Blog

Vi phạm hình sự là gì và án phạt dành cho người vi phạm

24/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Vi phạm hình sự là trường hợp một cá nhân nào đó vi phạm pháp luật chẳng hạn như làm việc trái pháp luật, vi phạm nội quy mà luật nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên hình thức xử phạt dành cho vi phạm hình sự nghiêm trọng hơn so với các hành vi khác như thế nào? Vi phạm hình sự là gì, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

1. Giải thích khái niệm vi phạm hình sự

Xét về mặt lý thuyết thì vi phạm hình sự chính là những hành vi chủ động xâm phạm đến quan hệ pháp luật mà Luật Hình sự kiểm soát. Đồng thời các hành vi vi phạm hình sự thuộc pháp nhân thương mại hoặc xảy ra phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi chủ thể thực hiện hoặc không làm theo các quy định trong Luật Hình sự đã ban hành.

Do vậy mà các tính chất cũng như mức độ rủi ro trong xã hội của hành vi vi phạm pháp luật sẽ được phân chia bao gồm các loại sau đây:

- Vi phạm hành chính

- Vi phạm dân sự

- Vi phạm hình sự

- Vi phạm kỷ luật

Trong số những hành vi vi phạm này thì hành vi vi phạm hình sự sẽ được phân tích dựa trên hành động tạo ra sự nguy hiểm cho xã hội. Yếu tố này do những cá nhân có trách nhiệm hình sự đã thực hiện chủ động hoặc bị động. Cụ thể như sau:

- Giữ vững nền độc lập, chủ quyền cho sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

Khái niệm vi phạm hình sự

- Áp dụng chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng & an ninh cũng như trật tự an toàn xã hội.

- Đáp ứng mọi lợi ích hợp pháp của tổ chức đã đề ra

Tuy nhiên, các hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng sẽ được phân cấp thành các mức độ: từ thấp đến cao như sau:

- Vi phạm mang hệ quả ít nghiêm trọng

- Vi phạm mang hệ quả nghiêm trọng

- Vi phạm mang hệ quả rất nghiêm trọng

- Vi phạm mang hệ quả đặc biệt nghiêm trọng

2. Các yếu tố để bị kết tội thành tội phạm

2.1. Xét về mặt khách thể

Các yếu tố để quy tội thành tội phạm vi phạm hình sự về mặt khách thể sẽ bao gồm các quan hệ xã hội đã được pháp luật hình sự bảo kê như tài sản, tính mạng. Đồng thời cá nhân pháp nhân thương mại từng có hành vi đe doạ hoặc xâm hại đến quan hệ đó. Cụ thể, xét về mặt khác quan thì sẽ bao gồm:

- Những hành vi gây tác động nguy hiểm đến xã hội, cá nhân

- Thời gian và địa điểm phạm tội khi nào?

- Phạm tội với hình thức gì?

Mặt khách thể

- Phương tiện và công cụ tiến hành của tội phạm

- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi đó tác động nên

Bên cạnh đó các dấu hiệu trong hành vi gây nguy hiểm, rủi ro trong xã hội được xem là dấu hiệu bắt buộc dành cho mọi tội phạm. Yếu tố này thông thường sẽ được thể hiện với hình thức hành động hoặc không hành động. Chẳng hạn như:

- Đối với hình thức hành động: các hành vi giết  người, bạo hành gây thương tích, trộm cắp của cải hoặc những hành vi hiếp dâm, cưỡng bức, …

- Đối với hình thức không hành động: Cá nhân nào đó thấy tội phạm đang thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc đang bạo hành người khác mà không cứu giúp người đang ở trong tình huống gặp nguy hiểm nghiêm trọng liên quan đến tính mạng.

2.2. Xét về mặt chủ quan

Chủ quan là những yếu tổ thể hiện từ bên trong phần con của tội phạm bao gồm tâm lý, động cơ hành động, thái độ cũng như mọi hành vi có mục đích của tội phạm, … nói chung đều quy về lỗi của chủ thể (chủ động và bị động).

Mặt chủ quan

Các chủ thể thực hiện tội phạm gồm là các pháp nhân thương mại hoặc cá nhân có tội ác, là người đáp ứng đủ mọi điều kiện về trách nhiệm hình sự.

3. Phân biệt vi phạm hình sự và các loại vi phạm pháp luật khác

3.1. Xét về căn cứ pháp lý

Thông thường, những cá nhân vi phạm hình sự sẽ được căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015 để đưa ra phương án xử lý chính xác theo luật nhà nước. Còn đối với các hành vi vi phạm khác thì sẽ dựa trên quy định đã được ban hành tại các văn bản của nhiều ngành luật khác nhau như Luật Hành Chính, Bộ luật Dân sự, …

3.2. Xét về mức độ vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội

Về mức độ gây nguy hiểm của cá nhân vi phạm hình sự sẽ là những hành vi mang tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội hoặc, tổ chức hoặc cá nhân. 

Mức độ vi phạm

Tuy nhiên đối với các loại hành vi vi phạm khác mà không để lại quá nhiều ảnh hưởng đến sự nguy hiểm, tác động cho xã hội thì không được xem là tội phạm. Do vậy với trường hợp này cá nhân đó sẽ được xử lý với biện pháp khác nhẹ hơn. 

3.3. Xét về chế tài xử phạt

Các cá thể khi bị xét xử vi phạm hình sự thông thường sẽ bị xử lý bằng các chế tài hình sự như thể một số những biện pháp cưỡng chế vô cùng nghiêm khắc nhất như tử hình, tù chung thanh hoặc phạt tù có thời hạn, … 

Chế tài xử phạt

Đối với các tình huống vi phạm còn lại sẽ bị xử lý với những biện áp cưỡng chế hạn chế hơn so với vi phạm hình sự. Đồng thời phương án này sẽ không để lại án tích quá nặng.

4. Để khởi tố vụ án hình sự sẽ yêu cầu các yếu tố nào?

Để phân tích sâu hơn về các yếu tố quyết định cho vụ án khởi tố hình sự dựa theo quy định đã ban hành của pháp luật. Đầu tiên mọi người cần nắm được khái niệm của khởi tố là gì?

Khởi tố vụ án hình sự chính là giai đoạn khởi đầu cho quá trình tố cáo hình sự. Giai đoạn này rất quan trọng bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiếp nhận vụ án, xác minh thông tin vụ án về vấn đề tội phạm có dấu hiệu hay không để quyết định khởi tố hình sự.

Bên cạnh đó, quyết định khởi tố sẽ góp phần xác định tình trạng chấm dứt mọi hành vi tố tụng hình sự hoặc chuyển sang các giai đoạn tố tụng kế tiếp.

- Đầu tiên, khi một cá nhân nào đó phát hiện hành vi vi phạm có báo hiệu của kẻ tội phạm thì sẽ ngay lập tức báo ngay với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện tố giác cá nhân về hành vi vi phạm của tội phạm.

Các yếu tố khởi tố vụ án

- Thứ hai khi nhận được thông báo chính thức từ cơ quan, tổ chức, cá nhân về nhiệm vụ công việc ảnh hưởng đến dấu hiệu tội phạm với tổ chức có thẩm quyền. Đồng thời mọi thông tin liên quan đến tội phạm đều được xác định dựa trên phương tiện thông tin truyền thông.

- Thứ ba, chủ động đề nghị khởi tố đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức có thẩm quyền về vụ án. Tuy nhiên cần mang kèm theo chứng cứ, giấy tờ và tài liệu liên quan đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để họ phê duyệt, giải quyết cũng như xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin cơ bản về khái niệm vi phạm hình sự trong pháp luật  cũng như một số thông tin liên quan về vi phạm hình sự mà bạn đọc có thể tham khảo qua.

Hy vọng mọi thông tin, dữ liệu mà chúng tôi đã cung cấp về yếu tố vi phạm hình sự trong bài đọc này sẽ mang lại cho quý độc giả nhiều giá trị bổ ích. Tuy nhiên, độc giả đừng quên thường xuyên cập nhật các bài đọc mới được đăng tải mỗi ngày qua trang web của chúng tôi để tích luỹ được nhiều kiến thức hay về Luật bạn nhé.

Tìm hiểu thông tin chung về hình phạt án treo

Bên cạnh những thông tin về vi phạm hình sự, bạn đọc có thể tham khảo các quy định về án treo dưới đây.

Án treo là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023