Blog

Các bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả

24/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 20.000 sản phẩm mới được tung ra thị trường. Thế nhưng, chỉ 15% trong số đó trở thành sản phẩm được chú ý cũng như có lượng khách hàng nhất định sau khi được ra mắt. Điều này đặt ra nghi vấn về sự hiệu quả của các chiến lược marketing được áp dụng với sản phẩm mới hiện nay. Vậy, các bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

1. Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Đối với các sản phẩm mới, chiến lược marketing có quan trọng hay không? Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi để có thể cho ra mắt một sản phẩm mới thì đó chính là quá trình nghiên cứu, tìm tòi của cả một tập thể doanh nghiệp. Bởi vậy mà ai cũng sẽ mong muốn sản phẩm mới được đón nhận cũng như mang lại doanh thu và lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp. Do đó mà chiến lược marketing chính là cách để sản phẩm mới có thể tiếp cận tốt hơn tới khách hàng và thị trường mục tiêu.

Ý nghĩa của chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Khi xây dựng và vận dụng thành công chiến lược marketing cho sản phẩm mới thì doanh nghiệp sẽ có thể nhận được những giá trị như sau:

- Tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn

Có một chiến lược marketing tốt sẽ là cách để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Việc sản phẩm mới có được biết đến và được bán ra nhiều hay không sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng biết tới sản phẩm nhiều hay ít. Nói cách khác thì chiến lược marketing chính là cầu nối giúp cho sản phẩm mới có thể đến gần hơn với khách hàng.

- Tăng khả năng bán hàng

Khi lượng khách hàng tiềm năng biết tới sản phẩm nhiều hơn thì khả năng bán hàng cũng sẽ cao hơn. Đây được xem là kết quả mang tính tất yếu trong việc thực hiện chiến lược marketing cho sản phẩm mới với việc làm cho nhiều khách hàng biết tới thương hiệu cũng như sản phẩm hơn.

- Nâng cao vị thế thương hiệu

Một sản phẩm mới khi gây được ấn tượng và hiệu ứng tốt với khách hàng thì sẽ giúp khách hàng biết tới thương hiệu nhiều hơn. Nhờ vậy mà việc ghi nhớ thương hiệu cũng dễ dàng hơn, mở ra cho doanh nghiệp cơ hội mang đến lợi nhuận cao hơn trong tương lai khi đã tạo được dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Nâng cao vị thế doanh nghiệp

2. Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Với ý nghĩa như trên thì việc xây dựng một chiến lược marketing hoàn chỉnh cho sản phẩm mới là điều rất cần được chú trọng. Và ngay sau đây sẽ là các bước để bạn có thể xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới.

2.1. Xác định thị trường mục tiêu

Bước đầu tiên mà các marketer cần thực hiện khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới là xác định thị trường mục tiêu. Bước này đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh sau này của sản phẩm. 

Thực tế thì một sản phẩm không thể đáp ứng cũng như làm thỏa mãn tất cả các đối tượng khách hàng, đặc biệt là khi họ không có nhu cầu. Vì thế mà việc phân khúc thị trường để tìm đến khách hàng tiềm năng sẽ là cách để sản phẩm có thể đến gần hơn với đúng đối tượng cần sử dụng.

Dựa vào quá trình phân tích nhân khẩu học thì doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tâm lý của khách hàng, hành vi mua sắm của họ. Từ đó đưa ra được cách thức tiếp cận phù hợp, hiệu quả hơn.

Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc tiếp theo cần phải thực hiện chính là nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh. Áp dụng cách phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ có thể xác định được vị thế của mình ở thời điểm hiện tại trên thị trường ra sao, các đối thủ của mình là ai và họ đã triển khai marketing như thế nào,...

Với việc biết được đối thủ của mình, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích kỹ hơn về các hoạt động truyền thông, quảng cáo của họ, các chiến lược marketing được xây dựng,... Thông qua đó có thể đánh giá lại chiến lược của mình và thực hiện điều chỉnh cần thiết để có một chiến lược marketing hoàn hảo cho một sản phẩm mới.

2.3. Đề ra mục tiêu cho sản phẩm mới

Khi phát triển và cho ra mắt một sản phẩm mới thì việc đề ra mục tiêu cũng là bước không thể thiếu. Trong khoảng vài năm tới thì doanh thu của sản phẩm sẽ là bao nhiêu, thị phần có được của sản phẩm mới như nào? Việc này sẽ giúp các marketer có thể định hướng đúng hơn trong chiến lược marketing được xây dựng cho sản phẩm mới.

Lưu ý là mục tiêu đề ra cần có tính thực tế và tính khả thi. Bởi nếu đưa ra mục tiêu viển vông thì chiến lược marketing sẽ khó để có thể xây dựng cũng như triển khai hiệu quả.

Đặt ra mục tiêu cụ thể

2.4. Lựa chọn kênh truyền thông

Đến bước này thì doanh nghiệp đã có cho mình một kế hoạch và một mục tiêu cụ thể. Việc tiếp theo đó chính là lựa chọn kênh truyền thông, công cụ sẽ mang truyền tải sản phẩm tới khách hàng mục tiêu đã xác định ở bước đầu tiên.

Hiện nay có rất nhiều kênh truyền thông khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn kênh nào sẽ phụ thuộc vào đối tượng cần tiếp nhận là ai. Như vậy thì mới có thể mang đến hiệu quả truyền thông một cách tốt nhất.

2.5. Xây dựng ngân sách marketing

Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp đều cần có sự dự trù về ngân sách, chi phí. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính trong các hoạt động thu, chi. Qua đó hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp hoạt động marketing được tối ưu cả về chi phí lẫn hiệu quả, tránh sự lãng phí không cần thiết.

2.6. Triển khai và theo dõi

Bước cuối cùng mà doanh nghiệp cần thực hiện là triển khai chiến lược marketing đã được xây dựng và thông qua. Cùng với đó chính là việc tiến hành theo dõi kết quả sau khi thực hiện marketing cho sản phẩm mới. 

Triển khai và theo dõi

Những điều mà doanh nghiệp cần chú ý trong giai đoạn này gồm có:

- Ý kiến và phản hồi của khách hàng về sản phẩm

- Đánh giá về mục tiêu đề ra với kết quả đạt được

- Đo lường hiệu quả và phương án điều chỉnh nếu cần thiết,..

3. Ví dụ về xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về marketing cho sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam chính là M.O.I Cosmetics của Hồ Ngọc Hà.

Đầu tiên, với việc xác định thị trường mục tiêu, Hà Hồ nhận thấy rõ sự ảnh hưởng của các thương hiệu son môi tầm trung ở thị trường Việt Nam là rất lớn. Ví dụ như 3CE, Bbia, Merzy,.... Vì vậy mà thị trường nữ ca sĩ hướng tới cũng là son môi tầm trung với đối tượng khách hàng chính là nữ giới từ 18 - 30 tuổi và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ thực tế

Bên cạnh đó, nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà cũng nhận thấy được các đối thủ của mình chủ yếu đến từ Hàn Quốc, nơi được mệnh danh là thánh đường mỹ phẩm với rất nhiều sản phẩm chăm sóc và trang điểm khuôn mặt. Vì thế mà cô đã quyết định xây dựng thương hiệu NỘI ĐỊA nhưng đạt tiêu chuẩn quốc tế khi bắt tay với các chuyên gia đến từ Hàn Quốc. Vừa đảm bảo về chất lượng, vừa phù hợp với phụ nữ Á Đông, lại đánh vào tâm lý hàng nội địa. Do vậy mà sản phẩm son môi đến từ M.O.I rất được mong chờ.

Một trong những điểm nhấn của M.O.I khi ra mắt sản phẩm son môi chính là chiến dịch truyền thông, quảng cáo với sự xuất hiện của các KOLs. Những KOLs này đều là nữ giới và họ làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có thành tựu nhất định trong công việc và sự tự chủ về tài chính. Thông điệp mà M.O.I muốn truyền tải đó chính là phụ nữ hiện đại không ngần ngại thể hiện chính mình cũng như luôn xuất hiện với sự tự tin, rạng ngời nhất.

Về đánh giá thì thông điệp này klhas hay khi phụ nữ hiện đại có xu hướng tâm lý khẳng định và thể hiện chính mình. Điều này đã giúp M.O.I nâng tầm thương hiệu khá tốt. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội để thiết lập kênh phân phối cũng giúp thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

Xâm nhập thị trường khá tốt đến từ M.O.I

Không những vậy, Hồ Ngọc Hà cũng tận dụng sự nổi tiếng và sự nghiệp của mình để marketing cho sản phẩm son môi mới. M.O.I xuất hiện khá nhiều trong các MV ca nhạc cũng như một số livestream của nữ ca sĩ.

Với những thông tin về kiến thức trên thì hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Từ đó bạn sẽ có những sự đề xuất, trải nghiệm để tìm ra yếu tố phù hợp nhất cho sản phẩm của mình khi tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu.

Chiến lược mở rộng thị trường là gì và khi triển khai cần lưu ý gì?

Chiến lược mở rộng thị trường là gì? Các bước triển khai chiến lược như thế nào? Khám phá ngay sau đây!

Chiến lược mở rộng thị trường là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023