close
cách
cách cách cách cách cách

Asean là gì? Mục tiêu hoạt động của hiệp hội Asean bạn đã nắm rõ?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Asean - một thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sống thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy Asean là gì? Lịch sử hình thành tổ chức này ra sao? Mục tiêu hoạt động và các thành viên tham gia bao gồm những quốc gia nào? Đừng ngại tham khảo bài viết sau đây để cập nhật những thông tin thú vị này bạn nhé.

1. Tìm hiểu về Asean

1.1. Asean là gì?

Asean là từ viết tắt của cụm từ “Association of Southeast Asian Nations” - nghĩa là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Đây là một tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Tổ chức này ra đời nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực, bên cạnh đó cũng chống tình trạng bất ổn hay báo động ở những nước thành viên.

Asean là gì
Asean là gì?

Bạn có nhớ Hội nghị Bali vào năm 1976, kể từ sau cuộc Hội nghị này Hiệp hội Asean đã xúc tiến chương trình công tác kinh tế, tuy nhiên mọi cố gắng và nỗ lực đều đi vào bế tắc vào giữa những năm 1980.

Phải đợi cho tới khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do vào năm 1991, khi đó khu vực Mậu dịch Tự do Asean mới được hình thành. Và đương nhiên tổ chức này vẫn hoạt động liên tục. Cụ thể, hàng năm mỗi nước trong tổ chức sẽ luân phiên nhau để tổ chức cuộc họp chính thức nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác.

Bạn đã nắm rõ Asean là gì qua những thông tin vừa rồi, để hiểu rõ hơn về tổ chức này, đừng vội bỏ qua phần trình bày tiếp theo nhé.

1.2. Lịch sử hình thành hiệp hội Asean

Mặc dù đã được học nhưng vì kiến thức cũ hoặc trải qua một thời gian dài không động tới cho nên không ít người đã lãng quên kiến thức về Asean cũng như sự hình thành Hiệp hội này. Vậy bạn có biết Asean được hình thành như thế nào?

Ban đầu, cộng đồng Asean chính là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á, họ gắn bó, hợp tác với nhau để cùng nhau phát triển về văn hoá, kinh tế, xây dựng một nền hòa bình vững chãi. Đồng thời việc hợp nhất cộng đồng các nước Asean cũng nhằm mục đích tạo tiếng nói chung trên các diễn đàn Thế giới một cách hiệu quả.

Lịch sử hình thành hiệp hội Asean
Lịch sử hình thành hiệp hội Asean

Cộng đồng Asean được xây dựng với 3 trụ cột chính là lĩnh vực An ninh - Quốc phòng, Văn hoá - Xã hội và Kinh tế. Hiện tại, tổ chức này có tổng diện tích lên đến hơn 4.5 triệu km2 bao gồm 10 quốc gia tham gia. Tổng sản phẩm quốc nội đạt khoảng 1281 tỷ USD, tổng số kim ngạch xuất khẩu khoảng 750 tỷ USD.

Ở các quốc gia Đông Nam Á, nguồn tài nguyên khá dồi dào và phong phú. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Hiệp hội này phát triển xuất nhập khẩu. Trong đó, tài nguyên chủ yếu được xuất là những nguyên liệu thô cơ bản như cao su, gỗ xẻ, gạo, đường dầu thô, thiếc và dầu thực vật, dứa,...

Bên cạnh phát triển nông nghiệp, các nước Đông Nam Á còn đẩy mạnh phát triển về công nghiệp. Một số ngành công nghiệp phổ biến như hàng điện tử, hàng dệt, hàng dầu hay các loại hàng tiêu dùng khác,...

Tất cả những sản phẩm này đều được xuất đi với số lượng lớn, điều này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của Thế giới và là cơ hội để các quốc gia trong khu vực phát triển vững mạnh nền kinh tế của mình.

2. Asean và mục tiêu hoạt động cụ thể

Theo những tuyên bố của Hiệp hội Asean diễn ra vào năm 1967 thì mục tiêu hoạt động của tổ chức này cụ thể như sau:

Thứ nhất, thông qua những sáng kiến chung và tinh thần bình đẳng hợp tác, thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá trong khu vực. Đồng thời củng cố nền tảng thịnh vượng và hoà bình cho các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á thông qua việc tôn trọng công lý và pháp quyền. Đồng thời tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

Asean và mục tiêu hoạt động cụ thể
Asean và mục tiêu hoạt động cụ thể

Thứ ba, các nước Đông Nam Á sẽ hỗ trợ nhau dưới mọi hình thức bao gồm đào tạo và cơ sở vật chất. Mục đích nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn, giáo dục, hành chính hay kỹ thuật.

Thứ tư, việc hợp tác với nhau thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm, trong đó các lĩnh vực gồm kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật, hành chính và khoa học,...

Thứ năm, hợp tác nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á, duy trì việc hợp tác chặt chẽ cùng có lợi của các tổ chức quốc tế và khu vực

Thứ sáu, hợp tác hiệu quả nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông và công nghiệp, mở rộng thương mại bao gồm các vấn đề liên quan tới cải thiện các phương tiện giao thông, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, nghiên cứu các vấn đề liên quan tới thương mại hàng hóa quốc tế,...

3. Thành viên trong khối Asean bao gồm những quốc gia nào?

Có thể nói, Asean là một tổ chức cũng như khu vực đa dạng và năng động với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên bao gồm: Lào, Campuchia,  Indonesia, Malaysia, Myanmar, Brunei, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Singapore.

Có không ít người nhầm lẫn và cho rằng 2 quốc gia là Papua và Đông Timor cũng là thành viên của Asean tuy nhiên sự thật thì hoàn toàn không phải. Thực chất 2 quốc gia này chỉ là quan sát viên của Asean mà thôi.

Thành viên trong khối Asean bao gồm những quốc gia nào
Thành viên trong khối Asean bao gồm những quốc gia nào?

4. Đặc điểm của Asean

Hiện tại, Asean đang sở hữu 4 đặc điểm nổi bật hơn cả bao gồm dân số, múi giờ, tôn giáo và kinh tế. Cụ thể những khía cạnh này của Asean thể hiện như thế nào, mời bạn theo dõi những thông tin bên dưới rồi sẽ rõ.

4.1. Đặc điểm của Asean về dân số

Dân số của Asean đang rơi vào khoảng 630 triệu người tương đương với 9% dân số của toàn thế giới. So với Liên minh Châu Âu hay Bắc Mỹ thì dân số của Asean có phần vượt trội hơn hẳn.

Trong đó, Indonesia chính là quốc gia sở hữu số dân đông nhất toàn khu vực với 246 triệu người, và con số này cũng đã đem về cho quốc gia này danh hiệu quốc gia có dân số đứng thứ 4 trên thế giới.

Quốc gia có số dân ít nhất trong toàn khu vực là Brunei với con số khá khiêm tốn khoảng 412.000 người.

4.2. Đặc điểm của Asean về múi giờ

Đặc điểm của Asean về múi giờ
Đặc điểm của Asean về múi giờ

Khu vực Asean trải rộng khắp 4 múi giờ khác nhau, trong đó có 4 quốc gia nằm ở múi giờ +7 so với giờ GMT bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Có Indonesia sở hữu một số tỉnh miền Đông thuộc múi giờ +8 và +9.

5 quốc gia nằm ở múi giờ +8 bao gồm Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Philippines. Riêng Myanmar thì nằm ở múi giờ +7h30.

4.3. Đặc điểm của Asean về tôn giáo

Về tôn giáo, các quốc gia trong khu vực Asean có đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất, khu vực Asean là nơi đa dạng dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau. Trong đó Indonesia có tới 90% người dân theo đạo Hồi, Philippin có tới 80% người dân theo đạo Thiên Chúa và người Thái có tới 95% theo đạo Phật. Ngoài ra, ở khu vực này còn tồn tại một số đạo như Hindu, Đạo giáo hay Sikh.

Thứ hai, nước chủ nhà Hội nghị cấp cao của Asean tổ chức năm 2015 đưa ra sự thống nhất về văn hoá và sắc tộc với các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Tiểu Á và Ấn Độ

4.4. Đặc điểm của Asean về Kinh tế

Đặc điểm của Asean về Kinh tế
Đặc điểm của Asean về Kinh tế

Năm 2015, khu vực Asean đạt tổng GDP khoảng 2.4 nghìn tỷ USD, con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 và dự định vươn lên trở thành nền kinh tế mạnh thứ 4 toàn thế giới vào năm 2050.

Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có sự chênh lệch về phát triển kinh tế. Cụ thể Singapore là quốc gia có GDP cao gấp 30 lần so với Lào và quốc gia này cũng có sự phát triển cao gấp 50 lần so với Myanmar hay Campuchia.

Vậy là khái niệm Asean là gì cùng nhiều kiến thức bổ ích khác đã được chia sẻ rõ ràng ở bài viết vừa rồi. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về khu vực khác, hãy tham khảo các bài viết của vieclam123.vn bạn nhé.

Cách học môn Địa lý hiệu quả

Các kiến thức về địa lý không chỉ thú vị mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới quan xung quanh. Là học sinh, nếu bạn chưa thể xác định việc học địa lý để làm gì hay đâu là phương pháp để cải thiện môn học này vậy thì đừng bỏ qua những cách học môn địa lý hiệu quả dưới đây nhé.

Cách học môn Địa lý hiệu quả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.