Sinh viên mới ra trường chắc chắn sẽ cảm thấy “sốt ruột” muốn mau chóng tìm được công việc để thể hiện “thực lực” của bản thân. Vậy “bí quyết” nào để săn việc làm cho sinh viên mới ra trường, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Giai đoạn tìm việc có thể nói là giai đoạn khó khăn với bất kỳ ai. Bạn sẽ luôn muốn tìm một công việc phù hợp với khả năng của bản thân, nhận được mức lương, thưởng, đãi ngộ cao và thời gian làm việc phù hợp. Với những ai đang muốn chuyển đổi công việc thì công việc mới còn cần phải “ngon” hơn công việc cũ. Còn đối với sinh viên mới ra trường, những tiêu chí nào mà bạn cần cân nhắc? Và khó khăn bạn sẽ phải đối mặt trong quá trình tìm việc là gì?
Mỗi bạn sinh viên chắc chắn sẽ có những tư tưởng và mong muốn khác nhau về công việc sau khi ra trường. Nhưng chung quy lại, có một số mong muốn mà ta có thể thấy ở hầu hết các bạn sinh viên khi tìm kiếm một công việc ngay sau khi ra trường như:
+ Đúng chuyên ngành: Khi được làm việc đúng với chuyên ngành yêu thích, các bạn sinh viên có thể áp dụng được những kiến thức đã học được khi còn ở trường đại học vào công việc. Làm công việc mình yêu thích đồng thời cũng tạo cho các bạn rất nhiều hứng khởi, và động lực. Đây còn là công việc đầu tiên sau khi ra trường nên nó còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của bản thân mỗi người nữa.
+ Học hỏi được nhiều kinh nghiệm: Khi bắt tay vào làm việc, sinh viên mới ra trường luôn giữ cho mình trong tâm thế sẵn sàng học hỏi. Bởi vậy nếu họ gặp một người sếp tốt, đồng nghiệp giỏi thì họ có thể học hỏi và trau dồi thêm rất nhiều thứ trong giai đoạn này.
+ Lương thưởng tương xứng: Nếu như bạn chấp nhận làm việc không lương thì hãy chắc chắn rằng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp bạn đang làm việc cho là tập đoàn có tiếng tăm, sau một thời gian làm việc nhất định bạn sẽ có được vị trí công việc và mức đãi ngộ xứng đáng. Còn nếu bạn làm những công việc bình thường, ở những công ty bình thường thì cũng nên cân nhắc về mức lương, thường mình nhận được. Đừng quá tự ti về kinh nghiệm của bản thân mà chấp nhận những công việc với mức lương quá thấp mà bạn lại phải bỏ công sức rất nhiều trong quá trình làm việc, cũng không học hỏi được gì nhiều.
Sinh viên mới ra trường thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc hơn so với những người đã đi làm được 2-3 năm. Lý do tại sao lại vậy?
Lý do 1: Chưa có kinh nghiệm tìm việc
Đầu tiên, sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm tìm việc. Bạn chưa biết tìm việc làm ở đâu, lên các trang web việc làm, tham gia các hội nhóm Facebook nào để có thể thấy được những bài đăng tuyển dụng phù hợp. Bởi còn nhiều hạn chế trong sự lựa chọn nên bạn sẽ mất khá nhiều thời gian ứng tuyển, nộp CV, phỏng vấn, thậm chí thử việc rồi mới phát hiện ra công việc không hề giống như trong tưởng tượng của bạn.
Mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp của bạn cũng chưa được mở rộng. Chỉ một vài mối quan hệ trong trường Đại học sẽ không đủ để bạn có thể có được sự giới thiệu từ họ về một công việc ưng ý.
Lý do thứ hai: Chưa có kinh nghiệm làm việc
Có nhiều vị trí tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm làm việc, họ có thể đào tạo cho bạn sau đó. Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường sẽ xin việc vào những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm này, làm việc 1-2 năm để có thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Tuy vậy, với những bạn muốn tìm một công việc lương cao ở tập đoàn lớn ngay sau khi ra trường thì việc không có nhiều kinh nghiệm làm việc chính là yêu điểm khiến bạn không được nhà tuyển dụng coi trọng, đánh giá cao. Họ chắc chắn sẽ chọn những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hơn là chọn bạn để rồi họ phải mất rất nhiều thời gian đào tạo.
Lý do thứ ba: Chưa có nhiều mối quan hệ xã hội
Tùy từng vị trí tuyển dụng và ngành tuyển dụng mà doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn ứng viên đã có những mối quan hệ xã hội nhất định. Những mối quan hệ này sẽ giúp ích trong công việc, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác hoặc xây dựng được tập khách hàng cho công ty.
Một sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đồng thời, ít mối quan hệ xã hội cùng khiến sinh viên mới ra trường không nhận được nhiều sự tư vấn của người trong ngành, từ đó khả năng tiếp cận thông tin sẽ chậm hơn.
Sinh viên mới ra trường có thể sử dụng một số phương pháp sau để tìm việc: tìm qua các trang web việc làm, tìm qua các hội nhóm tuyển dụng trên Facebook, tìm trên website của các công ty.
+ Tìm việc làm trên các website tuyển dụng: hiện nay có rất nhiều trang web việc làm kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Thông tin về từng vị trí ứng tuyển trên cả nước sẽ được cập nhật hàng ngày nên bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất giữa rất nhiều sự lựa chọn như vậy. Hơn nữa, bạn còn có thể cv xin việc cho sinh viên mới ra trường trên các web việc làm, quá trình ứng tuyển vì thế cũng được rút ngắn hơn rất nhiều.
Một số trang web việc làm nổi tiếng hiện nay như: Vieclam123.vn, vieclam24h, topCV, Canavi.vn, Careerlink.vn,..
+ Sử dụng các mối quan hệ cũ: Bạn có thể tìm việc làm thông quan bạn bè người thân giới thiệu, hãy thử liên hệ với bạn bè hay người quen hồi thực tập của bạn để tăng cơ hội tìm việc làm cho mình.
+ Tìm việc làm qua các mạng xã hội: Hãy tận dụng mạng xã hội để tìm kiếm công việc ưng ý thay vì chỉ ngồi “lướt” những thứ không mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Hãy tham gia các nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội như facebook, Linkedin,... để tìm việc làm nhé/
+ Tìm việc trên website của các công ty: Nếu bạn đã “chú ý” tới một công ty nổi tiếng nào đó hoặc đã “ấp ủ” ước mơ được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, đúng chuyên ngành mình yêu thích thì có thể theo dõi website của công ty đó để nắm bắt được thông tin tuyển dụng một cách nhanh chóng.
+ Tham gia ngày hội việc làm: Hãy tham gia các chương trình ngày hội việc làm vì tại đây cũng có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
+ Tìm kiếm những việc làm thực tập: Khi vừa ra trường bạn có thể tìm việc làm thực tập hay ctv. Nếu làm tốt thì bạn có thể được cất nhắc làm nhân viên chính thức tại công ty.
Dưới đây là một số công việc hot cho sinh viên mới ra trường không yêu cầu nhiều kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo. Tùy theo lĩnh vực học mà bạn theo đuổi mà ngành nghề cũng có sự khác biệt. Vieclam123.vn chỉ nêu ra một số việc làm tiêu biểu mà phần đông các sinh viên mới ra trường đều lựa chọn mà thôi.
Khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể ứng tuyển ở một số vị trí như nhân viên Sale, nhân viên Digital Marketing, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên hành chính, văn phòng, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên tổ chức sự kiện,...
Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật có thể xin việc làm nhân viên kỹ thuật trong các công ty sản xuất, lắp ráp linh kiện, Những sản phẩm cơ khí, điện, điện tử ngày càng nhiều và trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống nên sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này cũng dễ dàng tìm được công việc đúng chuyên ngành.
Ngành y dược là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Thông thường, trong thời gian học tập các bạn có thể được điều đến nhiều bệnh viện lớn để làm thực tập sinh. Bởi vậy, cơ hội để bạn có thể làm việc tại bệnh viện đó sau quá trình thực tập là tương đối lớn.
Hoặc sau khi tốt nghiệp ngành y dược, bạn có thể xin việc làm điều dưỡng, y tá, nhân viên bán hàng trong các nhà thuốc,...
Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam là một ngành đang rất phát triển, vì vậy nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở ngành này vô cùng lớn. Là sinh viên mới ra trường nhưng cơ hội tìm kiếm công việc đúng ngành cũng vô cùng cao. Bạn có thể làm kỹ sư công nghệ thông tin, nhân viên quản trị mạng, nhân viên lập trình web,...trong các công ty, doanh nghiệp.
Nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông luôn ở mức cao. Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, bạn hoàn toàn có thể xin về các cơ sở gần nhà để tiện cho quá trình giảng dạy.
Việc học tập luôn được đề cao, các bậc phụ huynh luôn dành nhiều sự quan tâm cho con em mình. Giáo viên sư phạm còn có thể tìm được những công việc như gia sư tại nhà hoặc giảng viên tại các trung tâm tiếng Anh, trung tâm ôn luyện cho các kỹ thi quan trọng như thi trung học phổ thông quốc gia, thi IELTS, TOEIC. Sinh viên xuất sắc sau khi tốt nghiệp còn có cơ hội được giữ lại để làm giảng viên tại chính ngôi trường Đại học của mình.
4.1. “Chăm chút” vào CV của bạn
Bất kỳ ai khi đi xin việc cũng cần phải chăm chút vào CV của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc và thành tích đạt được chưa nhiều thì càng cần phải chú trọng vào các phần khác trong CV.
Hãy thể hiện sự chỉn chu, chuyên nghiệp của mình ngay trong cách viết CV, cách viết tiêu đề email, cách gửi thư xin việc,...Thái độ chính là điểm cộng của bạn, khiến nhà tuyển dụng suy nghĩ về việc cho bạn cơ hội nghề nghiệp.
Một CV sơ sài, nhiều lỗi chính tả, không thể hiện sự nhiệt thành, quan tâm tới vị trí công việc chắc chắn sẽ bị loại ngay từ đầu.
Khi mới ra trường, lời khuyên được đưa ra cho bạn là nên tìm một công ty danh tiếng và một người sếp tốt để làm việc cùng. Như vậy, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của bạn sẽ được mở rộng hơn, đồng thời cùng giúp bạn học hỏi được nhiều điều hữu ích.
Vậy làm thế nào để biết được công ty tốt và sếp tốt? Trước tiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty mình ứng tuyển thông qua các trang mạng xã hội, qua bạn bè, người thân,...Nếu không tìm được quá nhiều thông tin về sếp, đồng nghiệp làm việc cùng thì bạn sẽ mất một thời gian đầu làm việc để biết được “nội bộ” bên trong.
Nếu gặp phải một người sếp không tốt, bạn cảm thấy môi trường làm việc không phù hợp thì có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn với định hướng tương lai.
Bạn cần dành thời gian để xác định được bản thân thực sự muốn gì. Trong thời gian còn là sinh viên, hãy cố gắng tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, làm nhiều công việc part-time khác nhau để hiểu được bản thân mình, khám phá được chính mình.
Khi mới ra trường, hãy cố gắng tìm công việc tạo cho bạn cảm hứng. Khi có cảm hứng, cùng với sức trẻ và sự nhiệt huyết, bạn có thể gặt hái được nhiều thứ hữu ích hơn trong tương lai.
Với sinh viên mới ra trường, chỉ có một lời khuyên cho các bạn đó là “hãy dấn thân”, đừng “lười biếng”. Giai đoạn vừa mới ra trường là quãng thời gian bạn cảm thấy “ham muốn” được làm việc, trải nghiệm nhất. Đừng vì sự lười biếng của bản thân mà “trì hoãn” việc tìm kiếm một công việc phù hợp.
Nhiều bạn sẽ tự “nuông chiều” bản thân bằng những lý do như “vội gì, vừa mới ra trường”, “mới ra trường không có công việc là bình thường” mà lãng phí rất nhiều thời gian. Với tâm lý đó, càng ngày bạn sẽ càng trì trệ, và khi bạn vẫn đang trong “lốt” “sinh viên mới ra trường” thì bạn bè của bạn đã có 1-2 năm kinh nghiệm rồi.
Tâm lí của nhiều bạn sinh viên là cứ “rải CV” đi, gửi đơn ứng tuyển hàng trăm công việc thì sẽ có 10 công việc được nhận, sau đó được vài ba công việc vượt qua vòng phỏng vấn, rồi sẽ tha hồ lựa chọn công việc phù hợp nhất.
Tuy nhiên, bạn có chắc những công việc bạn gửi CV đi là công việc bạn yêu thích nhất, phù hợp nhất với bạn?
Việc gửi CV đi quá nhiều không những khiến bạn lãng phí thời gian mà còn làm cho bạn không có sự chuẩn bị kỹ với từng vị trí tuyển dụng. Vì vậy mà cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn của bạn cũng giảm xuống. Hãy chỉ gửi CV cho 3 vị trí công việc mà bạn thấy tốt nhất, sau đó chờ đợi nhà tuyển dụng và chuẩn bị thật kỹ cho vòng phỏng vấn. Việc này vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian, mà bạn lại có thể có công việc chất lượng, như ý.
Cùng điểm danh một số kiểu sinh viên với những tính cách dưới đây thì khả năng cao là THẤT NGHIỆP vì chẳng có một nhà tuyển dụng nào lại muốn có họ trong đội ngũ nhân sự của mình cả. Nếu bạn đang là một trong số những “kiểu” sinh viên dưới đây thì có thể nhìn nhận lại bản thân để thay đổi nhé.
Kiểu “sang chảnh” luôn chê bai công việc và muốn tìm công việc “xứng tầm”, không chấp nhận những công việc khó, khổ, lặt vặt, tầm thường.
Kiểu ảo tưởng sức mạnh tự cho rằng bản thân rất giỏi, doanh nghiệp cần phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng thì mới làm việc.
Kiểu lười biếng luôn muốn tìm công việc nhàn hạ, bình bình, việc nhẹ lương cao, nếu bỏ ra chút ít công sức đã nghĩ rằng mình bị bóc lột.
Kiểu thiếu thực tế luôn muốn tìm công việc tương xứng với khả năng, ổn định, trông chờ vào một ngày công việc tự tìm đến mình.
Kiểu “chém gió” phân tích rất nhiều lý thuyết nhưng kiến thức và hiểu biết thực tế thì hoàn toàn không có nên khi bắt tay vào làm việc không làm được trò trống gì.
Kiểu “đứng núi này trông núi nọ” làm việc ở công ty này nhưng lại luôn so sánh với bạn bè, ngóng trông vị trí khác vì vậy mà không làm tốt công việc hiện tại.
Kiểu “thụ động” thích kiểu cầm tay chỉ việc mà không tự mày mò, sáng tạo, chủ động trong công việc, không có chí tiến thủ, bảo gì làm đấy, không bảo không làm.
Kiểu “con cưng” là những bạn nhà có điều kiện, từ bé đã được chăm sóc, bảo bọc nên luôn cho rằng đi làm cũng cần phải được “che chở”, “nuông chiều” như vậy. Nếu có ai sai khiến họ làm việc thì sẽ tỏ ra bất mãn, khó chịu.
Kiểu “gà công nghiệp” nói về những bạn không biết bản thân thực sự muốn gì, ai nói gì nghe đấy, công việc của mình nhưng lại do người khác quyết định.
Nếu không chủ động thay đổi những tính cách như trên thì các bạn trẻ rất khó để tìm việc hoặc nếu có tìm được việc thì cũng không thể gắn bó lâu dài, trong tương lai khó có thể gặt hái được nhiều thành công.
Như vậy, trên đây là bí quyết tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường mà bạn có thể tham khảo để nhanh chóng tìm được công việc như ý. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin thật sự hữu ích.
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ