông tin cơ bản mà vieclam123 cung cấp, việc hiểu biết AFTA là gì đã được làm sáng tỏ. Rất mong với những thông tin này, bạn sẽ biết được nước ta đang phát triển như thế nào và nỗ lực ra sao để hội nhập thành công. Nhờ đó bạn cũng sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc gây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh và phát triển toàn diện.
BNI là gì? Việc tham gia vào BNI có mang đến lợi ích cho nước ta? Cùng tìm hiểu đầy đủ thông tin về BNI để cập nhật những nội dung quan trọng phục vụ hữu ích cho việc đưa ra quyết định nhé.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023